Những điều nha sĩ muốn bạn biết
Mộc Lan Không
ai thích đi gặp nha sĩ, vì dù trong trường hợp nào - nhẹ như khám răng
định kỳ (cleaning), trám răng (filling), nặng như lấy gân máu (root
canal), tốn thời gian như niềng răng (orthodontics), làm răng giả
(denture) - ta đều có cảm giác rờn rợn. Cứ nghĩ tới tiếng cọ xát ken két
giữa cái móc cạo và răng, mùi thuốc tê ngây ngây, và nhất là không biết
lúc nào mình sẽ chịu một cú đau thốn tận óc, không ai là không sợ.
Khi sự sợ hãi tới mức quá đáng, một người có thể giống như bệnh nhân này: “Tôi là đàn ông và là một nhân viên phòng cháy chữa cháy. Tôi có thể lao vào một tòa nhà đang ngùn ngụt cháy chẳng chút khiếp sợ, ấy vậy mà cứ nghĩ đến phải lên ghế chữa răng là tôi rét run; ngay khi gõ mấy giòng chữ này tôi cũng cảm thấy bụng nhộn nhạo vì sợ.” Người ta gọi cơn sợ này là “dental fobia” (sự sợ khám/chữa răng).
Cũng chính vì sự sợ hãi này mà nhiều người đã lần lữa không chịu đến phòng mạch nha sĩ để khám răng. Một cuộc khảo sát cho thấy có đến 85% người Mỹ mắc bệnh nứu răng (periodontitis) chỉ vì không đi khám răng hàng năm. Bệnh nứu răng (hay “nha chu”) âm thầm nhưng hết sức nguy hiểm, đó là sự nhiễm trùng của các mô và xương bao quanh răng, lâu dần nướu bị tụt và tách khỏi răng, răng sẽ bị lung lay, chân răng sẽ tách rời khỏi xương hàm.
Những cái răng tuy nhỏ nhưng lại gây ra nhiều tác hại rất lớn. Ngoài việc gây đau nhức khó chịu, hơi thở nặng mùi, một hàm răng và khoang miệng không lành mạnh sẽ dẫn đến một cơ thể suy nhược. Gần đây, một cuộc nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy có sự liên hệ giữa khoang miệng dơ với chứng “trên bảo dưới không nghe” của nam giới. Trong 33 ngàn người đàn ông Đài Loan bị mắc chứng liệt dương (erectile dysfunction) thì có đến 27% bị bệnh viêm nứu răng. (1)
Một điều may mắn là nha khoa ngày nay đã có những bước tiến bộ to lớn. Các nha sĩ được huấn luyện những cách giúp bệnh nhân vượt qua cơn sợ hãi. Các dụng cụ chữa răng cũng tân tiến hơn trước rất nhiều để bệnh nhân không còn đau đớn hay chỉ đau đớn rất ít.
Dưới đây là 10 điều nha sĩ muốn bạn biết để bạn không còn e ngại đi khám răng nữa và cũng để giúp bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn. (2)
1. Chúng tôi biết mỗi lần đi khám răng là bạn khó chịu lắm. Chuyện bình thường thôi. Trong lúc bị (đè) ra khám răng, bạn cảm thấy mình không còn làm chủ được một phần cơ thể của mình nữa. Ngoài ra, bạn còn lo không biết lúc nào mình sẽ bị một cái đau nhói óc. Thành ra chữa răng cũng giống như lái cái xe gắn máy cà tàng, không biết lúc nào nó lăn đùng ra. Nha sĩ chúng tôi hiểu mà. Bạn chỉ cần nói cho chúng tôi biết là bạn đang lo lắng thì chúng tôi sẽ tìm cách để bạn yên lòng hơn. Chúng tôi sẽ trình bày với bạn từng bước của công việc, hoặc sẽ ngưng lại nhiều hơn để bạn được dịp nghỉ ngơi, lấy sức... gồng tiếp.
2. Khi chích
thuốc tê (anesthesia injection) bạn thường thấy nhói lên một cái. Không
phải cái mũi kim làm bạn đau đâu mà đó là do thuốc tê làm da ở chân răng
giãn nở quá nhanh. Nhưng nếu bạn không thích bị đau (hoặc vì thấy cái
kim nhọn lểu ớn quá) thì cũng không sao hết. Bây giờ chúng ta đã có
“chiếc đũa nha khoa” (the dental wand). Gọi tên như thế vì bộ phận đụng
vào nứu răng trông giống như một chiếc đũa, đúng hơn, nó giống một cây
viết, và nha sĩ cũng
cầm nó như cầm cây viết vậy. Chiếc đũa được gắn với một bộ phận được
điều chỉnh bằng computer. Thuốc tê từ đũa được đưa vào da một cách từ từ
nên bạn sẽ không còn thấy nhói buốt như bị chích bằng kim nữa. Bạn nên
hỏi xem phòng nha khoa có trang bị cái đũa “thần kỳ” đó không nha.
3. Khi chữa răng nếu cứ hả miệng to hoài thì mệt ghê lắm, nhất là khi làm tuốt trong hàm, chỗ mấy cái “răng khôn” (whisdom teeth, back molars). Nếu bạn thấy mỏi cứ nói cho biết nhé, chúng tôi sẽ dùng một dụng cụ có tên “mouth prop” (hay “bite block”, tên Việt là “cục cắn”) để giữ hàm của bạn ở vị trí mở rộng.
4. Nếu răng bạn bị bể hay bị nứt, nhớ đến gặp chúng tôi càng sớm càng tốt bạn nhé. Đừng chờ tới lúc đau vì nếu bạn cảm thấy đau thì có nghĩa là cái răng đó đã bị sưng lên vì nhiễm trùng rồi. Bạn sẽ phải uống thuốc trụ sinh để tẩy trùng. Khi răng hết sưng và hết đau rồi mới trám (hay nhổ) được.
5. Bạn thấy hơi thở của mình không được thơm tho ư? Và bạn sợ chúng tôi sẽ khó chịu vì cái mùi trong miệng bạn ư? Đừng có lo. Đa phần chứng hôi miệng là do các vi khuẩn (bacteria) trong miệng gây nên, và phòng mạch nha khoa là nơi tốt nhất sẽ giúp bạn “lùng và diệt” cái bọn vi khuẩn đó.
6. Nhiều người chúng ta thích ăn đồ ngọt, cái này hại răng lắm, vì chất đường tạo thành chất axít (acid) phá hủy men răng. Một cách giảm thiểu sự nguy hại là nên chọn ăn chocolate thay vì ăn bánh vì chocolate sẽ được nước bọt đẩy ra khỏi răng trong khi bánh sẽ tạo ra chất dính nhão bám lâu hơn trên răng.
7. Nếu bạn không thể đánh răng (hay xỉa răng bằng chỉ) ngay sau khi ăn, bạn nên nhai một thanh kẹo gâm loại không có đường (sugaless chewing gum). Nhai kẹo gâm làm miệng tiết nước bọt. Lượng nước bọt càng tăng thì khả năng tái tạo độ pH (độ acid hay base) trong miệng càng tăng, giúp tẩy trừ chất axít do vi khuẩn tạo ra khi lên men thức ăn trong miệng.
8. Một số thuốc, như các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp, có thể tạo ra tình trạng khô miệng. Và như nói ở trên, khi miệng không đủ nước bọt thì chất axít sẽ nhiều và ăn mòn men răng. Nếu không để ý tới điều này thì ngay cả những người giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng dễ bị sâu răng.
9. Khi cần trám răng, bạn nên chọn chất liệu trám là composite thay vì amalgam. Tuy được gọi là “silver filling” và có màu bạc óng ánh nhưng amalgam có chứa nhiều chất thủy ngân (mercury) hơn chất bạc (silver). Còn composite (tên Việt là “trám răng thẩm mỹ”) còn được gọi là “white filling” hay “tooth-color filling” vì có màu trắng giống như màu răng - đúng ra là màu trắng với nhiều sắc độ để tiệp với màu răng tự nhiên của từng người. Bạn có thể thích amalgam vì rẻ tiền hơn nhưng về lầu dài nó sẽ nở ra và có thể làm nứt răng. Trong khi composite thì gắn kết tốt hơn tuy giá tiền có mắc hơn.
10. Bạn có dễ bị
buồn nôn (sensitive gag reflex) không? Đừng lo lắng nhé. Cứ nói cho
chúng tôi biết. Có người nhạy cảm với việc có vật lạ trong miệng tới mức
mỗi lần đánh răng họ cũng cảm thấy muốn nôn oẹ. Chúng tôi sẽ có cách để
giúp bạn giảm cơn buồn nôn. (Có người cho rằng một số thuốc bơm thông
cổ họng có thể làm giảm cơn buồn nôn - ML) (3)
Nói tóm lại, chúng tôi rất hiểu bạn chẳng thích gặp chúng tôi chút nào, nhưng vì sức khoẻ của chính mình bạn hãy cố gắng lên. Đừng lo rằng hàm răng của bạn sẽ làm chúng tôi bị sốc. Nói thiệt nha, chúng tôi thấy nhiều trường hợp còn đáng sợ hơn trường hợp của bạn nữa kia.
Điều quan trọng nhất vẫn là bạn hãy nói với chúng tôi những gì bạn lo ngại. Một bệnh nhân có nói thế này:
Khi sự sợ hãi tới mức quá đáng, một người có thể giống như bệnh nhân này: “Tôi là đàn ông và là một nhân viên phòng cháy chữa cháy. Tôi có thể lao vào một tòa nhà đang ngùn ngụt cháy chẳng chút khiếp sợ, ấy vậy mà cứ nghĩ đến phải lên ghế chữa răng là tôi rét run; ngay khi gõ mấy giòng chữ này tôi cũng cảm thấy bụng nhộn nhạo vì sợ.” Người ta gọi cơn sợ này là “dental fobia” (sự sợ khám/chữa răng).
Cũng chính vì sự sợ hãi này mà nhiều người đã lần lữa không chịu đến phòng mạch nha sĩ để khám răng. Một cuộc khảo sát cho thấy có đến 85% người Mỹ mắc bệnh nứu răng (periodontitis) chỉ vì không đi khám răng hàng năm. Bệnh nứu răng (hay “nha chu”) âm thầm nhưng hết sức nguy hiểm, đó là sự nhiễm trùng của các mô và xương bao quanh răng, lâu dần nướu bị tụt và tách khỏi răng, răng sẽ bị lung lay, chân răng sẽ tách rời khỏi xương hàm.
Những cái răng tuy nhỏ nhưng lại gây ra nhiều tác hại rất lớn. Ngoài việc gây đau nhức khó chịu, hơi thở nặng mùi, một hàm răng và khoang miệng không lành mạnh sẽ dẫn đến một cơ thể suy nhược. Gần đây, một cuộc nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy có sự liên hệ giữa khoang miệng dơ với chứng “trên bảo dưới không nghe” của nam giới. Trong 33 ngàn người đàn ông Đài Loan bị mắc chứng liệt dương (erectile dysfunction) thì có đến 27% bị bệnh viêm nứu răng. (1)
Một điều may mắn là nha khoa ngày nay đã có những bước tiến bộ to lớn. Các nha sĩ được huấn luyện những cách giúp bệnh nhân vượt qua cơn sợ hãi. Các dụng cụ chữa răng cũng tân tiến hơn trước rất nhiều để bệnh nhân không còn đau đớn hay chỉ đau đớn rất ít.
Dưới đây là 10 điều nha sĩ muốn bạn biết để bạn không còn e ngại đi khám răng nữa và cũng để giúp bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn. (2)
1. Chúng tôi biết mỗi lần đi khám răng là bạn khó chịu lắm. Chuyện bình thường thôi. Trong lúc bị (đè) ra khám răng, bạn cảm thấy mình không còn làm chủ được một phần cơ thể của mình nữa. Ngoài ra, bạn còn lo không biết lúc nào mình sẽ bị một cái đau nhói óc. Thành ra chữa răng cũng giống như lái cái xe gắn máy cà tàng, không biết lúc nào nó lăn đùng ra. Nha sĩ chúng tôi hiểu mà. Bạn chỉ cần nói cho chúng tôi biết là bạn đang lo lắng thì chúng tôi sẽ tìm cách để bạn yên lòng hơn. Chúng tôi sẽ trình bày với bạn từng bước của công việc, hoặc sẽ ngưng lại nhiều hơn để bạn được dịp nghỉ ngơi, lấy sức... gồng tiếp.
Dental wand Nguồn ảnh: OntheNet |
3. Khi chữa răng nếu cứ hả miệng to hoài thì mệt ghê lắm, nhất là khi làm tuốt trong hàm, chỗ mấy cái “răng khôn” (whisdom teeth, back molars). Nếu bạn thấy mỏi cứ nói cho biết nhé, chúng tôi sẽ dùng một dụng cụ có tên “mouth prop” (hay “bite block”, tên Việt là “cục cắn”) để giữ hàm của bạn ở vị trí mở rộng.
4. Nếu răng bạn bị bể hay bị nứt, nhớ đến gặp chúng tôi càng sớm càng tốt bạn nhé. Đừng chờ tới lúc đau vì nếu bạn cảm thấy đau thì có nghĩa là cái răng đó đã bị sưng lên vì nhiễm trùng rồi. Bạn sẽ phải uống thuốc trụ sinh để tẩy trùng. Khi răng hết sưng và hết đau rồi mới trám (hay nhổ) được.
5. Bạn thấy hơi thở của mình không được thơm tho ư? Và bạn sợ chúng tôi sẽ khó chịu vì cái mùi trong miệng bạn ư? Đừng có lo. Đa phần chứng hôi miệng là do các vi khuẩn (bacteria) trong miệng gây nên, và phòng mạch nha khoa là nơi tốt nhất sẽ giúp bạn “lùng và diệt” cái bọn vi khuẩn đó.
6. Nhiều người chúng ta thích ăn đồ ngọt, cái này hại răng lắm, vì chất đường tạo thành chất axít (acid) phá hủy men răng. Một cách giảm thiểu sự nguy hại là nên chọn ăn chocolate thay vì ăn bánh vì chocolate sẽ được nước bọt đẩy ra khỏi răng trong khi bánh sẽ tạo ra chất dính nhão bám lâu hơn trên răng.
7. Nếu bạn không thể đánh răng (hay xỉa răng bằng chỉ) ngay sau khi ăn, bạn nên nhai một thanh kẹo gâm loại không có đường (sugaless chewing gum). Nhai kẹo gâm làm miệng tiết nước bọt. Lượng nước bọt càng tăng thì khả năng tái tạo độ pH (độ acid hay base) trong miệng càng tăng, giúp tẩy trừ chất axít do vi khuẩn tạo ra khi lên men thức ăn trong miệng.
8. Một số thuốc, như các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp, có thể tạo ra tình trạng khô miệng. Và như nói ở trên, khi miệng không đủ nước bọt thì chất axít sẽ nhiều và ăn mòn men răng. Nếu không để ý tới điều này thì ngay cả những người giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng dễ bị sâu răng.
9. Khi cần trám răng, bạn nên chọn chất liệu trám là composite thay vì amalgam. Tuy được gọi là “silver filling” và có màu bạc óng ánh nhưng amalgam có chứa nhiều chất thủy ngân (mercury) hơn chất bạc (silver). Còn composite (tên Việt là “trám răng thẩm mỹ”) còn được gọi là “white filling” hay “tooth-color filling” vì có màu trắng giống như màu răng - đúng ra là màu trắng với nhiều sắc độ để tiệp với màu răng tự nhiên của từng người. Bạn có thể thích amalgam vì rẻ tiền hơn nhưng về lầu dài nó sẽ nở ra và có thể làm nứt răng. Trong khi composite thì gắn kết tốt hơn tuy giá tiền có mắc hơn.
Hai loại trám răng Nguồn ảnh: OntheNet |
Nói tóm lại, chúng tôi rất hiểu bạn chẳng thích gặp chúng tôi chút nào, nhưng vì sức khoẻ của chính mình bạn hãy cố gắng lên. Đừng lo rằng hàm răng của bạn sẽ làm chúng tôi bị sốc. Nói thiệt nha, chúng tôi thấy nhiều trường hợp còn đáng sợ hơn trường hợp của bạn nữa kia.
Điều quan trọng nhất vẫn là bạn hãy nói với chúng tôi những gì bạn lo ngại. Một bệnh nhân có nói thế này:
“Trình bày với nha sĩ về những điều mình muốn hay lo sợ có lẽ là điều giúp cho tôi nhiều nhất. Chúng tôi hiểu nhau hơn. Bây giờ ông ấy biết cách nên cho dụng cụ vào ở một góc khác với góc lúc trước để tôi bớt đau. Ông ấy nói người phụ tá đừng đặt ống hút nước sát vào má tôi. Ông ấy cũng không còn đặt vào miệng tôi quá nhiều dụng cụ cùng một lúc.”
Bạn thấy đó, đến gặp nha sĩ đâu có gì ghê gớm lắm phải không nào?
Gần đây, có một câu chuyện được loan tải cùng khắp, đó là chuyện một anh chàng đến cô bồ cũ là nha sĩ để chữa răng. Anh này bị chích thuốc tê đến mức mê man. Khi tỉnh dậy, anh thấy mặt bị băng kín. Kinh hoàng hơn, tất cả răng trong miệng bị nhổ sạch láng! Tin này làm cho nhiều người phát hoảng. Nhưng vài ngày sau, các báo lại đính chánh rằng đó chỉ là tin vịt cồ.(4)
Mong bài viết này sẽ giúp bạn không còn quá e ngại khi đi gặp nha sĩ, và chúc bạn có được một hàm răng khoẻ mạnh như lời ông bà mình từng khuyên “cái răng cái tóc là góc con người”.
Gần đây, có một câu chuyện được loan tải cùng khắp, đó là chuyện một anh chàng đến cô bồ cũ là nha sĩ để chữa răng. Anh này bị chích thuốc tê đến mức mê man. Khi tỉnh dậy, anh thấy mặt bị băng kín. Kinh hoàng hơn, tất cả răng trong miệng bị nhổ sạch láng! Tin này làm cho nhiều người phát hoảng. Nhưng vài ngày sau, các báo lại đính chánh rằng đó chỉ là tin vịt cồ.(4)
Mong bài viết này sẽ giúp bạn không còn quá e ngại khi đi gặp nha sĩ, và chúc bạn có được một hàm răng khoẻ mạnh như lời ông bà mình từng khuyên “cái răng cái tóc là góc con người”.
Nguồn:
(1). More connections shown between oral hygiene and Erectile Dysfunction Steve Walker, 25/05/2012
(2). Phần này được trích và lược dịch theo “14 things your dentist wants you to know”, báo First Magazine, số ngày 18/06/2012
(1). More connections shown between oral hygiene and Erectile Dysfunction Steve Walker, 25/05/2012
(2). Phần này được trích và lược dịch theo “14 things your dentist wants you to know”, báo First Magazine, số ngày 18/06/2012