Monday, September 29, 2014

NỮ SĨ QUỲNH DAO ( Kim Chi Sưu Tầm )


 

Nữ Sĩ Quỳnh Dao


Tuổi Thơ

Quỳnh Dao sinh ngày 20 tháng 4 năm 1938 tức năm Dân Quốc thứ 27 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc và còn có một em trai song sinh và một em gái.
Em gái của Quỳnh Dao, Trần Cẩm Xuân là Tiến sĩ ngành vật lý hạt nhân của Đại học Wisconsin (Mỹ), từng cùng chồng là Trần Tráng Phi thành lập một công ty, khách hàng là Cục khí tượng của các nước trên khắp thế giới. Lúc nhỏ thành tích học tập của Quỳnh Dao không bằng em gái mình, điều này khiến bà rất tự ti, mãi đến khi tốt nghiệp trung học và trở thành nhà văn nổi tiếng, bà mới có lòng tin vào bản thân. Cha bà là Trần Trí Bình, giáo sư Sử học tại trường Ðại học Quốc lập Sư phạm còn mẹ là môn đệ thư hương. Quỳnh Dao sinh ra trong cảnh chiến tranh, và những hình ảnh khói lửa đó đã lưu lại trong tâm hồn bà nhiều ấn tượng sâu đậm.
Cụ ngoại Quỳnh Dao là một thầy thuốc nổi tiếng cuối đời Thanh và rất ghét tư tưởng phong kiến hủ bại với quan niệm lạc hậu "con gái không tài mới là đức". Vì vậy, cụ chủ trương phải cho con gái được học hành đến nơi đến chốn. Lớn lên, mẹ và các dì Quỳnh Dao đều có tài nghệ riêng và sự nghiệp vững vàng. Dì cả Viên Hiểu Viên là nhà ngoại giao đầu tiên của Trung Quốc, dì tư Viên Tịnh sinh thời là một nhà văn nổi tiếng, mẹ bà cũng là nhà văn tài hoa. Có thể nói năng khiếu sáng tác của Quỳnh Dao được thừa hưởng từ mẹ.
Năm 1945 khi Quỳnh Dao lên 7, cuộc kháng chiến của Trung Quốc bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, bà theo cha mẹ từ Hồ Nam đến Tứ Xuyên lánh nạn, nương tựa ở nhà một người dì. Thời điểm đó, hai vợ chồng người dì mở một trường trung học dân lập tên là Lô Nam và Quỳnh Dao đã theo học tại đó, còn mẹ bà thì làm giáo viên. Cũng trong thời gian này, mẹ bà phát hiện ra năng khiếu văn thơ của con gái và bà bắt đầu dạy Quỳnh Dao học thơ Đường. Đó là lần đầu tiên Quỳnh Dao tiếp xúc với văn học và cảm nhận được sức lôi cuốn của nó. Từ đó, bà bắt đầu đi sâu khám phá về lĩnh vực này.

Thời niên thiếu

Năm 1949 Quỳnh Dao theo cha mẹ di cư tới Ðài Loan, đến năm 1988 mới có dịp trở lại Bắc Kinh gặp lại những người thân. Tại đây, Quỳnh Dao học tại trường tiểu học thuộc trường Sư Phạm Ðài Bắc và Trung học cao cấp nữ sinh số 1 Đài Bắc.
Thời trung học, bà là một học trò luôn làm cho các giáo viên phải đau đầu, cha mẹ phải lo phiền. Vì bà chỉ dành tâm trí vào môn Trung văn và có vẻ lơ là đối với các môn khác. Ngoài ra, bà còn có những ý nghĩ, những lý luận kỳ quái. Thường thường, bô hay phản đối giáo sư về đủ các chuyện và bất mãn về chế độ giáo dục thời đó. Vốn đa sầu, đa cảm, bà hay trầm tư và mê đắm trong ảo tưởng. Nhiều khi các giáo sư phải lắc đầu, bó tay trước những câu hỏi oái oăm, móc mấy của cô. Cả cha mẹ cũng lấy làm khó chịu về cái thái độ khác thường của bà. Có lúc bà còn đâm hoài nghi cả sinh mệnh, lẫn các giá trị sống, tình cảm và nhiều thứ khác nữa.
Sau khi tốt nghiệp bậc cao trung, Quỳnh Dao có dự hai kỳ thi chuyên khoa trường đại học nhưng lần nào cũng trượt. Ðây thực sự là một vết thương lòng của Quỳnh Dao. Chính vì sự thất bại đó nên đã khích lệ bà chuyên tâm vào việc sáng tác để tìm lại cái bản ngã tưởng chừng đã bị nền giáo dục lúc ấy kìm nén.

Sự nghiệp

Ngay từ nhỏ, Quỳnh Dao đã mơ ước trở thành nhà biên kịch, cứ mỗi lần xem xong một vở kịch, bà lại cầm bút viết. Kịch bản đầu tay của Quỳnh Dao chỉ có một cảnh và hai nhân vật, kể về những nhân vật chính là cha mẹ của bà, và lời thoại thì lấy từ những chi tiết nhỏ nhặt thường ngày trong gia đình.
Năm 16 tuổi, bà viết bộ tiểu thuyết đầu tay "Vân ảnh". Năm 24 tuổi, viết gần 100 tập truyện ngắn, hai bộ tiểu thuyết "Tầm mộng viện" và "Hạnh vân thảo". Năm 1963, tác phẩm Song ngoại được phát hành rộng rãi, đánh dấu bước khởi nghiệp của tôi. Đến nay bà đã sáng tác 56 bộ tiểu thuyết, trong đó 17 bộ dựng thành phim truyền hình và điện ảnh.
Năm 1966, bà chọn tác phẩm "Kỷ độ tịch dương hồng" chuyển thể lên màn ảnh rộng. Bộ phim này đã lăng xê thành công tên tuổi của diễn viên Chân Trân. Năm 1975, cơn sốt bộ phim "Bên dòng nước" giúp Quỳnh Dao nổi tiếng và khẳng định được vị trí trên thị trường phim ảnh Đài Loan. Những năm của thập kỷ 80, ngoài các tiểu thuyết, bà còn xuất bản những tập danh ngôn về tình yêu.
Năm 1964, bà bắt đầu viết và xuất bản những cuốn tiểu thuyết tình cảm lãng mạn đầu tiên như Song ngoạiThố Ty Hoa. Năm 1968, bà thành lập công ty Hỏa Ô, sản xuất hai bộ phim đầu tiên là Nguyệt Mãn Tây LâuMạch Sanh Nhân (dựa theo tác phẩm Hạnh Vận Thảo). Năm 1976, bà thành lập công ty Cự Tinh.
Đến năm 1986, bà sản xuất loạt phim truyền hình dựa theo tiểu thuyết Kỷ Độ Tịch Dương Hồng. Năm 1988, bà trở về thăm quê hương Trung Quốc đại lục sau gần 40 năm. Việc này đã tạo cảm hứng cho bà sáng tác và xuất bản Tuyết Kha, cuốn tiểu thuyết cổ trang đầu tiên của bà.

Đời tư

Năm 1959, bà lập gia đình khi mới 21 tuổi và có một con trai. Cuộc hôn nhân của bà tan vỡ 5 năm sau đó. Năm 1979, bà kết hôn lần thứ hai với ông Bình Hâm Đào từng là tổng biên tập của tạp chí "Hoàng Quán".

Tác phẩm

  1. Song Ngoại (1963)
  2. Hạnh Vận Thảo (1964)
  3. Lục Cá Mộng (1964)
  4. Thố Ty Hoa (1964)
  5. Dòng sông ly biệt (Yên Vũ Mông Mông - 1964)
  6. Triều Thanh (1964)
  7. Kỷ Độ Tịch Dương Hồng (1964)
  8. Thuyền (1965)
  9. Nguyệt Mãn Tây Lâu (1966)
  10. Hàn Yên Thúy (1966)
  11. Tử Bối Xác (1966)
  12. Tiễn Tiễn Phong (1967)
  13. Thái Vân Phi (1968)
  14. Xóm vắng hay Vườn rộng sân sâu (Đình Viện Thâm Thâm - 1969)
  15. Tinh Hà (1969)
  16. Thủy Linh (1971)
  17. Hồ ly trắng (Bạch Hồ - 1971)
  18. Hải Âu Phi Xứ (1972)
  19. Băng Nhi (1985)
  20. Tuyết Kha (1990)
  21. Hoàng Châu cách cách (1999)
  22. KHÔNG PHẢI HOA CHẲNG PHẢI SƯƠNG(2013)

LÂM TÂM NHƯ - TRIỆU VY ( HOÀN CHÂU CÁT CÁT )

LÂM TÂM NHƯ - TRIỆU VY - PHẠM BĂNG BĂNG

                            LÂM TÂM NHƯ ( TỬ VI ) - TRIỆU VY ( HOÀN CHÂU CÁT CÁT)


                                                 TRIỆU VY - NỮ SĨ QUỲNH DAO



QUỲNH DAO VỚI NHỮNG TRÁI NGANG TRONG CUỘC TÌNH ..


Tuy chỉ tốt nghiệp cấp ba, nhưng những trang tiểu thuyết ngập tình yêu lai láng và sầu muộn của Quỳnh Dao có sức lay chuyển biết bao thế hệ độc giả ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh danh hiệu tiểu thuyết gia diễm tình nhất, bà còn là nhà biên kịch, sản xuất phim rất thành công. Khán giả Việt Nam đã quen thuộc với nhiều tác phẩm của Quỳnh Dao trên màn ảnh như “Dòng sông ly biệt” hay “Hoàn châu cách cách”
Xây dựng vương quốc tình ái
Hầu hết các tác phẩm văn học của Quỳnh Dao đều có những mối tình sướt mướt. Các nhân vật nữ trong tác phẩm của bà đều bị động, khô héo dưới chế độ phong kiến. Họ chỉ tươi tắn và đầy sức sống khi có tình yêu thấm nhuần. Nhất là khi ở dưới chế độ phong kiến, địa vị của người phụ nữ rất thấp kém và thế giới tình cảm của họ rất hạn hẹp, thậm chí bị đè nén. Thế giới văn học của Quỳnh Dao là con đường duy nhất giúp họ được giải thoát và tự do, bùng mở mọi tâm tư, tình cảm và những bí mật thầm kín nhất. Rất nhiều phụ nữ đã coi tác phẩm của Quỳnh Dao như một phần của cơ thể họ, là cuốn sách gối đầu giường.
Không chỉ dệt nên vương quốc tình ái bằng văn học, Quỳnh Dao còn xây dựng nên một thế giới hình ảnh đầy cuốn hút và sinh động bằng phim truyện và phim truyền hình được chuyển thể từ chính các tác phẩm của mình. Các fan của Quỳnh Dao càng thỏa sức đắm đuối trong thế giới mộng ảo đó sau khi gấp cuốn sách. Hầu hết trong số 50 bộ tiểu thuyết của bà đều được chuyển thể thành phim và đều rất thành công. Rất nhiều diễn viên nổi danh sau khi đóng phim của Quỳnh Dao như Triệu Vy, Lâm Tâm Như… Suốt hơn 20 năm qua, “phim Quỳnh Dao” đã trở thành một thương hiệu sáng giá, tạo nên một thần thoại không gì có thể lặp lại trong lịch sử điện ảnh Đài Loan. Hầu hết các đạo diễn lớn của đại lục, Hồng Kông và Đài Loan đều từng cộng tác với bà như Hầu Hiếu Hiền, Lý Hành… Miêu tả tình cảm tinh tế, câu chuyện tình yêu đời thường, cảm động, lấy được nước mắt của khán giả… là nét đặc trưng chung trong các phim của Quỳnh Dao.
Người phụ nữ đa tài
Bên cạnh tài viết văn, Quỳnh Dao còn rất tháo vát và biết nhìn xa trông rộng khi cùng chồng thành lập các công ty điện ảnh như Cự Tinh và Hỏa Ô, sản xuất hàng loạt phim truyện và truyền hình. Trong vai trò sản xuất phim, bà tổ chức nhiều đoàn phim cùng lên đường thực hiện trong một thời điểm, vừa đảm bảo chất lượng phim, vừa kịp tiến độ cần có. Bà đích thân lựa chọn diễn viên cho từng nhân vật vì hơn ai hết, bà hiểu rõ các nhân vật của mình như người mẹ thuộc lòng tính nết từng đứa con.
Quỳnh Dao còn được mệnh danh là người mẹ tạo ra các ngôi sao vì diễn viên nào đã lọt vào mắt xanh của bà, dù vai chính hay vai thứ, đều lập tức trở thành ngôi sao sáng. Tuy nhiên các yêu cầu tuyển diễn viên của Quỳnh Dao cũng rất khắt khe. Ngoài các yếu tố điển trai, đẹp gái, trẻ trung, các diễn viên do bà tuyển chọn đều phải có kỹ năng diễn xuất tinh tế. Nhiều đồng nghiệp phải thừa nhận Quỳnh Dao có con mắt tinh tường như đạo diễn và cái đầu sáng suốt của nhà sản xuất phim. Mọi kế hoạch làm phim do bà vạch ra đều rất tỉ mỉ, tính toán kỹ lưỡng và thành công như mong đợi. Một điều đáng kinh ngạc là người phụ nữ tài hoa này chưa từng qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào về kinh tế hoặc quản trị kinh doanh, thậm chí còn chưa từng thi đỗ đại học.
Đời sống tình cảm lận đận
Nhiều người lầm tưởng rằng người phụ nữ mộng mơ suốt ngày dệt nên các áng văn chương tình ái hẳn phải luôn hạnh phúc trong tình yêu. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Đời sống tình cảm của Quỳnh Dao rất gập ghềnh. Trong thời gian ở nhà sáng tác, Quỳnh Dao quen được một người lính cũng có điểm chung là yêu văn học. Họ đã đến với nhau, nhưng chỉ vài năm sau cả hai đều cảm thấy trở ngại về tâm lý. Cuối năm 1963, cuộc hôn nhân của họ thực sự bật đèn đỏ báo động. Đây cũng là thời kỳ Quỳnh Dao đau khổ nhất và không khỏi bị giằng xé, mâu thuẫn, đặc biệt khi bà quen với người làm xuất bản nổi tiếng Đài Loan: Bình Thọ. Nhờ ông, độc giả Đài Loan mới được biết đến văn chương quyến rũ của Quỳnh Dao. Khi họ quen nhau, ông đã hơn 35 tuổi, đã có gia đình và ba con, còn Quỳnh Dao mới 25, tuy vẫn rất xinh đẹp trong sáng, nhưng đã là một bà mẹ một con.
Qua tiếp xúc công việc, Quỳnh Dao linh cảm được một tình cảm đặc biệt từ người đồng nghiệp khác giới này. Sau khi li dị chồng (mùa xuân 1964), Quỳnh Dao mang con trai rời khỏi Cao Hùng, trở về Đài Bắc, nơi bà từng sinh sống thời niên thiếu. Cũng trong thời gian này, Bình Thọ luôn sát cánh bên bà, động viên và chủ động giúp bà xuất bản sách, khiến bà vô cùng cảm kích. Tình yêu đến với họ tự nhiên và kéo dài suốt mười mấy năm, cho đến khi Quỳnh Dao chấp nhận lấy Bình Thọ.
Để kỷ niệm về mối tình này, tháng 1-2005, bà đã từng xuất bản cuốn sách nói về quan hệ đầy thăng trầm giữa bà và Bình Thọ. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên Quỳnh Dao tiết lộ về cuộc sống tình ái của mình với rất nhiều câu chuyện cảm động. Người nhà của bà cũng cho biết Bình Thọ là người vô cùng lãng mạn và chăm sóc bà rất tỉ mỉ. Mỗi lần sinh nhật, Quỳnh Dao lại được ông tặng hàng trăm bông hoa hồng, khiến bà phải dành riêng một phòng để chứa hoa. Từng bông hoa này đều do ông tự tay chọn lựa. Họ luôn sát cánh bên nhau trong công việc lẫn đời sống. Khi Bình Thọ bị ốm nặng, Quỳnh Dao bỏ hết việc để chăm sóc ông. Giới văn nghệ Đài Loan cũng thừa nhận thành công của Quỳnh Dao trên văn đàn lẫn trên giới giải trí ngày nay có được là nhờ một phần công sức rất lớn từ Bình Thọ, người đàn ông tha thiết đã yêu bà ...



                                                        QUỲNH DAO THỜI TRẺ..


                                           QUỲNH DAO & NGƯỜI BẠN ĐỜI ..