Sunday, September 13, 2015

LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ NƯỚC HOA



 LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ NƯỚC HOA

Nước hoa và tinh dầu thơm được sử dụng từ ngày đầu trong lịch sử loài người. Sự bí ẩn của hương thơm ví như là thứ duy nhất mang đến nét nữ tính và sức hấp dẫn của chính người phụ nữ. 
Trong bài viết này, Vân Anh cùng các bạn chia sẻ những kiến thức để hiểu về cội nguồn lịch sử  và những quy luật nghiêm ngặt trong ngành công nghiệp nước hoa. 

  LỊCH SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC HOA.

Nước hoa và tinh dầu thơm được sử dụng từ ngày đầu trong lịch sử loài người và được ghi chép vào thời Hy Lạp và Trung Hoa cổ đại. Việc sử dụng tinh dầu thơm và nước hoa trong các nghi lễ tôn giáo và nghi thức trước khi kết hôn không khác biệt nhiều so với cách sử dụng thời nay. Sự bí ẩn của hương thơm ví như là thứ duy nhất mang đến sự nữ tính và hấp dẫn của chính người phụ nữ.
Một số mùi hương được chiết xuất từ nhựa hay sáp cây gọi là chất nhựa thơm hay ngâm những cánh hoa hoặc lá của hoa hồng cũng như bất kỳ loại cây nào có hương thơm. Con đường tơ lụa ngày xưa cũng theo đuổi kinh doanh hương liệu dưới hình thức hương gia vị, tinh dầu, các loại cây quý hiếm chính là những mùi hương tạo nên nước hoa. Mãi đến Thế Kỷ 19, ngành công nghiệp nước hoa ngày càng trở nên rõ nét hơn với những tiến bộ trong lĩnh vực hóa học. Này nay nước hoa được được sản xuất và phân phối rộng rãi hơn so với thời thực hiện nhỏ lẻ theo phương thức cá thể.
                       Lịch sự về sự phát triển của nước hoa

Từ “perfume” xuất phát từ cụm từ tiếng Latin, “per” có nghĩa thông qua và “fumus” có nghĩa là khói. Sau này người Pháp đặt là “parfum” để diễn tả hương thơm dễ chịu thoát ra khi đốt trầm hương. Nước hoa được sử dụng lần đầu tiên bởi những người Ai Cập như một phần nghi lễ tôn giáo. Hai phương pháp sử dụng chủ yếu vào thời điểm này dưới dạng đốt trầm hương hay bôi nhựa và mỡ thơm.
Tinh dầu thơm dùng trên da nhằm mục đích làm đẹp và làm thuốc. Trong thời kỳ phong kiến trung cổ, nước hoa chỉ được dành riêng cho các nghi lễ tôn giáo như rửa tội. Đến thời phong kiến mới (năm 1580-1085 trước công nguyên) nước hoa được dùng trong các lễ hội và phụ nữ Ai Cập dùng kem có hương thơm và các loại dầu như xà phòng, mỹ phẩm để dạo đầu cho “tình yêu”.
                  Lịch sử phát triển ngành công nghiệp nước hoa  
Sau đó, việc dùng nước hoa lan sang Hy Lạp, La Mã và giới Hồi giáo. Nước hoa được cộng đồng Hồi giáo sử dụng rộng rãi rồi lan sang Kito giáo. Đế chế La Mã sụp đổ đã thu hẹp sự phát triển của nước hoa. Mãi đến Thế Kỷ XII, khi quá trình giao thương phát triển thì việc dùng nước hoa bắt đầu hồi phục.
Nước hoa rất thành công vào Thế Kỷ XVII. Găng tay thơm bắt đầu trở nên phổ biến ở Pháp vào năm 1656 và hình thành các nhà sản xuất chuyên về nước hoa. Việc sử dụng nước hoa ở Pháp tăng trưởng đều đặn từ đó. Thậm chí cung điện Louis được mệnh danh là “Cung điện nước hoa” do mùi hương được dùng hằng ngày từ trên da đến quần áo, quạt và đồ đạc. Thế Kỷ thứ XVIII mang đến cuộc cách mạng cải tiến trong lĩnh vực chế tạo nước hoa với phát minh ra Eau de Cologne
Hỗn hợp thanh mát từ hương căn thảo, cam bergamot và chanh được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như: pha loãng trong nước tắm, trộn cùng rượu vang, ăn cùng đường, làm nước xúc miệng, thuốc xổ hay là một trong các thành phần thuốc đắp, thuốc tiêm,…Sự đa dạng của những bình nước hoa vào Thế Kỷ XVIII cũng phát triển cùng thời với nước hoa và cách dùng nước hoa với kiểu chai nước hoa hình quả lê Louis XIV rất đẹp. Thủy tinh ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt ở Pháp đánh dấu bằng sự ra đời nhà máy Baccarat năm 1765. Cùng với ngành công nghiệp mỹ thuật hội họa, nước hoa đã trải qua sự thay đổi sâu sắc trong Thế Kỷ XIX.
                      Lịch sử phát triển ngành công nghiệp nước hoa
Thay đổi về sở thích và sự phát triển của ngành hóa học hiện đại đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp nước hoa ngày nay. Thuật giả kim đã mở đường cho ngành hóa và nước hoa. Cuộc cách mạng Pháp nổ ra nhưng thể nào kiềm hãm sở thích về nước hoa, thậm chí hương thơm còn được mệnh danh là “Hội nước hoa”. Dưới chính quyền sau cách mạng, một lần nữa mọi người tiếp tục dám thể hiện sở thích dùng các loại hàng xa xỉ phẩm trong đó có nước hoa. Sự phong phú của những túi hộp trang điểm chứa nước hoa xuất hiện vào Thế Kỷ XIX.
Nhờ sự phát triển thương mại về hoa nhài, hoa hồng và cam; thị trấn Grasses ở Provence đã trở thành trung tâm sản xuất nguyên liệu thô lớn nhất. Đạo luật dành cho những nhà sản xuất nước hoa ở Grasses thông qua năm 1724. Paris trở thành đối tác thương mại lớn của Grasses và là trung tâm nước hoa của thế giới thời bấy giờ. Hãng nước hoa Houbigant với nước hoa Quelques Fleurs còn phổ biến hiện nay, LubinRoger & Gallet và Guerlain đều đặt trụ sở tại Paris. Năm 1976, James Henry Creed thành lập hãng nước hoa Creed tại London.   
                Lịch sử phát triển ngành công nghiệp nước hoa  
  
Lần lượt các hãng nước hoa nổi lên ở Châu Âu. The Crown Perfumery thành lập năm 1872 bởi William Sparks Thomson - nhà sản xuất váy và áo nịt ngực. Để phục vụ giới thượng lưu Luân Đôn và Châu Âu, ông đã cho ra mắt bộ sưu tập nước hoa mang tên Flower Fairies theo tông hương hoa. Nữ hoàng Victoria đã cho phép Crown Perfumery sử dụng hình ảnh vương miệng của bà trên nắp các chai nước hoa. Năm 2002, Clive Christian đã cho ngưng sản xuất nước hoa Crown và thay và đó là dòng sản phẩm nước hoa cao cấp Clive Christian.
Chẳng bao lâu ngành công nghiệp sản xuất chai trở nên ngày càng quan trọng. Nhà sản xuất nước hoa Francois Coty đã hợp tác cùng Rene Lalique. Sau đó, Lalique làm chai cho nước hoa Guerlain, D'Orsay, Lubin, Molinard, Roger & Gallet… Rồi đến Baccarat làm cho Mitsouko (Guerlain), Shalimar (Guerlain),… Nhà sản xuất thủy tinh Brosse đã kiến tạo nên những chai nước hoa khó quên như Jeanne Lanvin's ArpegeChanel No.5 nổi tiếng và gần đây nhất là độc quyền cho nước hoa  Parfums Raffy. Hương hoa bắt đầu trở nên phổ biến vào Thế Kỷ XX. Nước hoa Fracas của Robert Piguet tung ra thị trường vào năm 1948 do bậc thầy Germaine Cellier sáng chế với đặc trưng những nốt hương hoa huệ.
                    

Năm 1921, Couturier Gabrielle Chanel cho ra mắt thương hiệu riêng về nước hoa do Ernest Beaux tạo ra. Bà gọi nó là Chanel No.5 vì nó là dòng hương thơm thứ 5 mà Ernest Beaux trình bà chọn lựa. Chuyên gia Ernest Beaux là chuyên gia chế tác nước hoa đầu tiên sử dụng cân đối Aldehyde trong chế tạo nước hoa.
Những năm 1930 chứng kiến sự xuất hiện của dòng hương da và hoa. Nó trở nên phổ biến với sự ra mắt của Je Reviens Worth (1932), Fleurs de Rocaille Caron (1933) và Jean Patou Joy (1935), Đỉnh cao nước hoa Pháp là vào những năm 1950 với các nhà thiết kế như Christian Dior, Jacques Fath, Nina Ricci, Pierre Balmain,… khi tạo ra những hương thơm đặc trưng của riêng hãng.  
Sự phổ biến gần đây của nước hoa cũng ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mặc dù hầu hết các chuyên gia đều không cho rằng nó dài lâu. Nhưng đến nay, đã có hơn 30.000 nhãn hiệu nước hoa trên thị trường và nước hoa không còn chỉ dành cho người giàu. Ngành công nghiệp nước hoa đã trải qua nhiều thay đổi về kỹ thuật, nguyên liệu và phong cách. Tất cả tạo nên một nền công nghiệp nước hoa hiện đại, đầy sáng tạo, lãng mạn thu hút đông đảo người dùng.
Trong những năm gần đây, những thương hiệu nước hoa nhỏ và độc quyền được bán trên thị trường. Chúng được biết đến là những thương hiệu dành riêng cho thị trường ngách như Amouage, Montale, Xerjoff, Parfumerie Naturelle, Bois 1920, Odori có mùi hương và thiết kế tuyệt đỉnh với giá rất cao. Những dòng nước hoa này chứa tinh dầu thơm tốt nhất từ các nơi trên thế giới và đã làm sống lại niềm đam mê nước hoa của nhiều người. 

 LUẬT LỆ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC HOA.

Các ngành công nghiệp nước hoa và hương liệu tuân theo quy định của FDA (U.S. Food and Drug Administration) và GRAS cũng như các quy định nội bộ của tổ chức RIFM (Research Institute For Fragrance Materials) và IFRA(International Fragrance Association).
FDA bắt buộc phải liệt kê các thành phần trong mỗi một sản phẩm chỉ riêng ngành công nghiệp nước hoa được đặc cách với lý do bí mật thương mại.
GRAS viết tắt của "generally recognized as safe” nghĩa là “công nhận sự an toàn" và được áp dụng từ những năm 1850. Bất kỳ chất nào được sử dụng sau năm 1958 phải đáp ứng nghiêm ngặt các nguyên tắc và chế độ kiểm tra để chắc chắn rằng chúng an toàn cho người dùng. GRAS không phải là một quy định của FDA mà chính là quy định của ngành công nghiệp. Việc chọn lựa trong GRAS thể hiện sự an toàn của các thành phần sử dụng cho nước hoa.
RIFM là Viện Nghiên cứu Hương liệu, được thành lập vào năm 1966 tập trung nghiên cứu về hương liệu thường được sử dụng trong nước hoa, là cơ quan thực hiện kiểm tra và thử nghiệm độc tính dị ứng cũng như những tổn hại do ánh nắng. Sau khi thử nghiệm, kết quả này sẽ được gửi đến IFRA, Hiệp hội Nước hoa Quốc tế để tiến hành đánh giá. Sau đó, IFRA sẽ xác định tính an toàn sử dụng của hương liệu trong nước hoa.
                      

ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE CỦA HƯƠNG LIỆU HÓA HỌC.

Theo định nghĩa, nước hoa là tổng hợp các thành phần hợp chất hữu cơ được bay vào không khí bằng hơi nước và đó là lý do tại sao chúng ta ngửi thấy. Nước hoa dùng để tạo hương trong không khí và cơ thể nhưng chúng có thể gây ta những tác hại ảnh hưởng đến da, hệ thần kinh và làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà. Đặc biệt, những người bị bệnh hen sẽ có những phản ứng rất gay gắt với mùi hương có thể dẫn tới nhập viện. Việc dùng nước hoa cũng có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu cho những ai bị rối loạn tiền đình.
Con người ngày càng sử dụng nước hoa thì càng tăng thêm nhiều vấn đề và mối bận tâm. Chất lượng bầu khí quyển có thể tác động đến những ai tiếp xúc với nước hoa có nồng độ hóa chất quá mạnh, một số trường hợp gây nên cảm cúm, một số bị dị ứng sau khi tiếp xúc. Những tác dụng phụ xảy ra chỉ khi lỏng lẻo các quy trình và tiêu chuẩn trong việc thử nghiệm, nghiên cứu hương liệu dùng để sản xuất nước hoa.
 THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG NƯỚC HOA.
Nước hoa là hợp chất hữu cơ tự nhiên và tổng hợp rất dễ bay hơi trong tự nhiên. Bốc hơi là cách thức mà nước hoa bay. Thành phần cơ bản của nước hoa bao gồm cồn ê-ti-lích, nước, tinh dầu ở dạng cô đặc của hợp chất hương hữu cơ, hương tổng hợp và những hoạt chất duy trì mùi hương…