"Chà chà chà, Hynos, chà chà chà.
Chà chà chà, hàm răng em trắng bốc.
Cha cha cha, cha cha cha.
Và ngàn nụ cười, nụ cười tươi như hoa."
KEM ĐÁNH RĂNG HYNOS
Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos. Lúc đầu, ông chỉ là người làm thuê cho hãng kem Hynos, lúc này Hynos chỉ là một hãng kem nhỏ, ít tiếng tăm do một người Mỹ gốc Do Thái có vợ Việt Nam mở hãng sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, ông chủ buồn rầu bỏ đi giao lại cho ông vì ông được tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.
Vương Đạo Nghĩa, là một người Việt gốc Hoa tiên phong và có óc làm ăn cấp tiến kiểu Tây Phương. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo hàng của hãng ông trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo. Người dân miền Nam không thể quên hình ảnh tài tử “Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp” hay “anh Bảy Chà cười toe với hàm răng trắng chói” có mặt khắp nơi trên các đường phố, ngõ hẻm. Bên cạnh đó, điệp khúc Hynos cha cha cha… trên đài phát thanh và trên chiếc deux chevaux (2CV) bán hàng tại các chợ Sài Gòn.
Có lẽ ai sống ở Sài Gòn từ trước năm 1975 cũng đều quá quen thuộc với hình ảnh anh Bảy Chà Và đen trên hộp kem đánh răng Hynos.Vương Đạo Nghĩa chọn hình ảnh một ông Chà Và da thật đen làm biểu tượng quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng chính bởi vì nước da ngâm đen sẽ làm nổi bật lên hàm răng trắng, và mục đích của Vương Đạo Nghĩa cho hình ảnh quảng cáo này là: chỉ có dùng kem đánh răng Hynos mới có được hàm răng trắng khỏe như thế. Cũng nói thêm về người Chà Và ở đây là chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngâm ngâm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)….Chữ Chà Và là cách đọc trại từ chữ “Java”.
Sản phẩm của hãng kem đánh răng Hynos cạnh tranh với các hãng kem Việt Nam hiệu Perlon và Leyna ở miền Nam và kem ngoại quốc như Colgate (Mỹ), C’est it (Pháp). Khi Hynos lên ngôi thì các thương hiệu kem đánh răng khác như Kool, Gibbs, Perlon bị cáo chung. Hynos có mặt khắp nơi tại Việt Nam, Kampuchea, Lào, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông.
Trong vòng 10 năm, kể từ ngày góp mặt trên thị trường, kem đánh răng Hynos đã từ một cơ xưởng sản xuất nhỏ bé vượt lên thành một xí nghiệp với cá thiết bị sản xuất hiện đại. Sản phẩm của Hynos đã qua mặt các sản phẩm cùng ngành nghề khác trong nước về chất lượng và kỹ thuật sản xuất. Số lượng sản phẩm xuất xưởng đã vượt qua các nhà máy có sản phẩm nổi tiếng và lâu đời như Perlon, Leyna. Kem đánh răng Hynos đã độc chiếm thị trường nội địa và tạo được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên thị trường Đông Nam Á. Kem đánh răng Hynos đã được bày bán ở các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và được người tiêu dùng rất hoan nghênh. Người ta nói ông chủ Hynos đã không ngần ngại trích ra 50% lợi nhuận cho việc quảng cáo. Có thể nói, đây là một tỷ lệ quảng cáo đột phá và đầy ấn tượng trong bối cảnh nền thương mại của Sài Gòn xưa đang trên đường hội nhập.
Quảng cáo của Hynos ở khu vực Chợ Lớn
đây là hai thương hiệu kem đánh răng cạnh tranh mạnh thời đó .
Năm 1975, hãng
Hynos được bàn giao lại cho Nhà nước, sáp nhập với Công ty Kolperlon
thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Sau đó liên doanh với các công
ty nước ngòai và đổi tên thành công ty Hóa phẩm P/S. Sau khi nhượng vốn
liên doanh cho Unilever, Công ty Hóa phẩm P/S quay lại sản xuất kem
Hynos.
Cũng sử dụng lại nụ cười anh Bảy Chà trên vỏ hộp kem, đồng thời làm mới bằng hình ảnh gia đình hiện đại, Hynos đã có mặt trên kệ hàng của các siêu thị, dù số lượng chưa thật nhiều.
Hộp kem đánh răng Hynos ngày nay
Cũng sử dụng lại nụ cười anh Bảy Chà trên vỏ hộp kem, đồng thời làm mới bằng hình ảnh gia đình hiện đại, Hynos đã có mặt trên kệ hàng của các siêu thị, dù số lượng chưa thật nhiều.
Hộp kem đánh răng Hynos ngày nay