Đổ xăng có thể làm hại xe?
Cái
tiêu đề trên đây nghe rất mù mờ, nhưng không thể viết dài hơn, nên xin giải
thích như sau: Cách thức và thói quen đổ xăng có thể làm hại đến máy xe nhiều
lắm. Câu này nghe lạ, bởi vì tưởng rằng chỉ có phẩm chất xăng tốt xăng xấu mới
ảnh hưởng, ai dè cách thức đổ xăng cũng ảnh hưởng máy xe nữa sao?
Vậy
có bao nhiêu cách thức đổ xăng? Đổ xăng thì chỉ có một cách là đến trạm xăng,
bắt vòi rồi dí vào… bình. Không ai có thể làm khác hơn, có khác chỉ là thời
điểm: Có người mới xài được nửa bình đã vào Refill, người khác phải chờ cho tới
giọt cuối cùng, và kim xăng chạy quá chữ E (empty, bình xăng hết sạch!) mới đưa
xe vào trạm. Hai thói quen này, hay gọi cách khác là 2 cách đổ xăng này, đưa
đến những hậu quả rất khác biệt cho đầu máy. Không biết đổ xăng sớm thì có thể
tiết kiệm thêm được xu nào không, nhưng chắc chắn đổ xăng trễ, chờ cho tới khi
bình xăng cạn tới giọt cuối cùng mới tiếp thêm là một thói quen xấu, rất có hại
cho xe. Chúng ta sẽ phân tích tại sao.
Không kể những “quán” xăng ven đường chúng ta đã từng biết hồi còn ở Việt Nam, những trạm xăng được hoạt động hợp pháp trên toàn nước Mỹ đều được giám sát kỹ càng, nên không có chuyện bán xăng pha nước, pha dầu, xăng dổm, xăng giả. Sự khác biệt giữa các con số 87 - 89 - 91 ghi trên các cây xăng là chỉ về bậc xăng (Grade), tức là độ Octane được pha thêm vào theo sự đòi hỏi của từng loại máy. Nó tuyệt nhiên không biểu thị phẩm chất xăng tốt hơn hay xấu hơn. Trong đa số trường hợp, chúng ta có thể đổ loại xăng 87 (rẻ tiền hơn cả) là cũng đủ, trừ khi nhà sản xuất xe chỉ thị rõ phải dùng một bậc xăng khác (89 hoặc 91). Như vậy, phẩm chất các loại xăng mua tại trạm không phải là vấn đề. Vấn đề chỉ xảy ra khi chúng ta chờ tới lúc xăng trong bình đã xuống quá thấp, hoặc thậm chí cạn khô mới đổ thêm.
Số lượng xăng khổng lồ đó không ít thì nhiều cũng để lại những vẩn cặn, lắng xuống đáy bình xăng, bình thường thì nằm im dưới đó, và chỉ được khuấy động khi mức xăng xuống quá thấp. Mức xăng càng xuống thấp, nó càng khuấy động nhiều chất dơ. Lái một cái xe với kim xăng sát xuống gần chữ E (có người còn để kim chạy quá chữ E, và lấy làm mừng vì xe vẫn đủ xăng để chạy) là chúng ta đã liều lĩnh đưa những chất dơ này vào hệ thống tiếp xăng, rồi từ đó vào trong máy. Xăng bẩn là đây, chứ không phải là từ các cây xăng đưa vào.
Cũng may, dòng xăng còn phải chảy qua một màng lọc (fuel filter) để cản lại các chất dơ trước khi tiếp vào hệ thống Fuel Injectors. Nhưng màng lọc không thể cản lại tất cả, nhất là khi bạn có thói quen chờ đến khi bình xăng cạn tới đáy mới đi refill.
Ông Karl Brauer, chủ bút của Edmunds.com, một trang mạng có uy tín về các vấn đề cơ khí ô tô, phát biểu, “Nếu những vẩn cặn này vào được tới máy, chắc chắn nó sẽ gây ra sẹo sứt và tổn hại lớn”, làm đầu máy tê liệt, hoặc hoạt động dưới tầm công suất. Để sửa chữa, bạn có thể phải làm các điều sau đây:
Thay
lọc xăng (fuel filter): Công tác này nhẹ nhất, nhưng nó không đơn giản như thay
lọc khí (Air Filter).
Thông
hệ thống tiếp xăng (fuel system):
Thay
ống phun xăng (fuel injectors)
Và
nói dại, nếu có vẩn cặn lọt lọt vào được tận “nội cung”, được piston chà sát,
gây sứt sẹo trong lòng xi lanh, thì sự thiệt hại không biết thế nào mà kể: Tới
mức này thì có lẽ phải thay cả đầu máy, nếu bạn vẫn muốn giữ lại cái xác xe.
Để xảy ra các trục trặc này, tốn kém phải chi ra ít là bạc trăm, trung bình vài ba trăm, trầm trọng có thể lên tới vài ngàn.
Để xảy ra các trục trặc này, tốn kém phải chi ra ít là bạc trăm, trung bình vài ba trăm, trầm trọng có thể lên tới vài ngàn.
Biện
pháp đề phòng
Có 2 điều người sử dụng xe nên thực hiện để khỏi xảy ra những bất trắc vừa kể:
Đừng chạy xe cho tới giọt xăng cuối cùng mới vào trạm để fill up. Tốt nhất khi xe mới đốt hết chừng nửa bình, bắt đầu lo kiếm chỗ Refill là vừa. Hoặc găng lắm cũng đừng xuống dưới mức ¼ bình xăng. Xét cho cùng, chúng ta đâu tốn kém gì hơn khi đi đổ xăng sớm.
Thay
màng lọc xăng (fuel filter): Nếu giữ được điều kiện trên, và giả sử bạn luôn
luôn dùng xăng đúng phẩm chất từ các cây xăng lớn, buôn bán hợp pháp ở Hoa Kỳ,
thì Fuel Filter có thể trụ được đến 50,000 dặm mới phải thay. Với tuổi thọ cao
như vậy, Fuel Filter không đến nỗi làm phiền chúng ta lắm.
Nói
tóm lại, chạy xe và dùng xe mang lại nhiều niềm vui, miễn là chủ xe có một chút
ý thức về bảo trì và săn sóc. Nhiều việc chúng ta tự làm được, hoặc nếu phải
mang ra cho thợ thì tốn kém cũng được giảm đến mức tối thiểu, không ảnh hưởng
bao nhiêu tới niềm vui của chúng ta khi ngồi sau tay lái.
1.
Nên đổ xăng vào sáng sớm
Muốn kiểm chứng điều này, khi trà dư tửu hậu, xin quý vị xáp lại gần quý cựu quân nhân, trước Tháng Tư Đen, phục vụ ngành quân nhu, chuyên trông coi mấy bồn xăng, ngoại bổng - fringe benefits - về xăng dầu giãn nở như thế nào thì hết thắc mắc ngay: tiếp nhận xăng thường mà lại cấp phát ra bằng xăng giãn nở, sự sai biệt là một con số đáng kể đã phải làm cho nhiều người cấp bậc và chức vụ lớn hơn phải o bế kỹ để có xăng mà chở vợ con (xăng cho công vụ thì đã được cấp phát theo giấy tờ rồi.)
Thí dụ thùng xăng trong chiếc xe của bạn chứa tối đa 20 gallons. Buổi sáng khi trời lạnh, lúc vòi đổ xăng tự động ngừng, báo cho bạn biết là đầy rồi, thì trong thùng xăng của bạn có đúng 20 gallons.
Nhưng đến trưa trời nóng thì lại khác. Lúc vòi đổ xăng tự động ngừng thì trong thùng xăng của bạn chỉ có từ 20 x 9.91 = 18.2 gallons đến 18.6 gallons mà thôi vì buổi sáng 20 gallons xăng chiếm đúng một thể tích 20 gallons, nhưng đến trưa nóng thì 18.6 gallons xăng giãn nở lớn ra và chiếm, choán một thể tích bằng 20 gallons.
Để rõ hơn, ta nên phân biệt hai loại xăng:
Xăng thường là xăng ở trạng thái không giãn nở và xăng nở tức tăng thể tích vì nhiệt độ và/hoặc áp xuất tăng cao. Giống như ổ bánh mì tây - French bread - khi còn ở trạng thái cục bột chỉ nhỏ bằng ngón chân cái, nhưng khi nướng (nóng) lên thì nó giãn nở to bằng bắp tay, lượng bột không tăng, chỉ có thể tích của bột tăng mà thôi.
Buổi sáng ta trả tiền một gallon xăng thì ta nhận được một gallon xăng, nhưng buổi trưa nóng ta cũng trả đủ tiền cho một gallon xăng nhưng tình thật ta chỉ nhận được một gallon xăng nở chứ không phải một gallon thường của xăng.
Một gallon nở = gallon thường x 91/100 = 0.91 gallon thường hoặc = gallon thường x 93/100 = 0.93 gallon ta phải tra tiền mà thôi.
2. Không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng
Xăng thường là xăng ở trạng thái không giãn nở và xăng nở tức tăng thể tích vì nhiệt độ và/hoặc áp xuất tăng cao. Giống như ổ bánh mì tây - French bread - khi còn ở trạng thái cục bột chỉ nhỏ bằng ngón chân cái, nhưng khi nướng (nóng) lên thì nó giãn nở to bằng bắp tay, lượng bột không tăng, chỉ có thể tích của bột tăng mà thôi.
Buổi sáng ta trả tiền một gallon xăng thì ta nhận được một gallon xăng, nhưng buổi trưa nóng ta cũng trả đủ tiền cho một gallon xăng nhưng tình thật ta chỉ nhận được một gallon xăng nở chứ không phải một gallon thường của xăng.
Một gallon nở = gallon thường x 91/100 = 0.91 gallon thường hoặc = gallon thường x 93/100 = 0.93 gallon ta phải tra tiền mà thôi.
2. Không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng
3. Bấm cho xăng chảy thật chậm
Vòi xăng nào cũng có ba nấc. Chỉ kéo nhẹ cần của vòi xăng lên nấc thứ nhất rồi ấn ngay chốt chặn vào, cho xăng chảy từ từ vào. Nếu kéo mạnh tí nữa thì nó nhảy lên nấc thứ hai, nhạy lắm. Kéo mạnh quá thì lên nấc thứ ba là cái chắc.
4. Chịu khó ghé đổ xăng khi còn 1/2 bình
Khi xăng còn 1/2 thì khoảng các từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp xuất trong thùng xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.
Nếu bạn không đồng ý vì bảo rằng tiết kiệm được bao nhiêu mà phải nhiêu khê như vậy thì tôi xin nhắc bạn câu: “Một xu tiết kiệm là mình đã làm ra được một xu – a penny saved is a penny earned.