Cô Tám kể chuyện Nails
Khi
nói về nails, người ta thường nhắc tới bà Tippi Hedren, một diễn viên điện ảnh,
người mẫu và luôn cổ võ về bảo vệ súc vật (animal rights activist). Ngoài ra,
bà ta cũng giải cứu những sinh vật trong khu Shambala Preserve thiết lập năm
1983. Sau cùng, điểm nổi nhất là bà Hedren giúp người Việt tị nạn phát triển
nail salons.
Người Việt mình ở Mỹ làm ngành nails đông vô kể, trong mọi
vai trò, từ chủ đến thợ, kể cả ngành nail supplies và còn cả báo chí… ngành
nails. Người Việt mình thống trị ngành nails ở Mỹ, và cũng có phim ảnh về đời
sống thợ nails… Nếu không nói đến ngành nails trong đời sống người Việt tại Mỹ
là điều thiếu sót lớn. Với nghề nails, người Việt mình sống khắp nước Mỹ, kể cả
ở khu Mỹ trắng xa xôi trong vùng tuyết lạnh… Người ta ví rằng nơi nào có người
Tàu thì nơi đó có nhà hàng, và nơi nào có người Việt thì nơi đó có tiệm nail.
Nói vậy để thấy rằng người Việt tại Mỹ đã thống trị ngành nail tuyệt đối và
không có đối thủ…
Ngành
nail cũng có nhiều chuyện vui buồn, và câu chuyện dưới đây là một…
Chúng
tôi gọi là cô Tám, không phải tên thật của cô, vì cô biết rất nhiều chuyện:
nails, chánh trị, kinh tế, âm nhạc.
Cô
Tám là một trong những học viên đầu tiên tốt nghiệp tại trường Tâm Beauty
College , thiết lập năm
1987. Năm 1999, trường đổi tên thành Advance
Beauty College .
Hiện tại trường đã mở rộng thêm một chi nhánh khác ở Laguna Hills. Cho tới nay,
trên 40 ngàn học viên đã tốt nghiệp tại 2 trường này.
Trường
dạy nhiều môn: nails basic, advance nails, săn sóc da mặt, tóc, massage
therapy, vật lý trị liệu, và đào tạo giảng viên.
Năm
1987, Hải Quân Đại Tá Nguyễn văn Diễm, SVSQ Thủ Đức Khóa 4 điều khiển Tâm Beauty
College, đến năm 1999, Đại Tá Diễm nhường cho con là Y Khoa Bác Sĩ Nguyễn Tâm
điều hành trường này và đổi tên thành Advance Beauty College. Từ năm 1999 đến
nay Advance Beauty College
đã đi vào dòng chính (main stream).
Truyền
thanh, truyền hình và báo chí khắp nơi long trọng đề cập tới những thành đạt
của Advance Beauty College
và các học viên.
Laguna Hills
Nhờ
“nails” mà nhiều người nuôi nấng con thành Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ, Luật Sư,
Khoa Học Gia . . . Họ sắm được xe, mua nhà và có cơ hội du lịch khắp nơi.
Bài
NGÀNH NAILS: LÀM DÂU TRĂM HỌ của tôi năm trước được độc giả khắp nơi nhiệt liệt
tán thưởng.
Sau
đây là tâm sự của cô Tám, người làm thợ và chủ nails từ năm 1987.
Em
tới Mỹ năm 1975 cùng anh A trước kia là một Sĩ Quan Nhảy Dù VNCH. Lúc đó tụi em
mới lấy nhau vài tháng. Chồng em xin ngay được việc làm là nhân viên bảo vệ
(security guard) còn em thì làm thợ may. Vài năm sau, nhờ người giới thiệu, em
làm waitress ở một tiệm ăn. Tiền tip khá hơn làm may nhiều. Thời gian này chúng
em vừa đi làm vừa đi học.
Chồng
em tốt nghiệp kỹ sư điện, còn em thì học dốt lắm, chữ nghĩa trả lại thầy hết.
Nghe nhiều người khuyến khích “làm nails khá lắm”. Năm 1987, em ghi tên học ở Tâm Beauty
College . Em kiếm được
việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp. Có lẽ là định mệnh nên tới nay em theo đuổi
ngành “nails” được 25 năm rồi.
Chúng
em được 4 người con, 2 trai, 2 gái. Mỗi hai năm sanh một con. Cháu gái đầu lòng
sanh năm 1976, cháu trai thứ hai sanh năm 1978, cháu thứ ba là gái sanh năm
1980 và đứa út trai sanh năm 1982. Cả 4 cháu tốt nghiệp đại học. Bốn cháu nội
và 5 cháu ngoại là niềm vui của đại gia đình chúng em.
Sáu
năm đầu tiên vào nghệ thuật nail (nail art) em làm cho 4 tiệm. 21 năm kế tiếp,
mở tổng cộng 8 tiệm nails. Thời thịnh vượng nhất là năm 1994, em điều hành 4
tiệm nails một lúc.
Em
xin chia xẻ những kỷ niệm trong ngành nail mà mình đã chứng kiến 27 năm nay.
Trong
thời gian làm thợ nails em rất buồn khi luôn chứng kiến những chịu đựng và nhẫn
nại người chủ phải nín lặng.
Thường
thường, kiếm thợ nails rất khó. Báo Việt Nam đăng mướn thợ thường trực và
rất nhiều nên thuận thì ở còn nghịch thì đi.
Nhiều
thợ còn thì thầm với nhau: “Chủ đâu có làm gì mà mình phải chia 40% cho họ.” Từ
ý tưởng đó cộng thêm nhiều nơi cần thợ nails, rất dễ dàng kiếm chỗ làm mới nên
sự kính nể chủ thường là hời hợt hoặc không có.
Em
chứng kiến cô B, một thợ nail làm cho một chủ đã mười mấy năm. Thái độ của cô
ta đối với mọi người, kể cả chủ, rất xấc xược. Hơn thế nữa, B còn có tật liên
tục nói xấu về bà chủ ngay trước mặt bà ta. Tiền B làm rất khá, hằng tuần chưa
chia luôn luôn trên 1 ngàn đô la. B làm mọi thứ: Manicure, Pedicure, Full Set,
Waxing và Facial. Thường được tip rất hậu. Khách hàng đưa 5, 10 dollars bonus
là chuyện thường.
Hôm
đó, B vừa làm xong waxing thì có khách vào làm Full Set, bà chủ chi định thợ
khác làm. Thế là B giận dữ, lớn giọng: “Tại sao chị lại để người khác tranh tài
em? Khách này là khách quen em.” Bà chủ nhỏ nhẹ: “Em vừa mới làm xong, tới lượt
người khác.”
B
than phiền với mọi người: “Nếu tử tế với con này thì sáng con này tới sớm mở
cửa. Nếu để ngưới khác tranh tài con này, con này sẽ chỉ cho khách qua tiệm
ngang đường làm.”
Bà
chủ không nén được sự tức giận, kêu B ra trước mặt những người khác nói: “Tiệm
của tôi, từ trước đến giờ, chưa đuổi ai. Tuy nhiên, hôm nay tôi không muốn B
làm ở đây nữa. Thái độ của cô quá đáng.”
Bà
ta thêm vào, giọng phẫn uất: “Quý vị nghĩ là chia tiền cho tôi nhiều lắm sao?
40% chúng tôi phải trả tiền thuê, tiền mướn tiệm, tiền điện nước. supplies . .
. rồi bao nhiêu thứ trách nhiệm nữa. Ai không muốn làm thì nghỉ ngay bây giờ
đi.”
Trên
10 người thợ im lặng. B oà lên khóc và xin lỗi bà chủ, hứa rằng không bao giờ
than phiền nữa. Bà chủ xác định vững vàng là không thay đổi ý kiến: B phải thu
xếp đồ đạc và dọn ra ngay.
Từ
đó về sau. Không có “sự cố” nữa, mọi người “xử lý rất chuẩn.”
Chuyện
của B là điển hình. Trong ngành nail, người ta thường nói: “Thợ bỏ chủ chứ chủ
không bỏ thợ.”
Làm
cho 4 tiệm trong 6 năm, em đã học hỏi được nhiều về tâm lý của chủ và thợ trong
ngành nail. Em nghĩ mình sẵn sàng mở một tiệm nail rồi.
Năm
1993, em mở tiệm nail đầu tiên. Muốn sang lại tiệm có sẵn khách, ngặt là không
đủ tiền. Có chạy được tiền để làm ăn đi nữa lại sợ thất bại làm sao trả được
tiền nợ. Bởi vậy, em mướn một căn trống, trang trí thành tiệm nails. Chỉ một
tháng sau là grand opening. Gần đó không có tiệm nails nên số khách ngày một
gia tăng. Chỉ một năm sau, em sang lại tiệm được 20 ngàn đô la.
Thấy
làm ăn được, sau khi sang, em tìm được 4 địa điểm khác và trang trí thành tiệm
nails. Bốn năm sau, em bán cả 4 tiệm và tìm 2 địa điểm khác, Cuối cùng em sang
cả 2 tiệm này và mua lại một tiệm khác hoạt động đến bây giờ.
Điều
khiển một tiệm nail hết sức phức tạp. Nhiều vấn đề người chủ phải đương đầu:
Tiền nhà tăng, kiếm thợ và duy trì thợ, đối phó với Ty Thẩm Mỹ . . .
Em
rất thích bài viết của anh Doanh NGÀNH NAILS: LÀM DÂU TRĂM HỌ đăng trên báo
Xuân năm trước.
Board
of Barbering & Cosmetology nơi phát bằng nails, kiểm soát vệ sinh và ban
luật lệ liên quan đến kỹ nghệ nails cho chúng tôi biết 81% bằng nail ở
California là của người Việt. Ngoài ra, khắp nước Mỹ có khoảng 50% người Việt
làm nails.
Khi
nói về nails, người ta thường nhắc tới bà Tippi Hedren, một diễn viên điện ảnh,
người mẫu và luôn cổ võ về bảo vệ súc vật (animal rights activist). Ngoài ra,
bà ta cũng giải cứu những sinh vật trong khu Shambala Preserve thiết lập năm
1983. Sau cùng, điểm nổi nhất là bà Hedren giúp người Việt tị nạn phát triển
nail salons.
Tippi Hedren & Kieu Chinh
Bà
đóng 50 phim: Petty Girl, The Birds, Marnie . . . Phim cuối cùng năm 2014 là
The Ghost and the Whale. Lần đầu tiên, bà đóng phim lấy tên thật của mình.
Trong phim, một người đàn ông, Joseph, mất vợ ở ngoài biển, thế rồi anh đi vào
tình trạng nửa tỉnh, nửa mê. Anh em của người vợ muốn trả thù. Joseph kể lại là
một con cá voi giết người vợ xinh đẹp Ammabelle của anh. Tuy nhiên, anh không
nhớ sự thật. Một cuộc hành trình vào tiềm thức, một cuộc nói chuyện với con cá
voi và những người anh em khát máu bên vợ. Tình yêu là vĩnh cửu và sự trả thù
cũng chẳng nhạt phai.
The Ghost and the Whale
Shirley
Maclaine, một minh tinh màn ảnh nổi tiếng phát biểu: “Nhiều người nhiệt tâm
theo đuổi một chuyện gì vì đó là karma, là tiếp tục luật nhân quả. Trường hợp
của Tippi Hedren là kiểu mẫu. Tippi hy sinh và giúp đỡ rất nhiều người Việt Nam vào kỹ nghệ
nail. Chúng ta cắt nghĩa thế nào? Có lẽ tiền kiếp Tippi là người Việt Nam . Chúng tôi
rất khâm phục những cố gắng vượt bực của Tippi và sự thành công của dân Việt Nam ở Mỹ.
Cám ơn cô Tám và mọi người.
Nguyễn Kinh Doanh