Malaysia chính thức xác nhận mảnh vỡ của máy bay MH 370 / 3:24
Ngày hôm nay (06/08) Thủ tướng Malaysia đã xác nhận mảnh vỡ trôi dạt lên đảo Reunion (thuộc Pháp) chính là một phần của chiếc máy bay MH370.
Phát hiện này chính là bước tiến đầu tiên trong hành trình đi tìm chiếc máy bay MH370, vốn đã mất tích một cách đầy bí ẩn 17 tháng trước.
Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak công bố thông tin chấn động này trên truyền hình quốc gia.
Ông Najiab đã bật khóc ngay sau khi công bố thông tin này.
Trong buổi họp báo công bố này, ông Najiab chia sẻ:"Hôm nay là tròn 515 ngày kể từ khi xảy ra vụ mất tích, với sự tiếc thương vô hạn, tôi xin công bố rằng các mảnh vỡ dạt lên đảo Reunion (đảo thuộc lãnh thổ của Pháp nằm tại phía tây Ấn Độ Dương - PV) thực sự là một phần của MH370.
Toàn cảnh bờ biển đảo Reunion nơi mảnh cánh máy bay MH370 dạt vào.
Lúc này các sĩ quan Reunion đã có mặt với hy vọng tìm thấy thêm những mảnh vỡ khác.
Mặc dù thông tin mới vừa được công bố, nhưng các phóng viên thông tấn đã có mặt đầu tiên trên bờ biển đảo Reunion.
Theo thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trên truyền hình quốc gia, thì một đội chuyên viên quốc tế đã nghiên cứu kỹ và xác nhận đây chính là một mảnh cánh phụ của chiếc máy bay MH370. Đây là dấu hiệu đầu tiên của phi cơ này sau gần 1 năm rưỡi ngày biến mất.
Trong buổi họp báo công bố này, ông Najiab chia sẻ:"Hôm nay là tròn 515 ngày kể từ khi xảy ra vụ mất tích, với sự tiếc thương vô hạn, tôi xin công bố rằng các mảnh vỡ dạt lên đảo Reunion (đảo thuộc lãnh thổ của Pháp nằm tại phía tây Ấn Độ Dương - PV) thực sự là một phần của MH370.
Sau khi dạt lên bờ biển đảo Reunion tuần trước và được mang về Pháp kiểm tra, mảnh cánh máy bay này đã bị nước biển tẩy sạch dấu vết, nhưng các nhà khoa học tại viện nghiên cứu kỹ thuật hàng không DGA, thành phố Toulouse đã tìm ra đó chính là mảnh cánh liệng treo (Flaperon), loại được thiết kế cho máy bay Boeing 777 - Cùng loại với MH370.
Bản vẽ chỉ rõ các phần của cánh máy bay Boeing 777.
Sau đó, họ phải tìm manh mối từ cách luyện kim, cách sử dụng ốc và những mảnh vụn sơn hiếm hoi còn sót lại và hàng loạt phương pháp điều tra nữa để đưa ra quyết định chính thức.
Bên ngoài viện nghiên cứu DGA thành phố Toulouse, Pháp lúc này đang có rất nhiều xe cảnh sát và phóng viên.
Vào tháng 6 năm 2014, các chuyên gia của Cục An toàn Giao thông Vận tải Úc (ATSB) đã sử dụng máy tính để mô phỏng lại vụ mất tích này dựa trên các tình tiết có được, họ dự đoán rằng các mảnh vỡ sẽ dạt vào bờ biển phía tây Indonesia, ngày hôm nay đại diện ATSB đã lên tiếng thừa nhận sai lầm lớn đó.
Khi trên đường đi từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hồi tháng 3 năm 2014, chiếc máy bay này đã đột ngột mất tích, mang theo 239 hành khách và phi hành đoàn. Trong suốt 1,5 năm qua, rất nhiều nước đã tham gia tìm kiếm cứu hộ với phạm vi lên tới 7,3 triệu dặm vuông trên biển Ấn Độ Dương.