Niềng răng và những tác hại của nó
Không ít chị em lại lạm dụng phương pháp chỉnh nha niềng răng
để cải thiện dung mạo hơn nữa cho dù không cần thiết để rồi phải lãnh
hậu quả đáng tiếc.Vì một số lý do sức khỏe, việc niềng răng là cần
thiết. Thế nhưng, trường hợp nào cần niềng răng thì lại phải theo tư vấn
của bác sĩ chuyên khoa.
Nụ cười đẹp nhờ niềng răng
Chị Lan Hương ở Quận 12, TP.HCM may mắn
sở chiều cao, thân hình tương đối chuẩn cùng nước da trắng mịn nhưng
thật đáng tiếc hàm răng của chị lại không đẹp, thậm chí theo mọi người
thì chị bị vẩu “quá đà” khiến khuôn mặt có phần biến dạng, việc ăn uống,
nhai cắn cũng gặp khó khăn. Chị đã đi khám và bác sĩ nói trường hợp của
chị phải niềng để răng “vào đúng vị trí”, nếu không sẽ có nguy cơ xô
lệch hàm về sau này. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thời học
sinh, sinh viên chị đành chịu đựng chứ không dám thực hiện.
Tốt nghiệp với tấm bằng suất sắc, chị
được công ty nước ngoài mời làm thiết kế kiến trúc. Khi có điều kiện tài
chính, chị quyết định niềng răng thẩm mỹ để thay đổi diện mạo.
Bác sĩ phải nhổ mấy chiếc răng hàm trong
cùng mới tiến hành niềng thu hàm răng trên vào trong cho hợp với hàm
dưới của chị. Sau nhiều tháng, hàm răng trên của chị đã hết vẩu, khuôn
mặt chị gần như thay đổi hoàn toàn, trông chị xinh hơn hẳn khiến mọi
người ai cũng bất ngờ. Điều mà chị Hương mừng nhất là việc ăn uống của
chị cũng thuận lợi hơn.
Trường hợp niềng răng như chị Hương là
cần thiết nhưng không phải ai cũng hiểu được khi nào mới nên niềng răng.
Hiện nay nhiều người đang có hàm răng khá thẳng và đẹp nhưng nghe lời
khuyên của bạn bè, chạy theo trào lưu hoặc hình tượng mẫu nào đó sẵn
sàng niềng răng để đạt tiêu chuẩn tự đặt ra.
Ảnh minh họa
Chị Gia Hân ở Hai Bà Trưng, Hà Nội có
hàm răng khá thẳng nhưng chị luôn cảm thấy chưa thật sự phù hợp với
khuôn mặt chị quyết định đi niềng răng để có nụ cười như một diễn viên
Hàn Quốc mà chị rất mê.
Sau nhiều tháng chịu đau để nhổ răng
này, cấy răng kia, niềng cả hàm, cuối cùng chị Hân cũng hoàn tất việc
làm răng của mình. Thế nhưng, chị thấy vô cùng hụt hẫng vì thành quả
không như những gì chị tưởng tượng. Tuy không phải thất bại hoàn nhưng
nụ cười của chị hơi móm khiến chị khó chịu. Hơn thế, mỗi lần ăn nóng,
lạnh hoặc vật cứng chị có cảm giác ê buốt ở răng.
Suy tính thiệt hơn trước khi niềng răng
Bác sĩ nha khoa Bùi Thị Thu Huyền, Khoa
Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, niềng răng mang lại nhiều
hữu ích cho mọi người, ví dụ như giúp cải thiện nụ cười, giảm áp lực
cho quai hàm, tạo điều kiện để quá trình nhai, cắn suôn sẻ hơn.
Thực tế, rất nhiều người không may mắn
sở hữu hàm răng trên hoặc dưới nhô quá nhiều về phía trước. Ảnh hưởng
đầu tiên của hàm răng hô là mất thẩm mỹ, dẫn đến căng thẳng quai hàm kéo
căng dây thần kinh gây nhức đầu, đau lưng, khó khăn trong các hoạt động
nhai, cắn. Thậm chí, có thể bị cắn vào bên trong các mô của hàm bên kia
gây tổn thương xương hàm, thức ăn không được nghiền nát có thể gây bệnh
dạ dày.
Sau khi niềng răng, nhiều người đã tìm thấy sự tự tin, nụ cười đẹp như ý và giảm thiểu những rắc rối do răng hô gây ra.
Niềng răng tạo điều kiện thuận lợi để có
hàm răng đều đặn khoẻ mạnh, tạo sự hài hoà cân xứng của khuôn mặt. Tuy
nhiên nếu chỉnh răng không đúng có thể gây rất nhiều các vấn đề không
tốt cho hàm răng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
Theo bác sĩ Huyền thì, để niềng răng có
người phải nhổ răng răng nanh, người phải nhổ răng hàm. Răng nanh trong
khi răng nanh rất quan trọng đối với chức năng và thẩm mỹ không răng nào
thay thế được. Khi răng nanh mọc lệch ra ngoài nhiều bệnh nhân yêu cầu
nhổ hoặc nha sĩ chỉ định nhổ nhưng nhổ răng ảnh hưởng lớn đến khớp cắn,
khớp thái dương hàm. Khi hàm răng nhô ra phía trước, bệnh nhân phải nhổ
răng hàm trong cùng mới đẩy dần hàm trước vào trong.
Ảnh minh họa
Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng
không phải ai muốn niềng răng là có thể thực hiện. Trong một số trường
hợp không cần thiết, việc niềng răng có thể làm cho răng yếu đi. Thậm
chí, nếu các bác sĩ thao tác không cẩn thận, có thể còn gây hại cho
răng.
Trong quá trình niềng răng nếu dùng lực
quá mạnh có thể làm tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng dẫn tới giảm
tuổi thọ răng hoặc sai khớp răng cắn ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp
thái dương và hàm sau này. Thậm chí, niềng răng không đúng cách còn làm
mất răng do răng lung lay phải nhổ.
Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể
niềng răng có thể mất đi sự hài hòa vốn có giữa răng và khuôn mặt. Một
hàm răng đẹp được là hàm răng đều đặn, cân đối với khuôn mặt.
Bác sĩ Huyền chia sẻ, niềng răng không
phải là một phương pháp mới mẻ trong xã hội. Ngày nay với nhu cầu làm
đẹp ngày càng tăng cao, niềng răng trở nên phổ biến, ở mọi lứa tuổi bạn
đều có thể niềng răng.
Chỉnh răng là nhu cầu chính đáng nhưng
nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn cơ sở, bác sĩ chữa trị, tránh hậu quả đáng
tiếc xảy ra. Bởi đối với cơ thể con người nói chung và hàm răng nói
riêng thì khó có thể làm lại được như ban đầu nếu bị điều trị sai.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà
niềng răng mang lại nhưng cũng cần suy tính kỹ trước khi quyết định
niềng răng. Bởi niềng răng cũng mang đến những bất lợi đối với sức khỏe.
Vì vậy, chỉ nên niềng răng trong những trường hợp cần thiết.