Ngày Melbourne Cup - Australia
Thứ ba 04 /11 hằng năm
Trong các bức tranh hí hoạ về người Úc, một trong những hình ảnh phổ biến và tiêu biểu nhất là một người đàn ông da trắng bụng phệ ngồi trên chiếc ghế salon với lon bia trên tay chăm chú nhìn lên màn ảnh ti vi đang chiếu một trận đấu thể thao nào đó. Bức tranh nói lên hai đam mê nổi bật của người Úc: uống bia và thể thao. Xin tạm gác qua một bên sở thích uống bia; chỉ xin tập trung vào chuyện mê thể thao. Ở đây, xin nói ngay, đó cũng là một nét tự hào lớn của người Úc. Nếu nhiều người Việt Nam tự cho Việt Nam là một nước thơ; nhiều người Úc tự cho nước của họ là một nước thể thao (a sporting nation), hơn nữa, một đất nước điên cuồng vì thể thao (a sports crazy country). Ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân đến Úc, tôi đã nhận ra điều đó. Sự đam mê ấy thể hiện rất rõ ở cả ba khía cạnh: tham gia, theo dõi và bàn luận.Theo các thống kê chính thức, khoảng gần 12 triệu người Úc, tức 65%, hoặc gần hai phần ba dân số, từ 15 tuổi trở lên, tham gia một hình thức sinh hoạt thể thao nào đó. Trong cái gọi là người Úc ấy, những người sinh ở Úc thích chơi thể thao hơn những người sinh ở ngoại quốc. Các hình thức thể thao phổ biến nhất là đi bộ, tập thể dục trong các gym, bơi lội, đạp xe đạp, chơi golf, tennis, đá banh, v.v…
Những người mê theo dõi các trận thể thao chắc chắn nhiều hơn hẳn những người thực sự chơi thể thao. Mở các tờ nhật báo ra, bất cứ ngày nào trong tuần, cũng đều thấy mục thể thao chiếm nhiều trang nhất. Bật ti vi lên, nhất là vào những ngày cuối tuần, hầu như lúc nào cũng thấy các chương trình thể thao. Một người bạn của tôi, vốn là nhà văn, đến thăm Úc trong vòng một hai tuần, than thở: Sao báo và ti vi ở Úc chán thế! Chỉ toàn là thể thao! Chả có chút văn chương hay triết học gì cả!
Nếu người bạn ấy quen biết nhiều người Úc hẳn sẽ nhận ra, trong đời sống hằng ngày, một trong các đề tài người Úc mê nhất cũng vẫn là chuyện thể thao. Mỗi sáng sớm, tôi có thói quen ra hồ bơi thành phố để tắm. Trong hồ bơi cũng như trong spa và sauna, đề tài duy nhất mà tôi nghe được, từ các bạn người Úc, từ ngày này sang ngày khác, bao giờ cũng là chuyện thể thao. Không có gì khác. Chỉ có chuyện thể thao. Mà ở Úc thì hầu như quanh năm không bao giờ thiếu các giải thể thao để theo dõi và bàn tán. Đầu năm, ngay từ tháng giêng, là giải quần vợt Australian Open, một trong bốn giải quần vợt lớn nhất thế giới (ba giải kia là French Open, Wimbledon và US Open), sau đó, là mùa giải túc cầu Úc (Australian Football) kéo dài từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 9; sau đó nữa là các giải golf. Và xen chính giữa hai mùa giải túc cầu và golf là ngày Melbourne Cup, được tổ chức vào ngày Thứ ba đầu tiên của tháng 11.
Không chừng ngày Melbourne Cup là một hình ảnh tiêu biểu nhất của người Úc và văn hoá Úc, ở đó, ngày đua ngựa biến thành một ngày lễ của cả tiểu bang. Ngày ấy, tất cả các công sở và xí nghiệp tư nhân, các trường tiểu học và trung học, đều đóng cửa để mọi người có thể thảnh thơi theo dõi các cuộc đua ngựa. Hàng trăm ngàn người đổ xô đến các trường đua trong khi cả triệu người khác dán mắt lên màn ảnh ti vi để theo dõi các cuộc thi của ngựa. Ở các tiểu bang khác, nhân viên không được nghỉ nhưng, như một phong tục, vào buổi chiều, khi trận chung kết bắt đầu, hầu hết các công sở và xí nghiệp đều cho nhân viên nghỉ mấy tiếng đồng hồ để theo dõi các trận đấu trên màn ảnh ti vi.
Ngày Melbourne Cup được đưa vào chương trình giáo dục. Khi hai đứa con tôi còn nhỏ, học tiểu học, cứ đến gần ngày Melbourne Cup, thầy cô giáo lại giảng về lịch sử và ý nghĩa của ngày đua ngựa. Không những vậy, thầy cô giáo còn quyên tiền trong cả lớp để đi đánh cá cược! Chưa bao giờ các con tôi thắng cả, nhưng nhờ việc đánh cá cược như vậy, chúng quan tâm đến các cuộc đua ngựa cũng như lý lịch của từng con ngựa nổi tiếng hơn. Ngày đua ngựa, vào trận chung kết, chúng cũng dán mắt lên ti vi để theo dõi. Một cách đầy hồi hộp.
Năm đầu tiên sang Úc, theo dõi giải Melbourne Cup trên ti vi, điều tôi ngạc nhiên nhất là trang phục những người đến xem đua ngựa. Trong tưởng tượng của tôi, đến sân vận động, người ta sẽ mặc quần áo một cách thoải mái, kể cả áo thun và quần soọc. Nhưng không. Ngược lại. Người dân đến trường đua với quần áo thật sang trọng: nam thì áo vét và cà vạt, còn nữ thì áo đầm với những chiếc nón lộng lẫy đắt tiền. Ngựa thì đua về tốc độ, còn người, chủ yếu là phái nữ, thì tranh nhau các giải về trang phục. Thành ra Melbourne Cup không chỉ là ngày hội thể thao mà còn là một ngày hội mang ý nghĩa văn hoá.
Mê xem đua ngựa đến như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy ở Úc, một trong những “anh hùng” được ngưỡng mộ nhất lại là một con ngựa chiếm rất nhiều giải nhất trong các cuộc đua: Phar Lap. Chỉ cần vào Google, chúng ta sẽ thấy hàng ngàn bài viết về Phar Lap. Tiểu sử của nó được ghi một cách trang trọng trên Wikipedia: sinh ngày 4 tháng 10 năm 1926 và “mất” ngày 5 tháng 4 năm 1932. Trong phần tiểu sử, cũng có các mục thời thơ ấu (early life), sự nghiệp (racing career), cái chết (death) và di sản văn hoá (cultural impact). Như tiểu sử của một danh nhân. Ngay cái chết khá bất ngờ của Phar Lap cũng là một nghi vấn khiến nhiều học giả cố công tìm hiểu vì người ta cho là nó bị đầu độc. Sau khi chết, trái tim của Phar Lap được giữ ở Viện bảo tàng quốc gia Úc, bộ xương được giữ ở Viện bảo tàng quốc gia New Zealand. Phar Lap cũng trở thành đề tài cho nhiều cuốn sách cũng như nhiều bộ phim và một số bài hát. Tượng của Phar Lap được dựng ở khá nhiều nơi, trong đó, có một bức tượng đồng trị giá nửa triệu đô-la ở Timaru, nơi Phar Lap ra đời. Hình ảnh của Phar Lap được bưu điện Úc in trên tem. Trong các câu hỏi về lịch sử và văn hoá Úc trong các kỳ thi vào quốc tịch, có câu hỏi về Phar Lap: Nó được xem như một biểu tượng quốc gia của cả Úc lẫn New Zealand.
Thời trang đẳng cấp tại Lễ hội Melbourne Cup
Thứ ba, 04/11/2014 14:55
(Xã hội) -
Cùng ngắm trang phục hàng hiệu của những nhân vật nổi tiếng tại Melbourne Cup, nước Úc.
Thời trang đẳng cấp tại Lễ hội Melbourne Cup
Lễ hội Melbourne Cup là sự kiện đua ngựa hấp dẫn nhất trên thế giới diễn ra tại Úc. Lễ hội đua ngựa, thời trang và giải trí này bắt đầu từ tháng 9 và chỉ kết thúc vào giữa tháng 11. Flemington Racecourse là sân khấu cho những cuộc đua ngựa lớn như: Derby Day, Cup Melbourne và Oaks Day. Cup Melbourne được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11, là điểm trọng tâm của lễ hội và ngày lễ công cộng ở bang Victoria. Hầu hết người Úc đều dừng lại xem hoặc nghe tin tức về cuộc đua, nhưng thật không gì sánh được với cảm giác đứng giữa 100.000 người cùng với đám đông trải nghiệm sự kiện độc đáo này.Melbourne Cup cũng nổi tiếng với thời trang cao cấp. Cùng ngắm trang phục của những nhân vật nổi tiếng tham dự Melbourne Cup hôm qua (3/11):
Người đẹp 39 tuổi Megan Gale táo bạo với chiếc váy đỏ ôm sát người của Victoria Beckham
Người mẫu Laura Dundovic
Rachael Finch cũng diện một chiếc váy đỏ gợi cảm
Gigi Hadid khoe dáng trong chiếc váy ngắn màu hồng
Rebecca Judd xinh đẹp trong một thiết kế màu tím của Dolce & Gabbana
Biên tập viên Sam Armytage
Nhà báo Natalie Barr
Biên tập viên thời tiết Edwina Bartholomew
Vợ cũ nam diễn viên Hollywood Russell Crowe, ca sĩ Danielle Spencer
Người mẫu Ashley Hart, người từng tham dự Dancing With The Stars, tình cảm bên vị hôn phu Buck Palmer
Đại sứ của Myer, Kris Smith và bạn gái
Sau khi diện chiếc váy trị giá 3 triệu USD cuối tuần trước, Kate Peck diện một chiếc váy đơn giản hơn có màu xanh lục bảo
Người mẫu Úc Alexandra Agoston trẻ trung trong một bộ váy màu vàng tươi sáng
Nữ diễn viên Demi Harman
Melanie Vallejo
Người mẫu Bambi Northwood-Blyth
Blake Gavrey và Louise Pillidge lần đầu tiên xuất hiện công khai sau khi Lothario giành chiến thắng cuộc thi Sam Fros
Blogger thời trang Nadia Bartel và cựu
ngôi sao của Big Brother,Tully Smith đã lựa chọn trang phục màu đen,
trắng cho ngày truyền thống đầy màu sắc
Bec Hewitt nổi bật trong một bộ váy bó sát màu đen và phụ kiện màu vàng neon
Thị trưởng thành phố Geelong Darryn Lyons và vị hôn thê của mình