Khổng Minh đoạt 10 vạn mũi tên của Tào Tháo /40:17
Trong trận Xích Bích, Khổng Minh đến Giang Đông giúp đỡ đại đô đốc của Đông Ngô là Chu Du chống Tào Tháo. Chu Du từ lâu biết Khổng Minh là "thiên hạ kỳ tài", để người như vậy sống về sau sẽ là họa cho Đông Ngô nên muốn tìm cách hại ông. Đầu tiên Chu Du sai Khổng Minh dẫn quân đi cướp trại Tào Tháo nhưng ông đã khéo léo từ chối. Sau đó, Chu Du sai Khổng Minh trong 10 ngày làm 10 vạn mũi tên nhưng cố tình dặn thợ tên làm chậm nhằm hại Khổng Minh. Nhưng Khổng Minh hẹn trong 3 ngày sẽ làm xong. Chu Du mừng quá bảo Khổng Minh viết tờ quân lệnh. Khổng Minh bèn đến tìm mưu sĩ Lỗ Túc của Đông Ngô mượn 20 chiếc thuyền, mỗi chiếc có chừng ba mươi quân sĩ, trên thuyền dùng vải xanh làm màn che xung quanh, lại bó cỏ với rơm cho nhiều. Lỗ Túc nhận lời, 2 ngày đầu Khổng Minh không làm gì cả. Đến ngày thứ ba, vào đầu canh tư, Khổng Minh bỗng bí mật cho mời Lỗ Túc lên thuyền uống rượu rồi lại sai người lấy dây chạc dài, buộc hai mươi chiếc thuyền liền lại với nhau, rồi bảo quân nhắm bờ phía Bắc thẳng tới. Hôm ấy, sương mù rất nhiều. Đến đầu canh năm, Khổng Minh tiến sát đến thủy trại của Tào Tháo, Khổng Minh sai thủy thủ dàn ngang đoàn thuyền ra rồi đánh trống, hò reo ầm ĩ. Sái Mạo và Trương Doãn thấy sương mù dày đặc sợ có phục binh nên hạ lệnh cho quân sĩ bắn tên ra loạn xạ. Đợi đến gần sáng, Khổng Minh dẫn quân trở về, 20 chiếc thuyền cắm đầy tên của quân Tào, tính ra hơn 10 vạn. Chu Du trông thấy vô cùng kinh hãi, tự thấy tài kém Khổng Minh rất nhiều ...
BÍ ẨN Ở LĂNG MỘ GIA CÁT LƯỢNG
Ngay cả cái chết của vị quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng chứa đựng nhiều bí ẩn khó lý giải.
Khổng Minh Gia
Cát Lượng nổi tiếng là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc đồng thời cũng
là một thầy phong thủy, tướng số của Trung Hoa. Bởi vậy, ngay cả với cái chết của vị quân sư này cũng chứa đựng nhiều bí ẩn.
Khổng Minh - Nhân vật xuất chúng của Trung Hoa
Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực
quân sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ
thuật đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như:
Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên
tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Tài năng của Khổng Minh không chỉ dừng
ở những lĩnh vực này. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà
tiên tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên
văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức
năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng
Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại
không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ
mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ
thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong
doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu
mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng rất chỉnh chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân. Núi Định Quân nay nằm ở phía nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục?
Có nhiều lý do khác nhau cho sự lựa chọn này. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân
là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ
nước Thục. Cũng có ý kiến lại cho rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên
Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu
Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia
Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định
Quân này.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp
nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi
Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân
thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói
rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
Sử sách Trung Quốc có ghi lại rằng Gia Cát Lượng dự đoán được vận mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi chết, ông nói với các tướng sỹ của mình rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác của ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài
rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như
vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt.
Bỗng nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất
chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt
quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi
binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít
lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng dặn dò quân lính không chọn theo bất kỳ tài sản hay
vật tuỳ táng nào, mộ huyệt chỉ vừa khít quan tài, không xây lớn, không
trồng cây hay ám hiệu đánh dấu để bị phát hiện.
Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ
Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ
vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến
việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tặc.
Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ
thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ
Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ
vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc
đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ
giả lại không giả”.
Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định
Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại
cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là
thực.
Trên đất Trung Hoa, rất nhiều nơi đã lập đền thờ Vũ Hầu để tưởng nhớ Gia Cát Lượng, trong đó nổi tiếng nhất là đền thờ ở huyện Miễn, dưới chân núi Định Quân, sau đó đến miếu Vũ Hầu ở Thành Đô, miếu Vũ Hầu ở thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Trùng Khánh ...