Sunday, May 4, 2014

" TỨ DANH " NHẠC SĨ - NGHỆ SĨ - QUÊ Ở SÓC TRĂNG ( Kim Chi Sưu Tầm )
















NHẠC SĨ THANH SƠN




PHỎNG VẤN THANH SƠN ../ 8:04


Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thiệt là Lê Văn Thiện, sanh năm 1938, gia đình có tới 12 anh chị em, Lê Văn Thiện là người con thứ 10. Tuổi thơ của ông rất cơ cực và phải theo gia đình dọn nhà di chuyển nhiều tỉnh. Thuở nhỏ theo học trường Nam Tiểu Học Sóc Trăng, rồi trung học Phụ Huynh Học Sinh - sau đổi tên là Hoàng Diệu, Sóc Trăng. Anh vốn mê ca hát, và có cơ duyên học nhạc với thầy nhạc Võ Ðức Phấn (có vợ Sóc Trăng), em út của nhạc sĩ Võ Ðức Thu.
Vì có máu mê ca hát, và vì gia đình nghèo mà nghiệp sách đèn của Lê Văn Thiện không tới nơi tới chốn: Trợt vỏ chuối hai lần thi trung học đệ nhứt cấp. Năm 1955, thầy Phấn dạy nhạc qua đời, Thiện bỏ Sóc Trăng lên Sài Gòn kiếm sống, và theo học lớp nhạc của nhạc sĩ Lê Thương. Công việc của ông thời đó là chép và kẻ khung nhạc.
Tại đất Sài Gòn hoa lệ, Lê Văn Thiện sống bằng nghề làm gia nhân cho ông chủ là giám đốc công ty Dầu Lửa Quốc Gia với đồng lương lúc đó là 150 đồng/tháng, và duyên cũng đưa đẩy anh đến với nhạc sĩ Lam Phương, người mà anh coi như thần tượng của mình.
Năm 1959 khi đài phát thanh Sài Gòn ra thông cáo tuyển lựa ca sĩ, Lê Văn Thiện ghi tên tham dự với bài hát Chiều Tàn của nhạc sĩ Lam Phương. Thí sinh Lê Văn Thiện sinh ngày 1-5-1938 quê quán Sóc Trăng, nghệ danh Thanh Sơn, đoạt giải nhứt. Lê Văn Thiện nhớ mãi giải thưởng anh nhận được là một chiếc radio và cây đàn guitare. Ban giám khảo gồm các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Võ Ðức Thu, Nghiêm Phú Phi. Chánh chủ khảo là nhạc sĩ Thẩm Oánh.
Từ đó, Thanh Sơn dấn thân vào nghiệp ca sĩ, khởi đầu đi hát trong ban nhạc Tiếng tơ đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng và hát cho đài phát thanh Sài Gòn.

Người thầy dẫn dắt anh là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, bấy giờ Hoàng Thi Thơ là trưởng Ðoàn Văn Nghệ Việt Nam. Năm 1962 Thanh Sơn cho ra bài Lưu Bút Ngày Xanh, được công chúng hoan nghênh.
Năm sau, năm 1963, Thanh Sơn bỏ hẳn nghiệp ca hát để chuyển sang sáng tác chuyên nghiệp. Riêng về bài hát học trò, tới nay anh đã viết có hơn 200 bài. Với Thanh Sơn, đó là thời gian rất đẹp. Thanh Sơn viết về học trò như viết cho chính mình, viết để nuối tiếc thời thơ ấu, vì nhà nghèo phải bỏ học! Nổi tiếng nhất trong đề tài áo trắng của ông là các ca khúc: Tình Học Sinh, Ba Tháng Tạ Từ, Lưu Bút Ngày Xanh, Hạ Buồn và nhứt là Nỗi Buồn Hoa Phượng.



Thanh Sơn đã viết khoảng gần 500 bài với rất nhiều bài nổi tiếng. Nhạc của ông mang đậm nét miền Nam, chứa đựng trong đó đầy tình yêu và tâm huyết với quê hương, với kỷ niệm học đường. Gia tài ca khúc của Thanh Sơn - hơn 500 bài hát, 2/3 trong đó là những ca khúc viết về quê hương, về con người Sông Tiền Sông Hậu.
Những tác phẩm của Thanh Sơn đã góp phần quan trọng cho nền âm nhạc Việt Nam.
Kể về cuộc tình thật đẹp làm nên chất liệu da diết cho ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng, Thanh Sơn nói: “Tôi tìm thấy cảm xúc bởi sắc màu đỏ thắm của hoa phượng mỗi khi hè về. Bài hát này tôi viết về một cuộc tình học sinh rất đẹp. Lời chia tay của cô bạn gái cùng trường đã khiến tôi xao xuyến, bâng khuâng. Dường như màu hoa phượng như những giọt máu đỏ tươi minh chứng một cuộc tình chung thủy”.
Lời ca của Thanh Sơn: “Mỗi năm đến Hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, phút gần gũi nhau mất rồi, tạ từ là hết người ơi”; Cũng như lời ca của Anh Việt Thu “Dòng An Giang sông sâu nước biếc, dòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn... Dòng An Giang đáy nước in sâu, nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa, nắng vẫn chiếu trên làn nước nhấp nhô... Ðây những người thôn nữ xinh duyên dáng chuyền tay dắt nhau múc mấy vầng trăng đổ đi...”; Và như lời ca của Y Vân: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào, lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng, mẹ yêu...”.

Lời ca và giai điệu đơn sơ, chơn thật của bài Nỗi Buồn Hoa Phượng khác nào bài Dòng An Giang, bài Lòng Mẹ cho đến bây giờ vẫn làm hàng triệu trái tim người Việt Nam chúng ta xao xuyến... và không gì thay thế được.

NHẠC SĨ TRƯỜNG HẢI








PHỎNG VẤN TRƯỜNG HẢI / 10:36





Trường Hải bước vào sinh hoạt âm nhạc vào thập niên 60. Ông là 

người miền nam (sinh quán tại Sóc Trăng). Ðóng góp của ông cho 

làng âm nhạc Việt Nam phong phú và đa dạng.Trường Hải khởi 

đầu 

sự nghiệp là một ca sĩ hát tại các phòng trà, Một thời gian sau ông 

bước vào lãnh vực sáng tác nhạc, nhiều tác phẩm của ông như 

“Tình Ca Người Ði Biển”, “Ai ?”, “Những Chiều Không Có Em” …
 rất được yêu thích một thời.Bài “Tình Ca Người Ði Biển” của 

Trường Hải đã thành công tới mức nhiều người tưởng tác giả là 

nhạc sĩ hải quân, thật ra trước ’75 Trường Hải phục vụ trong quân 

đội ở ngành Quân Cụ. Khi phong trào làm băng nhạc thịnh hành, 

ông thực hiện và sản xuất loạt băng nhạc “Trường Hải” với những 

ca sĩ tên tuổi lẫy lừng nhất thời bấy giờ (rất may là nhiều cuộn 

băng 

còn được giữ và lưu truyền đến ngày nay) . Sau khi sang Hoa Kỳ, 

ông vẫn còn tiếp tục ca hát và thực hiện thu âm những chương 

trình 

“Trường Hải” với những ca sĩ ở hải ngoại. Ngoài ra ông còn phát 

hành một loạt mười mấy tuyển tập “Nhạc Việt Nam”. Gần đây 

nhất 

ông cho trình làng tập nhạc "Trường Hải Tác Giả Của 122 Ca 

Khúc" với một CD kèm theo với tiếng hát của chính tác giả cùng 

nhiều ca sĩ khác.Những tác phẩm tiêu biểu:- Xuân Này Anh Chưa 

Về- Tình Ca Người Đi Biển- Bên Bờ Long Beach- Dễ Thương- Khi 

Em Đến- MiMoSa- Những Cánh Hoa Dù- Những Chiều Không Có 

Em- Những Khoảng Trời Xanh ... 




                                                   CA NHẠC SĨ TRƯỜNG HẢI



NGHỆ SĨ HỮU PHƯỚC






TUYỆT TÌNH CA - HỮU PHƯỚC .. TRÍCH ĐOẠN / 17:53

Hữu Phước khởi nghiệp cầm ca từ năm 1954, được ông Trần Hữu Lương, tức nhạc sĩ Mười Lương [chồng của nữ danh ca Năm Cần Thơ] dạy ca và đặt cho nghệ danh Hữu Phước.

Cha là ông Trưởng Tòa Trần Quang Cảnh, nhạc sĩ cổ nhạc đờn vĩ cầm, thân mẫu là bà Tám Kiều, một nữ nghệ sĩ trong gánh hát Thầy Thuốc Minh ở Sóc Trăng.
Cố nghệ sĩ Hữu Phước tên thật là Henry Trần Quang, sanh năm 1932 tại quận Châu Thành tỉnh Sóc Trăng.
Nhạc sĩ Mười Lương dẫn Hữu Phước đến quán ca nhạc Họa Mi của cô Năm Cần Thơ để ca vọng cổ và cổ nhạc. Hữu Phước đã ru hồn biết bao khách mộ điệu và được chủ của các hãng dĩa Hoành Sơn, Hồng Hoa, Tứ Hải tranh nhau mời thu dĩa hát.
Hữu Phước nổi danh qua các dĩa hát thu đầu tay như Mặt Trận Ái Tình của soạn giả Thu An, dĩa Tình Huynh Đệ và bộ dĩa Tỉnh Mộng, dĩa Đội Gạo Đường Xa, Gánh Nước Đêm Trăng, Tàu Đêm Năm Cũ, Đời Vũ Nữ, Tình Là Giây Oan của các tác giả Viễn Châu, Kiên Giang, Quy Sắc làm tăng thêm danh tiếng của danh ca Hữu Phước.
Danh vị trong làng dĩa nhựa của Hữu Phước lên cao, vượt qua các danh ca cùng thời ... Hữu Phước có giọng ca thật rõ ràng, âm sắc đẹp, đậm chất bi ai, nghe sâu lắng mượt mà. Giọng ngâm thơ ngọt như mật, êm như nhung như tơ.
Hữu Phước có biệt tài sắp chữ ca, làm nổi bật từng ý từng lời, anh ca vuốt nhẹ khi đến chữ Hò vô vọng cổ, tiếng ca như quyện chặt vào tiếng đàn, nghe thật êm tai, thật mùi.


Trong lòng câu ca, với một làn hơi dài, Hữu Phước chạy lả lướt với tốc độ ca dồn chữ, từng đợt từng đợt như những lượn sóng triền miên xô đưổi nhau, một kỹ thuật ca khiến cho người nghe có cảm giác là Hữu Phước bất chấp cả nhịp nhàng, bất chấp trường canh. Khán giả luôn e sợ Hữu Phước sẽ hụt hơi hoặc ca rớt, nhưng không, trăm lần như một, khi đến dứt câu ca thì Hữu Phước dứt câu rất đúng nhịp và còn có một làn hơi ngân dài, nhỏ dần, nhỏ dần rồi như tan biến vào không gian vô tận.

Lối ca của Hữu Phước không chỉ là một kỹ thuật ca điêu luyện, nhịp nhàng vững chắc mà còn có khả năng chuyển tải nội dung bài ca một cách xúc động nhất đến cho khán giả thưởng thức.


Hữu Phước đã được Giải thưởng Thanh Tâm tặng huy chương vàng Diễn Viên xuất sắc nhất năm 1966 qua vai bác sĩ Vũ trong tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương. Hữu Phước cũng được báo chí kịch trường tặng cho mỹ hiệu Giọng Ca Vàng và là một trong các nghệ sĩ danh ca được các bầu gánh hát, các chũ hãng dĩa ký contraCK với số tiền cao nhất.


NGHỆ SĨ THÀNH ĐƯỢC






PHỎNG VẤN THÀNH ĐƯỢC ../12:39


Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được sanh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ là phú nông, có ruộng vườn tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách.
Thành Được học xong Tiểu học tại huyện Kế Sách, anh theo cậu ruột của anh là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. Gánh Thanh Cần là một gánh hát trung ban, chuyên diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ; Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, lại được diễn trên sân khấu nhà nên nhanh chóng trở thành kép chánh, được khán giả Hậu Giang ái mộ.
Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh : Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã phần hùn, giải tán đoàn cải lương Kim Thanh – Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh, thành lập đoàn Thúy Nga – Phước Trọng, mời nghệ sĩ Thành Được làm kép chánh với contrat 150.000 đồng trong hai năm. Vở tuồng khai trương của đoàn cải lương Thúy Nga Phước Trọng là vở Ngưu Lang – Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang, Thành Được thủ vai Ngưu Lang, nữ nghệ sĩ Bích Sơn vai Chức Nữ, vở tuồng chỉ đạt được sự thành công tương đối. Sau đó, đoàn Thúy Nga – Phước Trọng trình diễn vở cải lương hương xa (Nhựt Bổn) ”Khi Hoa Anh Đào Nở” của Hà Triều Hoa Phượng, với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn. Vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở đã thành công lớn về mặt nghệ thuật lẫn tài chánh.
Lúc đó, các phim hát bóng Địa Ngục Môn, Người Phu Xe của Nhựt, đang rất được khán giả ưa thích, nên sân khấu cải lương diễn tuồng Nhựt : Khi Hoa Anh Đào Nở, Đợi Anh Mùa Lá Rụng, Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng, cũng rất ăn khách vì đáp ứng được sở thích của khán giả.
Hồi đó, trong sinh hoạt cải lương, giới báo chí kịch trường mệnh danh sự thành công của đoàn cải lương Thúy Nga – Phước Trọng là một ”hiện tượng” đặc biệt đáng ghi nhớ. Trước nhứt là hai soạn giả trẻ Hà Triều – Hoa Phượng, mới có đôi ba tác phẩm đầu tay, đã thành công rực rở với vở ”Khi Hoa Anh Đào Nở”. Hiện tượng thứ hai là sự xuất hiện của kép trẻ Thành Được, một giọng ca thiên phú, một lối diễn xuất chửng chạc, một nghệ sĩ kế thừa phong cách diễn xuất ”Đẹp và Thật” của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu. Thêm nữa, những năm từ 1955 đến 1968, có nhiều soạn giả tài danh như Hà Triều Hoa Phương, Thiếu Linh, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Qui Sắc, Hoàng Khâm, Thu An… Những soạn giả mới nầy khai thác khả năng ca của các nghệ sĩ trẻ mới nổi lên, tạo ra một lớp diễn viên mới với phong cách diễn xuất tươi mướt hơn, với lối ca vọng cổ quyến rũ hơn lớp nghệ sĩ đàn anh trước kia


Ba diễn viên ăn khách nhất lúc bấy giờ là các nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được và Hùng Cường. Trong bộ ba Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường thì Thành Được có giọng ca truyền cảm tuy kém hơn Hữu Phước một chút nhưng hơn hẳn Hùng Cường; về sắc vóc thì Thành Được đẹp trai hơn Hữu Phước. Hai diễn viên có giọng ca vàng nầy đều có khả năng hơn Hùng Cường về ca, diễn và có nhiều thuận lợi hơn vì được nhiều soạn giả tài danh đương thời cung ứng tuồng tích, giúp cho Hữu Phước và Thành Được nhiều cơ hội biểu dương tài ca diễn của mình.
Ký giả Nguyễn Ang Ca, tức soạn giả Ngọc Huyền Lan tặng biệt danh “Giọng ca vàng” cho Hữu Phước và tặng biệt danh “kép hát thượng thặng” cho Thành Được. Sau khi rã phần hùn với gánh Kim Thanh – Út Trà Ôn, năm 1957, bà Kim Chưởng tách riêng ra lập gánh hát Hoa Anh Đào – Kim Chưởng, bà bầu Kim Chưởng ký hợp đồng với nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan và kép chánh Thành Được. Bà Bầu Kim Chưởng xuất thân từ gánh hát Bầu Bòn, học nghệ có căn bản, lại là nữ diễn viên tài danh qua nhiều đoàn hát lớn nên khi bà lập gánh hát thì bà đích thân tập luyện, chỉ dạy cho nghệ sĩ trong đoàn của bà theo phong cách ca, diễn mà bản thân của bà đã được học hỏi trước đó.


Thành Được, Út Bạch Lan được cái may mắn khi mới bước chân vào nghề hát, đã được danh sư Kim Chưởng chỉ dạy. Đoàn Kim Chưởng nổi danh là ”Anh Hùng Lưu Diễn” với các diễn viên giỏi tay nghề như Thành Được, Út Bạch Lan, Kim Nên, Mộng Thu, Trường Xuân, Nam Hùng, Thanh Sơn, Hề Minh. Khán giả khó quên cặp diễn viên ”thinh sắc lưởng toàn” Thành Được – Út Bạch Lan qua các vở tuồng : Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Thuyền Ra Cửa Biển, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nữa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa. . .
Trên sân khấu Kim Chưởng, đôi diễn viên tài sắc Thành Được – Út Bạch Lan yêu nhau, đưa đến cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú, cô Phùng Há, chủ hôn bên đàn trai, cô Kim Chưởng, chủ hôn đàn gái. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường đều được mời tham dự. Báo chí đăng bài phóng sự lễ cưới và các giai thoại về cuộc tình Út Bạch Lan – Thành Được vì đây là lần đầu tiên trong giới nghệ sĩ cải lương có một cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú đàng hoàng. Đoàn hát Kim Chưởng nỗi danh Anh Hùng Lưu Diễn, thường đi hát ở các tỉnh Hậu Giang, ở miền Đông, miền Trung trong nhiều tháng liền, ít khi hát ở Saigon. Và đoàn Kim Chưởng lại chuyên hát những tuồng loại hương xa, kiếm hiệp, trong khi đó thì khuynh hướng của khán giả Saigon lại đang thích coi hát những vở tuồng xã hội.
Đoàn hát Thanh Minh chuyên hát những vở tuồng xã hội, lại là một đoàn hát thường hát quanh quẫn các rạp ở Saigon nên phù hợp với ý muốn tiến thân của Út Bạch Lan và Thành Được. Hai nghệ sĩ nầy cũng nói rõ nguyện vọng của mình nên bà Kim Chưởng bằng lòng cho cả hai trả lại tiền contrat đã ký với bà, để Thành Được và Út Bạch Lan về cộng tác với đoàn Thanh Minh của bà Bầu Thơ.
Thành Được, Út Bạch Lan sáng chói hơn hết trong hai nhân vật trung tâm của vở tuồng. Nửa Đời Hương Phấn là nữa đời ngang trái cho thân phận đàn bà, cho tình yêu, cho sự đi tìm bạn tri âm và cho cả sự hy sinh cam chịu sự tan nát của nổi lòng khi Hương biết người con gái mà Tùng kết duyên lại chính là Diệu, em ruột của Hương.


Đầu năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát Kim Chưởng để gia nhập gánh Thanh Minh Thanh Nga với contrat một triệu năm trăm ngàn đồng, lương hát một suất 1200 đồng. Đoàn nầy lưu diễn miền Trung để tập vở tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” của Hà Triều Hoa Phượng.
Năm 1961, vở tuồng Nữa Đời Hương Phấn đã lập kỷ lục ”ăn khách” nhờ tuồng hay, nhờ Thành Được, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Việt Hùng, Ngọc Nuôi diễn giỏi, ca hay. Ấn tượng ban đầu về những nam diễn viên có giọng ca vàng như Thành Được, Hữu Phước là ấn tượng sâu đậm, khó quên. Thành Được nhờ thành công buổi ban đầu đó, nên anh thành công dể dàng thêm qua các tuồng Con Gái Chị Hằng, Tấm Lòng Của Biển, Bọt Biển, Chuyện Tình 17, Tình Xuân Muôn Tuổi, Rồi Ba Mươi Năm Sau, Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng, Tiếng Hạc Trong Trăng. . .

  
                                                     THÀNH ĐƯỢC - ÚT BẠCH LAN