Saturday, May 23, 2015

TIN Y KHOA: VITAMIN D ( Chuyển Bởi Hồ Thại )





TIN Y KHOA: VITAMIN D


MỘT HY VỌNG MỚI CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯ:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG SINH TỐ D.


Chu Tất Tiến


Trong tuyển tập nghiên cứu về bệnh Ung Thư (Critical Reviews in Oncology Hematology) được ấn hành bởi Elsevier, nhà xuất bản lớn nhất thế giới về khoa học và y khoa, có một chương nói về cách điều trị và phòng ngừa ung thư của hai Giáo Sư Y Khoa người Việt Nam: Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan.
Bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Hội Viên (Fellow) của 6 trường Đại Học về Chuyên Khoa Y Khoa và 1 trường Đại Học Y Khoa Anh Quốc. Ông là Giáo Sư Thỉnh Giảng của Đại Học Y Khoa UCLA, Giáo Sư của trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan là Hội Viên của 3 trường Đại Học Chuyên Khoa Y Khoa và là Giáo Sư trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.

Nhân một cơ hội được đọc chương về Cách Dùng Sinh Tố D để trị Bệnh Ung Thư nói trên, người viết đã làm một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với Giáo Sư Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh.

-H: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc nghiên cứu về Sinh Tố D để trị và ngăn ngừa bệnh ung thư.
-Đ: Tôi đã nghiên cứu về sự liên hệ của sinh tố D và bệnh ung thư từ 20 năm nay. Tôi đã từng hợp tác nghiên cứu với một giáo sư nổi tiếng về Sinh tố D của Mỹ. Lý do dẫn tôi tới việc nghiên cứu này là một khám phá tình cờ. Trong lúc điều trị cho những người Việt Nam bị bệnh ung thư, tôi nhận thấy những bệnh nhân này có một đặc điểm chung là cùng thiếu Sinh tố D. Trước đó, tôi đã chia xẻ điều khám phá này với các vị thầy cũng như đồng nghiệp của tôi nhưng rất ít người đồng ý với ý kiến của tôi, có khi còn cho ý kiến ngược lại. Tôi nhớ khi tôi còn ở Đại Học UCLA và bắt đầu nghiên cứu về sự liên hệ giữa sinh tố D và căn bệnh quái ác này, ông thầy tôi gọi điện thoại cho tôi, chê trách là tôi không hiểu gì về sinh tố D cả. Ông thầy cho rằng người dân ở California không bao giờ thiếu Sinh tố D. Nhưng kêt quả thực tế do tôi khám phá là các người bệnh ung thư ở California đều thiêu sinh tố D. Mãi sau này, ông thầy tôi mới xin lỗi vì không bao giò ông nghĩ là các bệnh nhân ung thư đều thiếu sinh tố D.

-H: Điều đáng mừng là sinh tố D có thể mua tại bất cứ dược phòng nào, phải không?
-Đ: Thật ra không phải cứ là sinh tố D thì có thể mua tự do tại các dược phòng. Có nhiều loại sinh tố D. Loại sinh tố D dùng để chữa bệnh ung thư phải có toa bác sĩ mới mua được. Loại cần toa bác sĩ này tốt gấp 10 lần các loại thông thường. Mấy loại mua ngoài chợ không có giá trị. Bản thân tôi khi chữa trị cho người mắc bệnh ung thư, đều dùng loại cần toa bác sĩ. Yếu tố này, thoạt đầu, cũng không được các đồng nghiệp khác đồng ý. Ngay chính ông thầy tôi cũng phản ứng khi được biết tôi chuyên dùng loại sinh tố D cần toa bác sĩ. Ông Thầy tôi cũng thắc mắc hỏi tại sao tôi chỉ cho toa mua loại này, sao không cho họ xài loại bán ngoài chợ. Các khảo cứu sau này cho thấy chỉ có loại sinh tố D cần toa bác sĩ, vì chỉ có loại ấy mới bám vào tế bào và tác dụng trên tế bào ung thư.

-H: Khi tôi còn đi học, tôi được nghe nói là các yếu tố tiền sinh tố D nằm dưới da, có đúng không?
-Đ: Đúng thế, các yếu tố tiền sinh tố D3 nằm dưới da. Nhờ tia ultra violet của mặt trời, các yếu tố này biến thành 25-sinh tố D3. Các chất 25-sinh tố D3 này vào tới thận biến thành 1,25-sinh tố D3. Chính 1,25-sinh tố D3 này mới có tác dụng trên cơ thể. Chất tiền 24,25-sinh tố D3, nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì không thể biến thành 1,25-sinh tố D3. Nhưng cũng có trường hợp luôn ở dưới ánh nắng mặt trời nhưng vẫn thiếu sinh tố D3. khỏang 1/3 đến phân nửa dân số sinh sống ở Sub-Sahara Phi Châu và Trung Đông được xem là thiếu sinh tố D. Như những người da đen, họ thường thiếu sinh tố D vì da họ đen quá làm cản tác dụng biến tiền sinh tố D thành sinh tố D3. Mũ che nắng, Sunblock cũng cản tia tử ngoại (UV) nữa. Da của người lớn tuổi cũng cản tia tử ngoại. Tế bào da của người lớn tuổi cũng không phát triển, thì người lớn tuổi cũng sẻ thiếu sinh tố D.

-H: Còn yếu tố nào làm thiếu sinh tố D không?
-Đ: Người Việt Nam thường bị viêm gan, các tế bài gan giảm đi, thi việc thay đổi từ 25-sinh tố D sang 1,25-sinh tố D3 cũng giảm đi. Đau thận cũng làm giảm thiểu sự biến hóa 1,25-sinh tố D3. Một điều cần lưu ý là có nhiều người phơi nắng rất nhiều cũng thắc mắc tại sao tôi thiếu sinh tố D. Phơi nắng nhiều quá, thì lại làm một lớp da ngoài bị cháy đi, biến thành lớp cản không tiếp nhận tia hồng ngọai tuyến (UV) nữa. Do đó việc đem người bệnh ung thư đi phơi nắng cũng gặp môt trở ngại là không biết độ nắng là bao nhiêu thì tốt.

-H: Bác sĩ có thể nói thêm về quan hệ giữa sinh tố D và bệnh ung thư như thế nào được không?
-Đ: Sinh tố D liên quan đến ánh nắng mặt trời. Vùng nào nhiều ánh nắng mặt trời thì ít ung thư. Vì thế những vùng càng xa xích đạo bao nhiêu thì càng thiếu sinh tố D, như vùng cực bắc âu thì thiếu sinh tố D rất nhiều, Người ta thấy có một liên hệ mật thiết giữa sinh tố D và bệnh ung thư, những người thiếu sinh tố D thì có tỷ lệ bị ung thư cao hơn người có nhiều sinh tố D. Như ở Norway, có nhiều county, những county ở cực Bắc thì tỷ lệ ung thư cao hơn vùng county phía nam, nơi mà người ta giầu sinh tố D hơn người cực bắc. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của thời tiết: Mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên số người bị ung thư tăng lên rất nhiều, Mùa hè thì giảm đi. Điều quan trọng là nếu dùng sinh tố D trong việc điều trị thì hy vọng khỏi bệnh càng cao.

-H: Cám ơn bác sĩ. Mong rằng đây là một khám phá mới đem lại nhiều hy vọng cho những người mắc phải cơn bệnh của Thần Chết này.

Mỗi ngày uống một cốc nước ấm sẽ rất tốt cho cơ thể
Uống nước ấm mỗi ngày không những giúp bạn có một tâm trạng tốt mà còn đẩy lùi được một số bệnh thường gặp.

Nước là một phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, 2/3 trọng lượng cơ thể là nước, được phân bổ như sau: Nước chiếm 83% trong máu, 75% trong cơ bắp, 74% trong não và trong xương là 22%. Nước cần thiết cho sự sống còn của con người, vì nó đảm bảo cho cả cơ thể hoạt động trơn tru.
Thiếu nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất nước, gây trở ngại cho máu lưu thông. Nó làm cho não ít hoạt động, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Nước giữ cho hệ thống tiêu hóa thực hiện đúng chức năng và đào thải được những độc tố ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể uống nước ấm ít nhất là 1-2 lần một tuần hoặc nhiều hơn nếu muốn. Nhiệt độ của nước không nên quá nóng mà chỉ cần đủ nóng để làm cho bạn đổ mồ hôi sau khi uống. Trong thực tế, đổ nhiều mồ hôi sau khi uống sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.


Tuy nhiên, cần lưu ý là, khi uống một cốc nước ấm, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên một chút và cơ thể tự hạ nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Sau khi ra nhiều mồ hôi, hãy lau người thật khô và uống cốc nước ấm khác (ít nóng hơn) để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.

Dưới đây là một số tác dụng tích cực khi tạo cho mình thói quen uống nước ấm:

- Tâm trạng tốt: Bằng cách uống nước ấm, bạn có thể “loại bỏ” được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ra khỏi hệ thống thần kinh . Nó đồng thời giúp “làm sạch” trong suy nghĩ và tạo cho bạn một trạng thái cảm xúc tốt hơn.

- Tránh bệnh tật: Uống nước ấm giúp làm sạch lỗ mũi. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang bị tắc nghẽn mũi khi bị bệnh. Hơi từ nước nóng làm lỏng tất cả các chất nhầy trong mũi để thông mũi và dễ thở hơn.

Nước ấm cũng sẽ làm cho bạn đổ mồ hôi và loại bỏ một số độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, khỏe mạnh hơn và phòng tránh được một số bệnh thông thường.


Một số cách uống nước ấm có lợi cho cơ thể

1. Tăng miễn dịch: Cho một chút nước chanh và mật ong vào cốc nước ấm để uống sẽ thúc đẩy khả năng miễn dịch.

2. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh: Uống nước ấm vào buổi sáng sẽ “giết” chết các vi khuẩn có hại trong cổ họng và ruột, giúp khôi phục lại độ ẩm của cơ thể bị mất trong đêm.

3. Làm sạch cơ thể: Uống một ly nước ấm pha với một ít nước chanh trước khi ăn sáng có thể là một giải pháp hoàn hảo để làm sạch cơ thể bạn.

4. Táo bón: Uống nước ấm hàng ngày là một phương thuốc được coi là có thể làm giảm táo bón vì nó kích thích ruột.

Vì vậy, từ nay trở đi, ngay sau khi bạn thức dậy, hãy uống một ly nước ấm để tốt nhất cho sức khỏe.

Chu Tất Tiến