Sunday, August 24, 2014

" HÀ THỦ Ô " HÌNH DÁNG - SỰ TÍCH - CÔNG DỤNG - SẮC ĐẸP ( Kim Chi Sưu Tầm )




Cây Hà Thủ Ô và Công Dụng / 8:32

Cặp rễ cây hà thủ ô có hình dáng nam nữ kỳ lạ

Điều thú vị nằm ở chỗ mặc dù nằm cách nhau 10km nhưng "cặp đôi" rễ cây này đều được phát hiện vào cùng một ngày tại huyện Đức An.

Sáng ngày 7 tháng 5 vừa qua, trong khi đang làm việc tại công trường khu vực Lưu Cảng, huyện Đức An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, ông Trương vô tình đào được một cây hà thủ ô có rễ hình như người phụ nữ đang chống cằm e thẹn. Với khuôn mặt rõ nét mắt, mũi, miệng, "người phụ nữ" chống cằm cao chừng 40cm và nặng 5,5kg này nhanh chóng gây sự chú ý cho mọi người xung quanh nơi đây.

Cặp rễ cây hà thủ ô có hình dáng nam nữ kỳ lạ - 1
Rễ cây hình dạng người phụ nữ chống cằm do ông Trương vô tình đào được.
Cặp rễ cây hà thủ ô có hình dáng nam nữ kỳ lạ - 2
Người phụ nữ ngồi với cặp "núi đôi" đặc trưng.
Cặp rễ cây hà thủ ô có hình dáng nam nữ kỳ lạ - 3
Đám rễ chùm trông như mái tóc dài thướt tha.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là trong cùng ngày này, cách đó 10km, một thầy lang tại thôn Lâm Tuyền, cũng trực thuộc huyện Đức An vô tình đào được cây hà thủ ô với cái rễ có hình thù một người đàn ông. Không chỉ đầy đủ chân tay, mặt mũi, "người đàn ông" này còn gây ấn tượng với bộ phận nam giới ... Chiếc rễ "người đàn ông" cao to hơn hẳn so với "người phụ nữ" với chiều cao gần 60cm và nặng tới 7,5kg.

Cặp rễ cây hà thủ ô có hình dáng nam nữ kỳ lạ - 4
Hình rễ thủ ô giống như người đàn ông
Ngay sau những hình ảnh của "cặp đôi" này được lan truyền trên các mạng xã hội, lập tức gây ra nhiều làn ý kiến trái chiều. Có những ý kiến cho rằng đây chính là "một cặp trời sinh", là sự sắp đặt kì diệu của tạo hóa nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng đây không thể là rễ cây tự nhiên, nghi ngờ rằng đây là công nghệ cấy ghép, ép khuôn rễ và là một trò lừa gạt.

Sự tích về Hà Thủ Ô 

 Hà Thủ Ô là một loại cây sống lâu năm, gốc dài khoảng 3 feet, thường kết đôi với một cây đồng lọai khác. Có một câu chuyện cảm động về nguồn gốc của cây Hà Thủ Ô như sau :



Đời nhà Đường có một thầy chùa tên Văn Tường. Một ngày nọ, sư gặp một ông già ở phía trước hang động Hoàng Nham. Ông già nói "Sư đã xuất hiện sau khi ẩn tu, tôi sẽ truyền cho ông một công thức bí mật."

Trong cùng thời gian đó, có một người đàn ông tên là Hà Điền Nhi đến từ Tuyền Châu. Ông đã già yếu, hay bị bệnh nhưng lại ham chè chén. Mặc dù đã 58 tuổi, ông vẫn còn độc thân. Một đêm, quá say rượu ông ngủ thiếp đi trong đồng vắng. Khi tỉnh dậy, ông thấy lọai cây lạ gắn chặt nhau từng cặp. Phải mất nhiều thời gian để tách chúng ra, nhưng sau đó chúng lại kết vào nhau một lần nữa. Ông lại tách chúng ra ba hay bốn lần nữa, ông rất ngạc nhiên sau mỗi lần tách ra chúng lại đan xen như cũ một lần nữa, vì vậy ông đào chúng lên và đưa về nhà.

Điền Nhi hỏi những người dân trong làng, nhưng không ai biết bất cứ điều gì về giống cây này. Ông phơi khô và bảo quản chúng. Sau đó một số dân làng nói với anh ta, "Bác đã già lại không có con, nhưng giống cây này ở lại quấn vào nhau ngay cả sau khi bị tách. Có thể đó là phép màu nào đó. Tại sao bác không thử ăn chúng đi và xem chúng giúp ích được gì không?". Vì vậy, ông già cắt nhỏ rễ và uống với rượu. Một vài tháng sau đó, ông cảm thấy tràn đầy năng lượng và bắt đầu có ham muốn tình dục. Chẳng bao lâu, ông muốn một người vợ và một gia đình. Điền Nhi lại đào thêm nhiều gốc cây và ăn chúng với rượu. Sau hai năm tất cả các bệnh của ông đều biến mất, tóc từ bạc chuyển thành đen nhánh, da dẻ tươi sáng và trẻ trung. Trong thời hạn mười năm, ông đã có một con trai và ông đổi tên của mình từ Hà Điền Nhi thành Can – Sire He.

Một ngày nọ, sư Văn Tường tìm gặp Can-Sire He và khuyên ông "Những cây này về đêm lại quấn vào nhau. Khi ông sử dụng chúng, có thể sống tới 160 tuổi. Sư Phụ tôi đã chỉ bài thuốc này cho bần tăng. Nếu bần tăng sử dụng bài thuốc này, bần tăng có thể có con, nhưng vì bần tăng là một người tu hành nên thích sống một cuộc đời bình lặng. Một cặp cây có thể giúp người ta hưng phấn. Mà người tu hành như bần tăng không bao giờ cầu bất cứ điều gì như thế. Vì ông tìm ra chúng trong một hoàn cảnh đặc biệt, có nghĩa rằng chúng giành cho ông. Đó là ý của Thương Đế. "
Sau đó, Can-Sire hiểu ra rằng một bộ rễ là một gia đình và qua đó chúng sản sinh ra từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con trai của ông (Xiounen) cũng theo bước cha mình và cả hai đều sống tới hơn 160 tuổi. Con trai của Xiounen là Hà Thủ Ô cũng dùng lọai cây đó và sống được hơn 130 tuổi. Mặc dù khi sống hơn trăm tuổi, tóc của tất cả vẫn đen nhánh cho tới ngày qua đời. (Vì Hà Thủ Ô hay đem giống cây này cho bà con, hàng xóm sử dụng nên người ta gọi nó là Hà Thủ Ô).

Hà Thủ Ô còn được gọi là giao đằng, dạ hợp. Nó có giống đực và cái: giống đực màu vàng-trắng, giống cái là màu vàng-đỏ. Chúng giao phối vào ban đêm và được thu hoạch từ cuối xuân đến giữa mùa hè hoặc đầu thu. Các củ rễ của cây này có thể có các hình dạng khác nhau, từ giống người cho đến giống con rùa. Củ của cây được coi là một loại thuốc tốt để tăng cường sinh lực, đen tóc, cải thiện làn da, và cung cấp lợi ích lâu dài như phát triển cơ xương, gân cốt,tăng tuổi thọ và nhiều lợi ích khác nữa. (Trích tập 18 Li Wen Gong)


Một nông dân ở Shichuan tên Zhen Deshun đào được một gốc Hà Thủ Ô ngày 22 tháng 10 năm 2009. Nó dài khoảng 620 mm, nặng 5,8 kg



Kiểm tra : một chất nhựa chảy ra từ lát cắt

CÔNG DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô ĐỎ

Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi là giao đằng, dạ hợp, địạ tinh. Tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, thuộc họ rau răm Polygonaceae.


Hà thủ ô đỏ, tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb -

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, Hà thủ ô có tên gọi là giao đằng , da hợp vì dây leo xoắn vào nhau, và điều này bắt nguồn từ một nhân vật lịch sử có tên gọi là Điền Nhi. Tương truyền, nhân vật Điền Nhi là người có sức khỏe yếu ớt và hiếm muộn con, khi quan sát một dây leo lạ, cành lá quấn vào nhau, và nghe theo lời của một ông già, ông đào củ cây lạ, sắc mà uống . Uống suốt một năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con trai và sống rất thọ. Dây leo lạ mà nhân vật Điền Nhi dùng là dây Hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô là cây vị thuốc và có hai loại: đỏ và trắng. Hà thủ ô đỏ là vị đúng, được Trung Quốc , Nhật Bản coi là vị thuốc chính. Hà thủ ô trắng thường gọi là nam hà thủ ô.
Hà thủ ô là một loại dây leo, sống nhiều năm. Thân mọc xoắn vào nhau, củ dài, màu đo đỏ. Phiến lá hình tim, gân lá xuất phát từ đáy, không lông, không tơ. Hoa màu trắng nhỏ, mọc thành chùm trên thân.

1. Cộng dụng chữa bệnh của Hà thủ ô

Hà thủ ô là cây vị thuốc dân gian làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc. Đối với phụ nữ, hà thủ ô được dùng chữa các bệnh sau khi sinh, các bệnh xích bạch đới ( Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi)
Nhiều nghiên cứu đã công nhận, hà thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm. Chúng còn được dùng để chữa đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hà thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu.

2. Những đơn thuốc có Hà thủ ô phổ cập ( Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

2.1 Đơn thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược, ăn uống kém tiêu
10g hà thủ ô, 5g đại táo ( táo đen Trung Quốc), 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước. Sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
2.2 Đơn thuốc dùng hà thủ ô làm đen râu tóc, khỏe gân cốt, bền tinh khí, sống lâu
- Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, mỗi thứ 600g ngâm nước vo gạo 4 đêm ngày, cạo bỏ vỏ, dùng đậu đen đãi sạch rồi cho Hà thủ ô vào chõ: Một lượt Hà thủ ô, một lượt đậu đen bắc lên bếp đồ chín đậu đen, đem bỏ đậu, lấy Hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ, làm như vậy 9 lần. Cuối cùng lấy Hà thủ ô phơi khô và tán bột.
- Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ một lượt thuốc, một lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen trộn với bột làm thành viên 0,50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc.
- Hà thủ ô cạo vỏ, thái mỏng phơi cho khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.
Ngoài rễ củ Hà thủ ô, người ta còn dùng lá và cành Hà thủ ô, đun nước tắm và rửa để chữa các chứng lở ngứa, liều lượng tùy tiện. có thể phối hợp nấu với lá ngải.

3. Cách gây trồng, thu hoạch và bảo quản Hà thủ ô

Hà thủ ô thường mọc hoang và được thu hái trong tự nhiên. Có thể gây trồng bằng dây hay bằng hạt. Sau 4-5 năm trở lên mới có thể thu hoạch.
Thu hoạch Hà thủ ô trong tự nhiên thường tiến hành vào mùa thu hay mùa xuân, mùa thu thường tốt hơn.
Hà thủ ô đào về sạch, bổ đôi hay bổ tư, đồ rồi phơi khô, có nơi không đồ mà phơi ngay, muốn có Hà thủ ô miếng thì lúc hái về còn tươi, đem thái ngay, đồ chín rồi phơi.


   Hà thủ ô- Bí quyết làm đẹp của Á hậu 90 tuổi

Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Bộ phận dùng của Hà thủ ô đỏ là phần củ, thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.

Bà Liên quả quyết, nhờ uống nước Hà thủ ô thường xuyên mà dù đã gần 90 tuổi, da dẻ bà vẫn hồng hào, sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Đó là thứ lộc rừng đã mang lại sức khỏe để bà hưởng niềm hạnh phúc được vui sống cùng cháu con như hiện tại…

Đẹp và dẻo dai qua hai thế kỉ
Hoàng Thị Liên là đoạt danh hiệu Á hậu trong cuộc thi xứ Mường năm 1942. Năm nay, bà Liên đã ở vào tuổi gần 90. Cô Á hậu xinh đẹp năm xưa nay đã là một bà lão, vui sống hạnh phúc cùng con cháu tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Kể về kỉ niệm trong quá khứ, bà Liên : “Quê gốc của tôi chính thực tại Vệ An, Cổng Hậu, Bắc Ninh. Bố tôi là ông giáo, cả gia đình họ nội tôi đều làm nghề dạy học. Năm 1926, khi tôi 2 tuổi, mẹ và tôi theo bố lên Hoà Bình dạy học. Tôi sống ở Hòa Bình, cụ thể là ở huyện Lương Sơn từ bấy đến nay”.
Vốn là người ở nơi khác đến, không phải là con cái nhà Lang nhưng bà Hoàng Thị Liên được bố mẹ cho học văn hóa, học tiếng Pháp. Với bà Liên, mẹ chính là người mà bà yêu kính nhất. Bà kể, năm bà lên 3 thì bố đột ngột qua đời.

Á hậu Hoàng thị Liên năm xưa
Á hậu Hoàng Thị Liên năm xưa
Là một người ở nơi khác đến nhưng khi chồng mất, mẹ bà vẫn vững vàng ở vậy, làm ăn sinh sống và khôn lớn. Bà cho rằng mình là thật may mắn vì được sống no đủ, vui vẻ bởi sự tảo tần và tình thương yêu trọn vẹn của mẹ.
Vào đầu mùa xuân năm 1942, thiếu nữ Hoàng Thị Liên khi đó vừa tròn 17 tuổi, được sự khích lệ của gia đình đã tham dự cuộc thi Hoa hậu xứ Mường. Năm đó, thiếu nữ Hoàng Thị Liên giành giải Á hậu (đứng sau hoa hậu Đinh Thị Nụ, vốn là người Mường gốc) vì cô vốn là người gốc Kinh bắc.
Ôn lại kỉ niệm cũ, bà Hoàng Thị Liên vẫn nhớ rõ cảm xúc lâng lâng khi được xướng tên và nhận phần thưởng là một tấm lụa và một chiếc vòng mạ vàng.
Sau cuộc thi, bà Liên tiếp tục cùng cha mẹ tiếp tục công việc, sống cuộc sống bình thường của một sơn nữ nơi đất Mường Lương Sơn. Người đẹp Mường của hai cuộc thi nổi danh toàn cõi Đông Dương lúc bấy giờ đã lần lượt khuất núi, bà là người cuối cùng trong số họ còn sống.
Đi qua hai thế kỉ với sự biến thiên của thời cuộc, bà thầm cảm tạ trời đất đã cho mình được một cuộc sống hạnh phúc, một sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn.
Từ chối mọi lời cầu hôn của con cái nhà Lang trong và ngoài vùng, năm 20 tuổi, Á hậu Hoàng Thị Liên kết duyên với một bác sĩ ở bệnh viện tỉnh, người trước đây là học trò của cha mình. Trong những năm tháng hạnh phúc, bà sinh hạ được 7 người con.
Các con của bà đều đã khôn lớn, trưởng thành. Gia sản, cái được lớn nhất trong cuộc đời vị Á hậu sắc hương là khi tuổi cao, được vui sống hạnh phúc bên 7 người con và hàng chục người cháu, chắt của mình. Tuổi gần 90 nhưng bà Liên vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn.
Hòa Bình với bà đã là một quê hương thứ hai, nơi không chỉ lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ mà còn là mảnh đất cùng , gắn bó, cho bà niềm hạnh phúc của hiện tại.
Khi được hỏi về bí quyết nào giúp bà giữ được vẻ đẹp, sức khỏe và sự minh mẫn cho mình và những người con, cháu “đẹp như tranh”, bà Liên cho biết: “Là nhờ từ cây rừng thôi”.
Bí quyết giúp tóc đen, da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn



Cụ bà Hoàng Thị Liên ngày nay

Nhắc tới Hòa Bình, trong tiềm thức không ít người vẫn cho rằng đó là một vùng đất rừng thiêng nước độc, rất khó sống. Nhưng với những người đã sống, gắn bó với mảnh đất này như bà Liên lại không phải như vậy.
Với họ thì chính khí thiêng núi rừng, sông núi, cỏ cây nơi đây đã tạc nên vẻ đẹp huyền thoại, làm say đắm hồn người. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây, đặc biệt là cho những người con gái nhiều dược liệu quý của núi rừng để làm đẹp.
Bà Liên kể lại: “Ngày còn bé, tôi thấy mẹ mỗi lần đi chợ về lại mang theo rất nhiều loại cây rừng cho con gái gội đầu và đun nước tắm.
Ban đầu chỉ với suy nghĩ để chống lại bệnh tật nơi “sơn lam chướng khí”, thế nhưng không chỉ phòng chữa bệnh mà những loài cây này còn có làm cho mái tóc của con gái thêm đen mượt, làn da càng thêm trắng”.
Đến bây giờ tôi vẫn bắt chước mẹ, truyền lại cho con cháu những bài thuốc đó như những bảo bối gia truyền rất đơn giản, hiệu quả, dễ mua ở các hiệu thuốc Đông y.
Dược liệu quý mà bà nhắc đến ở đây chính là sử dụng cây, hạt Hà thủ ô để đun nước uống thường xuyên. Hà thủ ô là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm.
Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Bộ phận dùng của hà thủ ô đỏ là phần rễ phình lên thành củ (trông giống củ ), thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.
Tây y cũng đã có nghiên cứu khoa học thừa nhận công dụng của Hà thủ ô có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ.
Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc Hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn Hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Bà Liên nói, nếu là Hà thủ ô đã qua sơ chế, mua ở hiệu thuốc đông y về thì chỉ việc rửa sạch, đun uống thay nước hàng ngày. Hơn nữa, cây Hà thủ ô rất dễ kiếm tìm. Người Mường vùng núi thường vào rừng  đào cây Hà thủ ô vào mùa thu hoặc mùa xuân, lấy cả rễ, thân và lá, không bỏ một phần nào.
Gặp cây có hạt thì quý nhất. Phần rễ và thân được thái nhỏ, phơi khô (hoặc sao vàng, hạ thổ) rồi sau đó rửa sạch, đun nước uống thường xuyên (chỉ trừ với người bị bệnh đi ngoài).
Bà Liên quả quyết, nhờ uống nước Hà thủ ô thường xuyên mà dù đã gần 90 tuổi, da dẻ bà vẫn hồng hào, sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Đó là thứ lộc rừng đã mang lại sức khỏe để bà hưởng niềm hạnh phúc được vui sống cùng cháu con  như hiện tại.
Ngoài uống nước Hà thủ ô, bà Liên còn chia sẻ: ăn uống cũng phải hết sức giữ gìn, khoa học. Dù lúc khó khăn nhất hay lúc gia đình buôn bán khá giả, bà vẫn sống cuộc sống giản dị, ăn uống đầy đủ.
Trong bữa ăn thường ngày, bà không dùng nhiều thịt cá, thường sử dụng rau sắng (một loại rau rừng), uống nước hạt Hà thủ ô. Công dụng của Hà thủ ô cùng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lí đã giúp bà qua 7 lần sinh nở vẫn đẹp và mạnh khỏe.
Tới thăm nhà bà tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, bạn hẳn không khỏi xuýt xoa trước hình ảnh một bà cụ gần 90 tuổi vẫn giữ được sức khỏe, đầu óc minh mẫn và tinh thần luôn vui vẻ. Cây cỏ thiên nhiên khi biết sử dụng hợp lí thức sự đã làm nên những điều kì diệu.