CÂY BÔNG SO ĐŨA
Đại cương :
Sesbania grandiflora ( còn được gọi là Agati, đồng nghĩa với Aeschynomène grandiflora )
Việt Nam tên gọi là cây so đũa, có những đặc tính và sự tích liên hệ với cây xem ra cũng rất thú vị.
Việt Nam tên gọi là cây so đũa, có những đặc tính và sự tích liên hệ với cây xem ra cũng rất thú vị.
Giống
sesbania, gổm khoảng 50 loài thân mộc hoặc tiểu mộc hay những loài thảo mộc
sống lâu năm, phân bố trong những nước vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới trên
thế giới. Giống này gần với cây Robinia pseudoacacia, nguồn gốc ở Âu Châu, được
biết nhiều dưới một tên “giả Acacia ” .
Những
hoa, lá non và những quả được gọi là Hoa Agati trắng Sesbania grandiflora var Grandiflora, là giống cây ăn được và được
bán trong những chợ ở địa phương.
Những
hoa này được ăn như rau xanh, hoa ăn không hay trộn với những thứ khác như
salade.
Hoa so
đũa đỏ Sesbania grandiflora var coccinea,
cũng ăn được nhưng vị hơi đắng nên không được ưa thích lắm. Người ta chỉ ăn hoa
so đũa trắng var Grandiflora.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây so
đũa, tiểu mộc, trưởng thành rất nhanh có thể cao 3 đến 8 m.
Vỏ tiết
ra mủ đỏ, gổ trắng mềm.
Lá kép,
30 cm dài, các lá chét đều nhau, hình xoan tròn đầu, có khoảng 30 đôi lá chét
tròn dài 3 cm, không lông.
Rể cây
so đũa sesbania grandiflora có những nốt
u sần sùi, cũng như họ đậu ( đậu phọng ), sự hiện diện của vi khuẩn trong nốt
Rhizobia japonicum có thể đóng vai trò chuyễn hóa trong cây.
Phát
hoa, chùm thòng, 3 đến 4 hoa to, hoa trắng var Grandiflora và màu đỏ var
coccinea, họ đậu nhưng rất đặc trưng cho cây so đũa. Hoa hợp lại thành những
nhóm nhỏ, hoa lớn, 7 đến 9 cm, đài hoa chẻ đôi khoảng 2,5 cm dài. Cánh hoa 5,
cánh hoa được phân biệt bởi cùng một dạng, thẳng đứng trải rộng 2 bên hoa, giống
như lườn tàu. Chùm hoa không phân nhánh, rủ xuống, đáy ống tiểu nhụy tiết nhiều
mật.
Trái
thòng, trái so đũa trong giống như trái đậu xanh, nhưng dài và lớn hơn, thẳng,
dẹp và mỏng, 30 – 50 cm, nỏ ra làm 2 mảnh .
Hột
nhiều khoảng 15 – 50 hột, hình thận màu nâu.
Cây
phát triển mạnh dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời và rất nhạy cảm với độ
lạnh đóng băng rét.
Bộ phận sử dụng :
Thân,
lá, hoa và hạt.
Thành phận hóa học và dược
chất :
Thành phần hóa học của Lá cho 100 g :
- Nước 73.1 g,
- Chất đạm protéine 8.4 g,
- Chất béo lipide 1.4 g,
- Chất xơ thực phẩm 2.2 g,
- Tro 3.1 g ,
- Calcium 1,130 mg ,
- Phosphore 80 mg ,
- Sắt Fe 3.9 mg ,
- Vitamine A 9,000 IU,
- Thiamine 0.21 mg,
- Riboflavine 0.09 mg ,
- Niacine 1.2 mg ,
- Và acide ascorbique
169 mg .
Thành
phần dinh dưởng Lá, cho 100 g
( ZMB độ
ẫm 0, Zero-Moisture Basis )
- Năng lượng 321
calories,
- Chất đạm protéine 36.3
g
- Chất béo lipides 7.5 g
- Đường glucides 47.1 g
- Chất xơ thực phẩm 9.2
g
- Tro 9.2 g
- Calcium 1684 mg
- Phosphore 258 mg
- Sodium Na 21 mg
- Kalium K 2,005 mg
- b-carotene tương đương 25,679 mg,
- Thiamine 1.00 mg
- Riboflavin 1.04 mg
- Niacine 9.17 mg
- Ascorbique acide 242 mg
Thành
phần dinh dưởng Hoa, cho 100 g :
( ZMB độ
ẫm 0,
Zero-Moisture Basis)
- Năng lượng 345 calories
- Chất đạm protéine 14.5 g
- Chất béo lipides 3.6 g
- Đường glucides 77.3 g
- Chất xơ thực phẩm 10.9 g
- Tro 4.5 g
- Calcium Ca 145 mg
- Phosphore 290 mg
- Sắt Fe 5.4 mg
- Sodium Na 291 mg
- Kalium K 1,400 mg
- b-carotene tương đương 636 mg,
- Thiamine 0.91 mg
- Riboflavine 0.72 mg
- Niacine 14.54 mg
- Ascorbique acide 473 mg .
Hạt chứa
:
- Chất béo lipide 7.4% ,
- Đường glucide toàn
phần 51.6%,
- và tro 4.5% .
Tinh dầu
So đũa chứa :
- Palmitique 12.3% ,
- Stearique 5.2%,
- Oleique 26.2%,
- và linoleique acide 53.4%.
Chất đường invertase lớp ngoại bì của vi khuẩn Rhizobia japonicum và vai trò của
chúng trong quá trình chuyển hóa đường trong các nốt sần của rể.
Sự sản xuất đường
invertase thấp khi những đường glucose, galactose, mannose, fructose và
farrinose đã được sử dụng như nguồn của carbon trong môi trường tăng trưởng.
● Hàm lượng đường fructose yếu so với đường glucose trước
khi vào tế bào vi khuần. Hàm lượng glucose được đồng hóa với mô hình của sự
thay đổi theo hoạt động đường invertase
trong nốt sần ( Singh và al, 1980 )
Đặc tính trị liệu :
- Tạo khẩu vị bữa ăn recours à apéritif,
- Lợi tiểu diurétique,
- émétique,
- emménagogue,
- hả sốt fébrifuge,
- nhuận trường laxatif,
- và là thuốc bổ tonique,
Agati hay so đũa là một đơn thuốc bình dân để :
- sạy sát tổn thương contusions,
- chứng viêm nước catarrhe,
- kiết lỵ dysenterie,
- mắt yeux,
- sốt fièvres,
- đau đầu,
- bệnh đậu mùa variole,
- vết thương plaies,
- đau cổ họng
- và viêm miệng (Duke et Wain, 1981 ).
Vỏ cây so đũa, lá, chất nhựa, và
hoa so đũa được xem như một vị thuốc.
● Vỏ, là
chất làm se được dùng để trị :
- bệnh đậu mùa variole
- và bệnh sốt fièvrse
éruptives.
● Nước
ép của hoa được dùng chữa trị bệnh :
- đau nhức đầu,
- sung huyết đầu congestion
tête,
- hay nghẹt mũi.
Như “ thuốc lá bột ” tabac à priser, nước ép so đũa được dùng thông xoang mũi viêm sinus nasal.
● Lá so
đũa được bào chế thành thuốc dán đắp lên những vết đau tím bầm.
Trường
hợp bị sưng thấp khớp dùng thuốc dán lá so đũa hay chà lên với dung dịch nước
nấu sắc dạng bột của hoa loại đỏ ( var . coccinea ).
● Ở Ấn
Độ, Hoa được xem như một “ Hoa thiêng liêng Siva ”, tượng trưng cho cơ quan
sinh dục nam và nữ, và người ta không tìm thấy vấn đề, đề cập đến việc sử dụng
chúng như là thuốc kích thích tình dục.
Theo y
học truyền thống Ayurvédique của Ấn Độ, người ta tin rằng:
Trái so
đũa :
- những trái so đũa có tác dụng chống lại các bệnh truyền
nhiễm và nhiễm trùng và ảnh hưởng bởi các độc chất nói chung alexiteric
- thuốc nhuận trường,
- kích thích trí tuệ,
- đơn thuốc cho bệnh thiếu máu,
- viêm phế quản,
- giảm sốt,
- đau nhức,
- khát,
- ung bướu tumeurs,
- tạo khẩu vị bữa ăn apéritif,
- làm lạnh réfrigérants,
- trội dư mật biliousness,
- bệnh thống phong
goutte
- chứng quáng gà hay trú
manh nyctalopia
- sốt định kỳ ( 4 ngày /
lần )
Rể :
- chống
viêm sưng
Vỏ :
- như
chất là se,
Lá :
- chống lại những tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm và độc chất alexiteric.
- trục giun sán,
- chứng động kinh
épilepsie,
- ghẻ ngứa gale
- thống phong goutte,
- phong cùi lèpe,
- chứng trú manh hay chứng quáng gà nyctalopia,
- và bệnh đau mắt.
● Người
Ấn Độ, áp dụng :
● Rể cây so đũa sesbania grndiflora
trong các bệnh :
- phong thấp,
● Nước
ép của lá và hoa cho những bệnh :
- đau nhức đầu,
- chứng viêm nước mũi catarrhe
nasal.
Người ta trộn rể
với Cà độc dược Datura stramonium,
bào chế thành thuốc dán, đắp vào chổ sưng đau
● Tại
Amboina,
- dung dịch nước ép của hoa được nhỏ vào mắt để điều chỉnh
thị lực bị lu mờ.
- Vỏ được ngâm trong nước đun sôi để chữa trị bệnh đậu mùa
variole.
● Ở Cam
Bốt,
- hoa được xem như chất làm mềm và thuốc nhuận trường,
- vỏ so đũa trị tiêu chảy, bệnh kiết lỵ và bệnh sốt rét
paludisme.
● Tại
Mả Lai,
- dùng lá nghiền nát trong trường hợp bong gân entorse hay
sây sát tổn thương.
- dùng dung dịch nước ép lá so đũa súc miệng, để tẩy sạch
miệng và cổ họng.
▪ với một liều lượng nhỏ, vỏ so đũa dùng để chữa trị bệnh
kiết lỵ dyssenterie và bệnh tã nhiệt
đới sprue.
▪ dùng một liều mạnh là thuốc nhuận trường
▪ nếu liều lớn hơn nhiều, có thể trở nên quan trọng gây nôn
mữa.
Vỏ cây
so đũa được dùng chữa bệnh ghẻ ngứa gale.
● ở Phi
luật Tân, dùng vỏ cây so đũa đập nát trị bệnh ho ra máu hémotypsie.
- Bột
vỏ cũng được dùng chữa loét miệng và loét ống tiêu hóa.
● Ở Nam
Dương, vỏ cây so đũa dùng trong trường hợp :
- rối loạn tiêu hóa trẻ em
- và chứng tưa miệng muguet.
Lá so
đũa được nhai tác dụng sát trùng miệng và cổ họng.
Thực phẩm và biến chế :
Hoa của
cây so đũa sesbania grandiflora được ăn như rau trong khu vực Đông Nam Á, như
Lào, Việt Nam, Thái Lan, Java của Nam Dương và vùng Ilocos của Phi luật Tân.
Trong
ngôn ngử Thái Lan được gọi là Dok khae được sử dụng trong nấu ăn như món cà ri,
chẳng hạn như món “ Kaeng som ” và những nguyên liệu với “ nam phrik ”, ( nam
phrik là thuật ngử Thái Lan với thành phần thông thường : ớt tươi hay khô,
tỏi, hẹ tây, nước cốt chanh, và thường xuyên với một số loại cá tôm……..).
- Quả và
lá non ăn được.
Ở
Việt Nam, miền quê, tại Vĩnh Long độc đáo với món canh chua bông so đũa, đặc
biệt vì nơi đây bông so đũa lớn và tươi. Bông so đũa nấu canh chua có mùi vị
thơm ngon kỳ lạ. Bông so đũa luộc chấm tôm kho Tàu rất ngon.
Giai thoại :
So đũa không những cho người ăn, loài dê cũng thích không
kém. Dê thích ăn đủ thứ lá đặc biệt là lá so đũa nên có những huyền thoại thú
vi liên hệ giữa dê và lá so đũa, nên người ta tưởng lá so đũa dùng để cho dê
ăn, nhưng trong chuyện “ dương xa ” xe dê, thời Tần thủy Hoàng trong sử Trung
Hoa :
“ Tần Thủy Hoàng có mấy ngàn cung phi
mỹ nữ, nên sau buổi chầu mệt mỏi lên ngồi xe dê, mặc cho nó kéo đi đâu thì đi.
Có nàng
Tăng Diệp xuất thân con nhà nông, biết ý dê thích ăn so đủa, nên nàng rải nó
tới tận phòng mình. Thế là dê ta cứ vừa đi, vừa ăn lần lần tới phòng nàng mà
thôi. Thế là nàng tha hồ được ơn mưa móc ”.
Từ đó mới có câu chuyện
« nơi nào có so dũa có dê tới » nên
có câu hỏi của một cô gái nói với Bà Mẹ:
“ Má
sao nhà mình không trồng so đũa mà dê đến nhiều quá vậy Má ”……..kể ra
cũng hay hay!!!
Nguyễn Thanh Vân