Wednesday, July 29, 2015

32 LOÀI CÂY CẢNH CÓ ĐỘC TỐ... ( Kim Chi Sưu Tầm )




32 LOÀI CÂY CẢNH CÓ ĐỘC TỐ


  Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, cho biết, trong số những loại cây cảnh được trồng phổ biến hiện nay có nhiều loài chứa chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn phải với lượng lớn. Tuy nhiên, việc gây độc cũng còn tùy thuộc cơ địa của mỗi người.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP HCM, cũng cho rằng không nên loại bỏ hoàn toàn cây cảnh có chứa độc tố bởi không phải ai tiếp xúc với các cây này cũng đều bị ngộ độc. Khả năng gây ngộ độc của cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như hấp thụ lượng nhiều hay ít, hàm lượng chất độc trong cây cao hay thấp (tùy thuộc vào phương pháp trồng, dinh dưỡng, khí hậu thổ nhưỡng), cơ địa mỗi người (người hệ miễn dịch tốt có thể kháng được độc tố nên không bị ngộ độc)... Mặt khác một số loài cây được cho là "lành" nhưng khi đặt trong nhà kín vào buổi tối có thể gây ngộ độc bởi khí CO2 thải ra từ lá cây.
Thông thường những vụ ngộ độc vì ăn phải hoa lá của cây cảnh xảy ra ở trẻ nhỏ. Cơ thể các em còn non nớt, mà trẻ lại hay tò mò hái hoa lá rồi đưa vào miệng. Do đó tốt nhất, khi trồng cảnh trong nhà nên đặt chúng ở bệ cao, xa khỏi tầm với của tr. Lưu ý dọn sạch quả, hạt, lá của cây rơi xuống vì vẻ đẹp của chúng có thể kích thích trí tò mò của bé. Ngoài ra không nên để cây xanh trong nhà vào buổi tối vì cây nhả khí CO2 có thể gây ngộ độc.
Theo các chuyên gia, 32 loài cây cảnh có độc tố phổ biến hiện nay gồm:

1. Ngô đồng:
 Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Cây ngô đồng được trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta.
2. Huệ lili:
 Củ có chất độc lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào. Nuốt phải nhựa cây có thể gây nôn mửa, tiếp xúc trực tiếp gây bỏng rát, ngứa da.
Huệ lili.
3. Thơm ổi
Quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu.
Hoa thơm ổi được trồng làm cảnh phổ biến ở TP HCM.
4. Đỗ quyên:
Tất cả các bộ phận đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Từ 100 đến 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Đỗ quyên được bày bán phổ biến ở các cửa hàng hoa tại TP HCM.
5. Chuỗi ngọc:
 Toàn thân có chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Cây chuỗi ngọc.
6. Hồng môn:
 Có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
Hồng môn.
7. Cẩm tú cầu
Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Cẩm tú cầu.
8. Xương rồng bát tiên:
 Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

Xương rồng bát tiên.

9. Thủy tiên:
Củ có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, thậm chí tử vong khi ăn phải với lượng lớn.
6695758.jpg
Thủy tiên.

10. Trầu (trầu bà, trầu ông...): Lá và thân có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
traubathai_1411375780.jpg
Trầu bà.

11. Tulip: Củ có chất tulipene, ăn vào sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
9-1354305717_500x0.jpg

12. Lục bình: Tất cả các bộ phận đều chứa độc, có thể gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
cay20.jpg
Lục bình.

13. Cây thế kỷ (hay thùa): Theo khuyến cáo trên trang Homeguides, nhựa của cây này khá độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
cay-thua-4071-1385706750.jpg
Cây thùa.
Trong thành phần cây thế kỷ có tinh thể calcium oxalate sản sinh ra hợp chất saponin. Saponin cũng tìm thấy trong nhiều họ thực vật, với một số biển thể rất độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng nếu ăn phải. Ngoài ra, người hoặc động vật vô tình hấp thụ saponin sẽ rất khó tiêu hóa.

14. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Lá và củ đều có chất độc đường ruột calcium oxalate, gây ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc nếu ăn phải.

cay8.jpg


15Môn kiểng: Toàn thân có chất độc calcium oxalate và asparagine, dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột khi ăn phải.

mon1_1411376724.jpg
Môn kiểng

16. Môn lá lớn:
 Tất c bộ phận trên cây đều chứa chất calcium oxalate asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
cay12.jpg
Môn lá lớn.

17. Anh Thảo:

 Củ có chất độc alkaloid gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
cay10.jpg

18. Dạ lan:
 Củ có độc tố alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

19Xương rồng kiểng:
 Nhựa gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, ăn vào có thể gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa.
cay16.jpg
Xương rồng.
20. Trúc đào: 
Toàn thân có chất cực độc oleandrin, neriin gây ngộ độc khi chạm vào cây hoặc nuốt phải; Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim.

truc-dao3-1351675607_500x0.jpg

21. Mã tiền:
 Hạt cây chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin. Ngoài ra còn có độc tố strychnine, gây nôn nếu ăn phải.
image005.jpg
Mã tiền.
22. Bã đậu:
 Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng. 
ba-dai.jpg
Bã đậu.
23. Hồi núi:
 Còn gọi là đại hồi núi. Bộ phận độc nhất của cây là quả và lá. Uống phải tinh dầu của cây này có thể gây bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu, chân tay lạnh, cổ họng nóng rát, bụng và dạ dày đau dữ dội, kèm theo nôn mửa, chảy dãi liên tục.
hoi-nui-1351675576_500x0.jpg
Hồi núi.
24. Ngoắt nghẻo:
 Củ và cây có chất kịch độc colchicine cùng một số alkaloid khác. Nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, mất cảm giác, hôn mê, thậm chí tử vong.
1383726333.581.jpg
Ngoắt nghẻo.
25. Một số loại cà kiểng (chẳng hạn như cà độc dược): 
Loài thực vật này được còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường, người tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể b nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
benh-thoat-vi.jpg
Cà độc dược.

26. Lưu ly
Cũng giống như cà độc dược, hoa lưu ly chứa chất độc có thể gây ngứa, nổi mẩn, chóng mặt, nhức đầu, o giác, hôn mê.
luu-ly_1411442509.jpg
Hoa lưu ly.
27. Thiên điểu
Hoa và hạt có các chất gây ngộ độc đường ruột, tiếp xúc hoặc ăn vào sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
thien-dieu_1411442690.jpg
Hoa thiên điểu.
28. Thông thiên (hay huỳnh liên):
 Hoa, lá, quả và hạt có độc tố thevetin, neriin, glucozid, ăn vào có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
1.jpg
Cây thông thiên.
29. Vạn niên thanh:
 Độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể calcium oxalate, ngoài ra còn do các enzyme phân giải protein trong các tế bào tạo tinh thể. Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể calcium oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa. Tiếp xúc với lá cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.
20143316242958.jpg
Vạn niên thanh.
30Vạn tuế
Vỏ, ngọn và hạt cây đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mãn tính. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.

van-tue_1411443618.jpg
Cây vạn tuế.
31. Lan chuông:
 Hoa và quả đều chứa chất độc có thể gây hại.
hoa-lan-chuong-4_1411444201.jpg
Hoa lan chuông.
32. Anh đào đen (hay nightshade): 
Ăn phải trái của cây này có thể bị mất giọng, hô hấp khó, co giật, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Anh đào đen.