Đời sống Tâm Linh & Nhân Quả
Từ ngữ ma quỷ
cám dỗ ngụ ý là người đó không tự chủ được mình, không kiểm soát được tư tưởng
hành vi của mình,họ luôn hành động theo lòng tham,theo tư dục để thõa mãn sự cảm
thọ của thân xác.Vậy sống tỉnh thức là sống một cách tự chủ,kiểm soát được tư
tưởng,nhờ đó mà tránh được nhiều tai ách.
Khi nói đến tâm linh người ta
thường nghĩ đến cái gì huyền bí,thật ra,có một danh từ khác để nói đến tâm linh
là đạo đức. Đó là sự biểu hiện của một người qua hành động, chính hành động có
tác động đến mối quan hệ giữa người nầy với người khác, tác động đến môi trường
xã hội hoặc môi trường thiên nhiên.Từ đó nó tác động ngược lại người tạo ra
nó.
Tuy nhiên nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ, bên cạnh đó đòi hỏi người ta phải có kiến thức nữa, mọi sự ngu dốt cũng mang lại nhiều tai hại, muốn tránh những điều xấu người ta phải biết cach nhận biết. Nhận biết cái gì? Nhận biết đời sống không phải là độc lập mà là nương dựa vào nhau chuyền níu nhau, cái nầy sống thì cái kia sống, cái nầy chết thì cái kia chết; nhưng cũng có cái nầy chết để cái kia sống, đó cũng là sự nương dựa vào nhau.
1/. Cái nầy sống (tồn tại,có) thì cái kia sống, chẳng hạn như cây cối sống phải có nước, có ánh nắng, có đất...
2/. Cái nầy chết để cái kia sống, chẳng hạn như con người sống phải nhờ vào lương thực tức phải ăn, dù ăn chay thì rau củ cũng phải nhổ lên tức là phải chết, nếu ăn thịt cá thì phải giết thú để ăn.
Từ hai nhận xét trên,ta nhận thấy điều 1/. Có liên hệ tới thiên nhiên, nếu vì lòng tham mà khai thác bừa bãi thì sẽ tạo sự hủy diệt vì thiên nhiên vừa nuôi nấng vừa bảo vệ con người.Vậy lòng tham thuộc về tâm linh con người.
Còn điều 2/. Có liên hệ tới xã hội mà cũng có liên hệ tới thiên nhiên. Nếu người ta không biết tôn trọng nhau thì xã hội sẽ rơi vào cảnh hổn loạn chiến tranh, cũng như vì lợi nhuận mà khai thác quá mức khiến tài nguyên cạn kiệt và làm ô nhiểm môi trường sống. Như vậy, những việc làm của con người có liên hệ tới thiên nhiên và người khác.nếu phần tâm linh của con người như tham lam không biết thương yêu người khác thì những điều xấu sẽ trở ngược về, mà Phật giáo gọi là nhân quả.
Như vậy, tâm linh không phải là cái gì trừu tượng khó hiểu mà nó là sự việc có thật và sống động có mặt và diễn ra trong mỗi phút giây của đời sống con người, do đó, sống cần phải có ý thức và biết tới từng hành vi của mình, sự biết kiểm soát nầy ngừoi ta gọi là sống tỉnh thức để khỏi phải nhận lãnh những gì do mình tạo ra. Đau khổ do đâu mà có? Nếu hiểu được lý lẽ nầy thì dễ dàng nhận diện khổ đau. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng nữa là phải nói tới thân xác. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa thân xác và tâm linh.Vậy phải hiểu thế nào về tâm linh?
Tâm linh được biểu lộ qua hành vi qua việc làm, qua sự va chạm tiếp xúc với người khác, qua cảm thọ, qua vật chất của cải... cũng như chịu ảnh hưởng của gia đình, của giáo dục, của xã hội... Tất cả sẽ nhồi nặn vào con người chúng ta, nó được kết hợp với bản tánh riêng mà tạo thành cuộc đời của từng cá nhân.
Người ta ít ai để ý hoặc hiểu có mối quan hệ giữa tâm linh và thân xác. Vậy thử tìm thí dụ để hiểu về trường hợp nầy. Khi cơn giận nổi lên người ta cảm thấy tim đập mạnh cũng như không thể ăn uồng được, như vậy nếu sự giận dữ thường xuyên dễ đưa tới tổn thương nội tạng. Hoặc người thích ăn ngon tức thích hưởng thụ khiến ăn uống vô độ cũng đưa tới bệnh tật. Bất kỳ ước muốn nào để thõa mãn đều đưa tới lòng tham, khi có lòng tham người ta có khuynh hướng cực đoan, rồi từ đó làm mất quân bình đưa tới nhiều đổ vở, thân mạng người đó phải gánh chịu hậu quả do mình tạo ra như bệnh tật hay đổ vở trong quan hệ xã hội. Nếu rộng hơn là chiến tranh, hoặc thiên nhiên đánh trả (trừng phạt). Như vậy thân và tâm có quan hệ với nhau,tâm linh con người và xã hội gắn liền nhau.
Từ ngữ ma quỷ cám dỗ ngụ ý là người đó không tự chủ được mình, không kiểm soát được tư tưởng hành vi của mình, họ luôn hành động theo lòng tham, theo tư dục để thõa mãn sự cảm thọ của thân xác. Vậy sống tỉnh thức là sống một cách tự chủ, kiểm soát được tư tưởng,nhờ đó mà tránh được nhiều tai ách.
Do đó, nhân quả của một người hay của một quốc gia không phải tự nhiên mà có,mọi việc đều từ trong tư tưởng hay nói cách khác là do tâm linh con người. Có thể nói tư tưởng cũng là tánh tình từ đó tạo thành nhân cách riêng. Cái riêng đó thành nhân quả cá nhân, nếu nhiều cái riêng tương đồng hợp lại sẽ thành cái nhân quả chung. Xu hướng thời đại chính là do diễn biến như vậy mà thành.
Muốn tránh nhân quả không gì khác hơn là phải tu dưỡng tâm linh của mình, đau khổ là hiện thân của nhân quả, số phận là như vậy. Không thể cầu xin chư Phật gia hộ, không có Phật ngoài tâm. Nếu muốn Phật tâm hiển lộ bắt buộc người đó phải sống tỉnh thức, biết tự chủ, từ bỏ lòng tham để có nhận biết đâu là chân thật đâu là giả. Cách nhận thức rất quan trọng mà muốn nhận thức đúng thì người đó phải thực hành trong đời sống hằng ngày. Từ ngữ đi đứng nằm ngồi trong kinh sách phải được hiểu là đời sống hằng ngày, vì sinh hoạt của con người chỉ nằm trong các tư thế đó mà thôi.
Tuy nhiên nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ, bên cạnh đó đòi hỏi người ta phải có kiến thức nữa, mọi sự ngu dốt cũng mang lại nhiều tai hại, muốn tránh những điều xấu người ta phải biết cach nhận biết. Nhận biết cái gì? Nhận biết đời sống không phải là độc lập mà là nương dựa vào nhau chuyền níu nhau, cái nầy sống thì cái kia sống, cái nầy chết thì cái kia chết; nhưng cũng có cái nầy chết để cái kia sống, đó cũng là sự nương dựa vào nhau.
1/. Cái nầy sống (tồn tại,có) thì cái kia sống, chẳng hạn như cây cối sống phải có nước, có ánh nắng, có đất...
2/. Cái nầy chết để cái kia sống, chẳng hạn như con người sống phải nhờ vào lương thực tức phải ăn, dù ăn chay thì rau củ cũng phải nhổ lên tức là phải chết, nếu ăn thịt cá thì phải giết thú để ăn.
Từ hai nhận xét trên,ta nhận thấy điều 1/. Có liên hệ tới thiên nhiên, nếu vì lòng tham mà khai thác bừa bãi thì sẽ tạo sự hủy diệt vì thiên nhiên vừa nuôi nấng vừa bảo vệ con người.Vậy lòng tham thuộc về tâm linh con người.
Còn điều 2/. Có liên hệ tới xã hội mà cũng có liên hệ tới thiên nhiên. Nếu người ta không biết tôn trọng nhau thì xã hội sẽ rơi vào cảnh hổn loạn chiến tranh, cũng như vì lợi nhuận mà khai thác quá mức khiến tài nguyên cạn kiệt và làm ô nhiểm môi trường sống. Như vậy, những việc làm của con người có liên hệ tới thiên nhiên và người khác.nếu phần tâm linh của con người như tham lam không biết thương yêu người khác thì những điều xấu sẽ trở ngược về, mà Phật giáo gọi là nhân quả.
Như vậy, tâm linh không phải là cái gì trừu tượng khó hiểu mà nó là sự việc có thật và sống động có mặt và diễn ra trong mỗi phút giây của đời sống con người, do đó, sống cần phải có ý thức và biết tới từng hành vi của mình, sự biết kiểm soát nầy ngừoi ta gọi là sống tỉnh thức để khỏi phải nhận lãnh những gì do mình tạo ra. Đau khổ do đâu mà có? Nếu hiểu được lý lẽ nầy thì dễ dàng nhận diện khổ đau. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng nữa là phải nói tới thân xác. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa thân xác và tâm linh.Vậy phải hiểu thế nào về tâm linh?
Tâm linh được biểu lộ qua hành vi qua việc làm, qua sự va chạm tiếp xúc với người khác, qua cảm thọ, qua vật chất của cải... cũng như chịu ảnh hưởng của gia đình, của giáo dục, của xã hội... Tất cả sẽ nhồi nặn vào con người chúng ta, nó được kết hợp với bản tánh riêng mà tạo thành cuộc đời của từng cá nhân.
Người ta ít ai để ý hoặc hiểu có mối quan hệ giữa tâm linh và thân xác. Vậy thử tìm thí dụ để hiểu về trường hợp nầy. Khi cơn giận nổi lên người ta cảm thấy tim đập mạnh cũng như không thể ăn uồng được, như vậy nếu sự giận dữ thường xuyên dễ đưa tới tổn thương nội tạng. Hoặc người thích ăn ngon tức thích hưởng thụ khiến ăn uống vô độ cũng đưa tới bệnh tật. Bất kỳ ước muốn nào để thõa mãn đều đưa tới lòng tham, khi có lòng tham người ta có khuynh hướng cực đoan, rồi từ đó làm mất quân bình đưa tới nhiều đổ vở, thân mạng người đó phải gánh chịu hậu quả do mình tạo ra như bệnh tật hay đổ vở trong quan hệ xã hội. Nếu rộng hơn là chiến tranh, hoặc thiên nhiên đánh trả (trừng phạt). Như vậy thân và tâm có quan hệ với nhau,tâm linh con người và xã hội gắn liền nhau.
Từ ngữ ma quỷ cám dỗ ngụ ý là người đó không tự chủ được mình, không kiểm soát được tư tưởng hành vi của mình, họ luôn hành động theo lòng tham, theo tư dục để thõa mãn sự cảm thọ của thân xác. Vậy sống tỉnh thức là sống một cách tự chủ, kiểm soát được tư tưởng,nhờ đó mà tránh được nhiều tai ách.
Do đó, nhân quả của một người hay của một quốc gia không phải tự nhiên mà có,mọi việc đều từ trong tư tưởng hay nói cách khác là do tâm linh con người. Có thể nói tư tưởng cũng là tánh tình từ đó tạo thành nhân cách riêng. Cái riêng đó thành nhân quả cá nhân, nếu nhiều cái riêng tương đồng hợp lại sẽ thành cái nhân quả chung. Xu hướng thời đại chính là do diễn biến như vậy mà thành.
Muốn tránh nhân quả không gì khác hơn là phải tu dưỡng tâm linh của mình, đau khổ là hiện thân của nhân quả, số phận là như vậy. Không thể cầu xin chư Phật gia hộ, không có Phật ngoài tâm. Nếu muốn Phật tâm hiển lộ bắt buộc người đó phải sống tỉnh thức, biết tự chủ, từ bỏ lòng tham để có nhận biết đâu là chân thật đâu là giả. Cách nhận thức rất quan trọng mà muốn nhận thức đúng thì người đó phải thực hành trong đời sống hằng ngày. Từ ngữ đi đứng nằm ngồi trong kinh sách phải được hiểu là đời sống hằng ngày, vì sinh hoạt của con người chỉ nằm trong các tư thế đó mà thôi.
Ngu dốt là sự tối tăm của tâm linh con người, cho nên ngu dốt cũng đem tới nhiều tai hại cho bản thân, nghĩa là phải gánh lấy mọi hậu quả không lường được. Vậy ngu dốt là gì? Có thể nói ngu dốt là không có kiến thức, không hiểu về mối quan hệ trong thế giới mà mình đang sống, ngu dốt có thể là cố chấp không chịu học hỏi hay lắng nghe...
Bởi lẻ đó, ngu đốt đưa tới hành động sai lầm và không thể nào có nhận thức đúng được. Nhận thức tức là hiểu (chánh tư duy
và chánh kiến), hiểu và hành động đi đôi với nhau (tri hành hợp nhất ), vì
không ai làm điều gì mà không qua giai đoạn hiểu, có thể nói hiểu lá khởi đầu
của hành động. Ngu dốt sẽ dẫn dắt vào con đường tối tăm, khi sống trong tăm tối
thì làm sao thoát khỏi khổ đau. Tham lam, giận hờn, si mê là biểu hiển của ngu
dồt; hoặc danh, lợi, tình cũng nằm trong ngu dốt mê muội. Cho nên đừng hiểu lầm
ngu dốt là không có học thức. Ngay cả có học vị tiến sĩ đi nữa, bằng cấp đó cũng
không giúp người đó thoát khỏi khổ đau. Đây là sự thật trong cuộc sống mà ta
thấy được.
Rõ ràng con người có phần vô hình sai khiến, sở dĩ như vậy là do có cảm thọ, huân tập (tập nhiểm) đã khiến con người khó mà từ bỏ, giống như sự nghiện ngập vậy. Cho nên người không có ý chí mạnh mẽ thì không thể nào vượt qua được.
Nên nhớ rằng mỗi phương pháp (pháp môn) chỉ là một phương tiện giới hạn chứ không hề có phương pháp nào hoàn hảo,do đó, bắt buộc phải áp dụng nhiều phương cách khác nhau nếu người đó muốn tiến tới tự chủ cũng như thoát khỏi khổ đau. Một người không có trí tuệ thì không sao có nhận thức đúng được, nhưng có trí tuệ mà không tự chủ được thì sẽ vấp ngã. Khi tâm linh con người không còn hướng đến điều thiện nữa thì xã hội rơi vào trong sa đọa, đời sống trở nên hổn loạn.
Tóm lại con người không phải chỉ có đơn thuần thể xác mà trong thể xác đó có ẩn chứa thể vô hình, thể đó xui khiến dẫn dắt con người hành động, và nó lưu giữ mọi thể vô hình khác và được gọi chung là tâm linh, nó được ẩn tàng trong thể xác được gọi là tiềm thức. Tiềm thức nầy làm cho con người cứ lập đi lập lại trong trí óc rồi biểu hiện ra việc làm, hành động (gọi là nghiệp);và việc làm đó đến lúc nào đó sẽ gặp đối tác tương tự thì tai họa sẽ đến, như nam châm cùng cực đẩy nhau vậy.
Dù ai có tin hay không tin thì nó vẫn vậy, tốt hơn hết nên tìm hiểu xem những điều nầy là chân thật hay chỉ là giả định dể có thái độ sống đúng và được lợi lạc cho bản than, cho gia đình, cho xã hội.