Khun
Sa (1933-2007), biệt danh “Hoàng tử chết”, là trùm ma túy, vua buôn
thuốc phiện trên một địa bàn rộng lớn ở vùng Tam giác vàng tại Đông Nam Á
song lại ghét cay ghét đắng thuốc phiện và chưa một lần sử dụng ma túy.
"Hoàng tử chết" Khun Sa. |
Khun
Sa sinh ngày 17/2/1933 và có tên thật là Trương Cơ Phu trong một gia
đình có cha là sĩ quan Quốc dân đảng còn mẹ là người dân tộc Shan ở
Myanmar. Cha mất sớm, mẹ tái giá với một người Shan ở huyện Mong Hpin,
nằm sát biên giới Myanmar - Trung Quốc. Khi về nhà bố dượng, Trương Cơ
Phu được đổi tên là Sa - có nghĩa là giàu có. Sau này khi Sa nổi danh và
mưu đồ thành lập vương quốc Shan thì người ta mới gọi Sa là Khun Sa.
(Tiếng Thái và tiếng Shan, Khun có nghĩa là ngài, chỉ người được kính
trọng).
Là
người có tham vọng chính trị và bộc lộ ngay từ lúc còn thanh niên, lại
được sự giúp đỡ của ông bố dượng, nên Khun Sa sớm trở thành người đứng
đầu một bộ tộc thuộc cộng đồng người Shan.
Năm
18 tuổi, Khun Sa đã tự vũ trang để tung hoành trong giới buôn thuốc
phiện. Bắt đầu từ đây, hắn chuẩn bị tạo dựng sự nghiệp theo cách riêng
của mình.
Từ
thập niên 1960, Khun Sa đã nổi tiếng về sản xuất, cung cấp, buôn bán
thuốc phiện, heroin tại vùng Tam giác vàng với doanh số hàng chục tỷ USD
mỗi năm. Năm 1967, hắn đã trở thành vua thuốc phiện ở vùng Tam Giác
Vàng.
Để
tồn tại và giữ vững “ngôi vị” của mình, Khun Sa cũng nhiều lần vào sinh
ra tử. Hắn tranh giành địa phận ảnh hưởng với La Tinh Hán. Ông này là
con của một đại gia hàng đầu ở Myanmar, hai con người này có lúc hợp lúc
ly.
Năm
1967, Khun Sa suýt chết trong cuộc chiến giành quyền buôn bán ma túy
với tàn quân Quốc dân đảng ở Lào. Vì đấu tranh cho quyền tự trị của dân
tộc Shan nên năm 1968, trong một trận đánh với quân chính phủ, Khun Sa
bị bắt và bị mang về Yangon giam. Đến năm 1973, hắn được thả. Những năm
thịnh nhất của “đế chế ma túy” ở Tam giác vàng, vùng biên giới giữa 3
nước Thái Lan, Lào, Myanmar được cho là vào khoảng 1970–1990.
Khun
Sa chính là cái gai trong mắt chính phủ. Bằng chiến lược ly gián và tấn
công quân sự, ngày 5/1/1996, Khun Sa tuyên bố hạ vũ khí và được đưa về
Yangon. Hai tuần sau đó, toàn bộ quân đội của Khun Sa nộp vũ khí đầu
hàng. Chính quyền Myanmar tổ chức một buổi phá hủy vũ khí khổng lồ với
gần 6.000 khẩu súng bộ binh các loại.
Sau
khi ra đầu hàng, Khun Sa sống tại một biệt thự sang trọng ở thủ đô
Yangon của Myanmar. Ngày 26/10/2007, Khun Sa qua đời tại nhà riêng vì
già yếu, bệnh tật.
Một bức tượng và bức chân dung của trùm ma túy khét tiếng một thời Khun Sa ở vùng Tam giác vàng. |
Dù
là kẻ tội đồ, gieo rắc cái chết trắng cho nhân loại nhưng theo một số
tài liệu ghi lại trùm ma túy Khun Sa chưa từng hút thuốc. Hắn cũng rất
nghiêm khắc với những người xung quanh về chuyện hút thuốc phiện. Thậm
chí, có thông tin, Khun Sa từng tự tay đánh người con cả là Chang gần
chết chỉ vì có người tố cáo anh ta hút thử thuốc phiện.
Khun
Sa áp dụng lệnh bắt lao động khổ sai một năm đối với con nghiện. Thời
gian đầu, để “giúp” cho người nghiện cắt cơn, Khun Sa ra lệnh cho lính
tống người nghiện xuống một cái hố cá nhân sâu khoảng 2m và anh ta phải
ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ kể cả trời nắng hay mưa. Sau 3 ngày như vậy,
nếu con nghiện chết thì coi như chuyện đã xong, gia đình sẽ được trợ cấp
bằng thuốc phiện. Nếu con nghiện còn sống thì sẽ phải đi lao động khổ
sai một năm dưới sự giám sát chặt chẽ của binh lính.
Chính vì biện pháp mạnh tay như vậy nên vùng do Khun Sa cai quản, hầu như không có người nghiện.
Đến
nay người ta nhắc đến Tam giác vàng là nhớ đến "Hoàng tử chết" một
thời, một kẻ tội đồ của nhân loại, gieo rắc cái chết trắng trên toàn
cầu.
Dưới đây là những hình ảnh thời hoàng kim của Khun Sa:
+ Tam giác vàng là một vùng đất biên giới Lào - Thái Lan - Myanmar rộng khoảng 195.000km2. Trên những sườn đồi cao 1.000m là lớp đất bạc màu với độ kiềm cao, trong khi các loại cây lương thực khác
mọc cằn cỗi thì
thuốc phiện lại lên xanh tươi. Từ đây, thứ chất chết chóc này bắt đầu
gieo rắc kinh hoàng ra khắp thế giới.
+ Các chính phủ Lào - Thái - Myanmar đã ký kết hợp tác chống ma túy, nhưng thế giới vẫn kêu gọi sự hợp tác hơn nữa. Sự cởi mở và chia sẻ thông tin thay thế cho những bí mật bưng bít sẽ là vấn đề cốt lõi để có được sự đồng tâm trong cuộc chiến này.+ Theo thống kê của Cơ quan chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc, Myanmar đã giảm diện tích trồng thuốc phiện từ 130.300ha năm 1998 xuống còn 21.500ha năm 2006. Myanmar cũng đã đề ra kế hoạch 15 năm bao gồm ba giai đoạn từ 1999-2014 để diệt trừ tận gốc việc trồng thuốc phiện.