NGHỆ SĨ MỸ CHÂU
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Mỹ Châu 1 / 14:31
Mỹ Châu tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1950 tại Thủ Thừa, Long An, là con út trong một gia đình có 4 người con. Thuở nhỏ, cô từng bộc lộ năng khiếu âm nhạc và mong muốn trở thành một bác sĩ. Cha mất sớm, cô và các anh chị đều do người mẹ nuôi lớn. Tuy niềm đam mê của Mỹ Châu là ca tân nhạc, nhưng cô cũng học thêm cổ nhạc từ một người bạn của anh để chiều lòng mẹ cô vốn là một người rất mê cải lương.
Năm 7 tuổi, Mỹ Châu được ông bầu Ba Cang, chủ đoàn cải lương Tiếng Chuông, phát hiện tiềm chất của cô trong một lần cô hát cải lương tại trường. Năm 1961, Mỹ Châu bắt đầu bước vào nghề cải lương khi vừa 11 tuổi, với lời mời của ông bầu Cang và sự kiềm cặp của mẹ.
Khởi sự từ ban Tiếng Chuông, vai diễn đầu tiên của Mỹ Châu là vai đào con Sao Ly trong vở Giai nhân bên suối mộng. Không lâu sau, cô nhận được lời mời của ban Kim Chưởng, tuy nhiên, được sự đồng ý của mẹ, cuối cùng cô về với ban Lan và Được vừa được thành lập cuối năm 1961. Trong suốt gần một năm, cô chỉ được phân công ngâm thơ hậu trường những vở "Nước chảy qua cầu”, "Khi hoa anh đào nở"
Mãi đến cuối năm 1962, khi vở "Khi rừng mới sang thu" (soạn giả Quy Sắc) được dựng, cô mới được phân thủ vai Ấu Quân. Được sự giới thiệu của danh cầm Hai Long, cô về với ban Thành Công, ca bài vọng cổ Bá Nha - Tử Kỳ, phát trên Đài phát thanh Sài Gòn. Do sự thành công của tiếng hát phát thanh, cô tiếp tục được các đoàn Kim Chung và Thủ Đô mời tham gia. Cuối cùng, cô về tham gia với đoàn Thủ Đô 2 làm đào chánh. Do thể hình còn nhỏ, nên đoàn hát phải thiết kế cho loại phục trang nhiều lớp dành riêng cho cô để có được vóc dáng phù hợp với vai diễn.
Báo chí miền Nam thời bấy giờ đã đặt cho cô biệt danh "Lolita Mỹ Châu" để so sánh với nhân vật Lolita nổi tiếng thời bấy giờ trên tiểu thuyết và phim ảnh.
Cũng trong giai đoạn này, công nghiệp thu âm băng dĩa bắt đầu phát triển cùng với sự ra đời của thể loại tân - cổ giao duyên. Thể tài mới lạ kết hợp giọng ca trầm ấm nỉ non, chuẩn mực về kỹ thuật, xúc cảm, khả năng hài hòa cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đã nhanh chóng mang lại sự thành công của Mỹ Châu.
Năm 1965, cô nổi tiếng với vai Thùy Dương trong vở Hai lần thu hẹn trên sân khấu Thủ Đô. Cũng trong năm này, cô về đoàn Kim Chung. Được sự dìu dắt của nghệ sĩ Minh Cảnh, Mỹ Châu đã thành công khi thủ vai Mai Thảo trong vở Trinh nữ lầu xanh, được nhiều người mến mộ.
Năm 1967, Mỹ Châu được trao tặng Huy chương Vàng Thanh Tâm vì những thành tựu của mình trong nghệ thuật cải lương, cùng đợt với Phương Bình, Bảo Quốc, Ngọc Bích. Cũng trong năm này, cô được mời thu dĩa thu lại vở "Khi rừng mới sang thu" với vai chính nữ chúa Tọa Mã Sơn.
Trước năm 1975, những vở tuồng được thu vào băng đĩa như Sở Vân cứu giá, Kiếp nào có yêu nhau, Kiếp sĩ dơi, Gió giao mùa, Bình rượu nhiệm mầu, Tiêu Anh Phụng, Khi rừng mới sang thu, Lan huệ sầu ai...đều có sự đóng góp của Mỹ Châu, và cô đã trở thành một trong những nghệ sĩ được thu thanh nhiều nhất.
Giai đoạn sau năm 1975
Sau năm 1975, Mỹ Châu vẫn tiếp tục thành công với nhiều vở diễn, như: Khách sạn hào hoa, Tâm sự Ngọc Hân, Hoa Mộc Lan, Muôn dặm vì chồng hoặc Nàng Hai Bến Nghé, Thái Hậu Dương Vân Nga, Bên Cầu Dệt Lụa, Tiếng Trống Mê Linh...
Trong thập niên 1990, Mỹ Châu lại xuất hiện trên băng hình trong các vở mà cô đã diễn trước 1975, như Chiều lạnh tuyết băng sơn, Giai nhân và loạn tướng, Bài thơ trên cánh diều, Trăng nước Lạc Dương thành, Nắng thu về ngõ trúc... Cùng năm này, cô lập gia đình với Nghệ sĩ Đức Minh khi đã 40 tuổi Cũng trong năm này, mẹ cô qua đời vì bệnh tim .
Cô được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993 và Huy chương sự nghiệp sân khấu Việt Nam vào năm 1999 để tôn vinh những cống hiến và tận tụy yêu nghề của một minh tinh trầm lặng.
Sau năm 2002, Mỹ Châu sang Hoa Kỳ để toàn tụ với gia đình (chồng cô là nghệ sĩ Đức Minh đã sang Mỹ từ trước). Ở bên đó, cô sống tại tiểu bang Georgia, và từ chối mọi lời mời đi hát.
Hiện tại
Gần đây, Mỹ Châu hợp tác với Đài Truyền Hình Cần Thơ để dàn dừng lại một số vở cải lương mà cô đã từng thành công trong suốt 45 năm diễn trên sân khấu, như Chiều đông gió lạnh về (của Hà Triều, Hoa Phượng), Khúc Hát Đoạn Tình và một số vở xã hội khác...
Năm 2010, Mỹ Châu đà làm sừng sốt khi dựng lại "Hoa Độc Trong Vườn, Muôn dặm vì chồng, Sân khấu về khuya...", Mỹ Châu như đưa khán giả về thời hoàng kim, khả năng ca nhạc, ngâm thơ, thoại kịch, ca cổ, vũ đạo, đạo diền...làm mọi người say mê chỉ có được ở một huyền thoại như Mỹ Châu.
Mỹ châu con thồi vào cải lương một làn gió mới khi cho ra đời CD "Chùm Tri âm", phàn ánh nhẹ nhàng tình hình sân khấu hiện tại và đời sống anh chị em nghệ sỉ và tấm lòng giữa khán giả và Mỹ châu.
Qua hai DVD nồi nhớ (tác giả Tường Châu) và Hoa mướp sau nhà (Tác giả Phan Thanh Vân), Mỹ châu là người nghệ sỉ duy nhất đem đến cho cải lương những bài tân cồ giao duyên mới hay, không theo lối sáo mòn, kỹ thuật ca đa dạng, thể hiện đủ tâm trạng của nhân vật như trước 1975.
Trước đó, năm 2009, Mỹ châu cùng dịp Diệp Vàm Cỏ trình làng nhiều bài tân cồ hay không chê vào đâu được như: Ký ức hoa đào, Nội Tôi, Hương Cau, Chị tôi...
Mỹ Châu luôn được cộng đồng mạng ưu ái nhất về tài năng cũng như tấm lòng với nghệ thuật dân tộc, chị xứng đáng là nghệ sỉ của những năm 2009, 2010. Nhiều đài truyền hình, báo, cộng đồng mạng viết và phỏng vấn Mỹ Châu liên tục ...
Chồng của Nghệ Sĩ Mỹ Châu là Nghệ sĩ Đức Minh tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh năm 1952, tại Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã qua đời tại nhà riêng ở Atlanta, Tiểu Bang Georgia - Hoa Kỳ, lúc 2 giờ ngày 14.01.2014 ( Giờ Địa Phương ) vì bệnh Ung Thư. Nghệ Sĩ Đức Minh hưởng thọ 62 tuổi.
Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau đó cả nhà đã lên Sài Gòn để mưu sinh.
Năm Lệ Thủy lên 10 tuổi, anh Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe cô bé ca vọng cổ. Anh mời Lệ Thủy tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó chị được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của chị liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía.
Không có khai sinh nên Lệ Thủy không được tiếp tục đến trường, chị nghĩ đến việc phải làm gì đó để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (ở TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má. Với bài ca cổ "Cô gái bán đèn hoa giấy", Lệ Thủy bắt đầu vào nghề, thoạt tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu...
13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng
14 tuổi, Lệ Thủy đóng các vai đào nhì
Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi. Ông đã viết nhiều kịch bản đưa chị vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.
Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở "Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
Năm 1964, Lệ Thủy được trao giải Thanh Tâm, là nữ nghệ sĩ trẻ nhất đoạt giải này sau 10 lần tổ chức.
Từ 1975 trở đi, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát Trần Hữu Trang.
Năm 1993, Lệ Thủy vinh dự được... trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Lệ Thủy lập gia đình và sống hạnh phúc với người chồng biết thông cảm, san sẻ những vui buồn trong nghề hát. Ba người con của chị đều ăn học đến nơi, đến chốn. Trong đó có Dương Đình Trí đã nối nghiệp mẹ làm ca sĩ. Những năm gần đây, sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Lệ Thủy và nghệ sĩ Minh Vương đã thành lập chương trình Những dấu ấn không phai tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Hơn 65 nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn, nhạc công, họa sĩ, biên tập... đã tham gia chương trình. Điều ghi nhận đầu tiên là chương trình Những dấu ấn không phai đã làm vinh quang tên tuổi của những nghệ sĩ thuộc thế hệ tài danh.
Gần 61 tuổi đời, 47 tuổi nghề, NSƯT Lệ Thủy vẫn còn tạo được sức hút kỳ lạ đối với khán giả cải lương. Vua vọng cổ Viễn Châu lý giải: “Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân”.
Những bài vọng cổ Lệ Thủy trình bày gồm: Cô gái bán đèn hoa giấy, Cô hàng chè tươi, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Nấu bánh đêm xuân, v.v...
Các vai diễn: Cây sầu riêng trổ bông, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa...
NGHỆ SĨ ÚT BẠCH LAN
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Út Bạch Lan / 17:19
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Út Bạch Lan / 17:19
Trong số nghệ sĩ được khán giả mộ điệu và giới báo chí kịch trường phong tặng những mỹ hiệu, Út Bạch Lan là người được tặng cho nhiều mỹ hiệu nhất: ở làng dĩa nhựa người ta gọi cơ là Nữ Hoàng vọng cổ, ở sân khấu là Đệ nhứt đào thương, Nữ hồng sầu mộng, sầu nữ Út Bạch Lan, Sầu nữ Liêu Trai, Vương nữ Sương Chiều….
Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hóa, Long An. Thân phụ của cô là ông Nguyễn Văn Chưa, làm nghề nài ngựa đua, qua đời năm 1966. Mẹ của cô là bà Đặng Thị Tư, năm nay 88 tuổi, mẹ cô thường gọi cô là bé Út.
Hồi năm 1945, Mẹ cơ cùng cảnh ngộ với mẹ của Văn Vĩ nên hai bà kết nghĩa chị em với nhau, sống chung và đi làm mướn độ nhựt ở Chợ Lớn Mới (chợ Bình Tây hiện giờ).
Lúc đó Văn Vĩ tên là Đinh Văn Dậm, vì đau ban trái không chữa được nên bị mù từ nhỏ, ông thầy thuốc đặt tên Văn Vĩ thay cho tên Dậm. Văn Vĩ học đàn guitare cổ nhạc và đàn rất giỏi.
Bé Út 11 tuổi, Văn Vĩ: 15 tuổi, khi có dịp rãnh, Văn Vĩ dạy cho Bé Út ca. Bé Út nghe máy hát dĩa của hàng xóm, học thuộc nhiều bản vọng cổ khác. Bé Út thấy có người mù đi hát dạo trong chợ, được người ta cho tiền, bèn rủ Văn Vĩ lén mẹ đi hát dạo, hy vọng có tiền giúp đỡ cho hai bà mẹ.
Hai anh em Văn Vĩ, Bé Út hát dạo từ Chợ Lớn Mới qua các phố phường Chợ Lớn Cũ, ra tới Chợ Bến Thành Saigon.
Ở chợ Bàu Sen, một ông người Bắc tốt bụng cho hai bà mẹ với Văn Vĩ, Bé Út che mái lều cạnh bức tường nhà của ông để ở. Ông bày cho Văn Vĩ mở lớp dạy ca cổ nhạc, tự tay ông vẽ giùm bảng dạy ca cổ nhạc dựng trước nhà. Từ đó hai gia đình Văn Vĩ, Bé Út có nơi cư trú, hai bà mẹ đi mua gánh bán bưng ở chợ Bàu Sen. Văn Vĩ đàn, dạy ca cổ nhạc.
Thỉnh thoảng Bé Út và Văn Vĩ đi đàn ca ở các đám tiệc, đám cưới. Cô Năm Cần Thơ nghe tiếng đồn, tới nghe Bé Út ca, cô Năm Cần Thơ dẫn Bé Út đi ca nơi quán cổ nhạc Họa Mi của cô trong khu Đại Thế Giới Chợ Lớn. Văn Vĩ cũng được mướn đàn cho quán nhậu có ca cổ nhạc của cô Năm Cần Thơ. Ngoài ra, cô Năm Cần Thơ còn dẫn Bé Út đi ca ở Đài Phát Thanh Pháp Á.
Ca sĩ Thành Công, nhạc sĩ Jean Tịnh gặp lại Bé Út và rất mến mộ ngón đờn guitare sắc sảo của Văn Vĩ nên mời hai anh em gia nhập Ban Thành Công, nhóm cổ nhạc của Đài Phát Thanh Pháp Á với nhạc sĩ Hai Long, ca sĩ Sáu Thồng, Ba Tình, Văn Chung, Việt Hùng. Thành Công đặt tên cho Bé Út là Út Bạch Lan.
Năm 1952, Út Bạch Lan theo đoàn Kim Khánh của ông Bầu Cang lúc đó đang hát tuồng kiếm hiệp của Mộng Vân như : Trộm mắt phật, Cây Đèn thần, Cánh bườm đen. Các nữ diễn viên Kim Nên, Thu Ba, bé Hồng Vân, Ngọc An đều có vai trong tuồng; phải đợi có cô nào bịnh không hát được thì Út Bạch Lan mới có dịp hát thế tuồng.
Út Bạch Lan thấy không có tương lai nên đi đầu quân cho đoàn đồn hát Tơ Huệ, cô vẫn bị bắt làm thế nữ, quân hầu. Cô bỏ về Sài Gòn, theo Thành Công, Sáu Thồng, Chín Sớm ca cổ nhạc ở Đài Phát Thanh Quốc Gia và Đài Pháp Á.
Năm 1955, cô gia nhập đoàn Kim Thanh của Út Trà Ơn, Thanh Tao, Kim Chưởng và Thúy Nga. Ở sân khấu Kim Thanh, Út Bạch Lan chỉ học múa và thỉnh thoảng đóng một vai đào phụ. Anh Viễn Châu, viết thêm Út Bạch Lan ca hai câu vọng cổ trong tuồng của anh là "Tình vương hoa thắm". Khán giả rất khen ngợi.
Sau đó Viễn Châu viết thêm hai câu vọng cổ trong tuồng "Đời cô Nga" của anh để Út Bạch Lan ca. Thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người: khán giả vỗ tay nhiệt liệt không thua gì khi anh Út Trà Ơn ca. Vãn hát, khán giả đứng nghẹt cửa hậu trường để xem mặt Út Bạch Lan.
Trang trang kịch trường đăng hình của Út Bạch Lan với câu đề rất kêu của ký giả Nguyễn Ang Ca: "Một ngôi sao lạ vụt ngời sáng trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương". Ông Trần Tấn Quốc viết: "Út Bạch Lan, một giọng ca vọng cổ thảm sầu, bứt ruột bứt gan người nghe". Ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà viết: "Sầu nữ Út Bạch Lan, chất giọng đồng pha thổ nghe thương cảm chơi vơi, đêm đêm khơi nguồn lệ của hàng ngàn khán giả mộ điệu cải lương"..
Nhiều đại diện của hãng dĩa Hồng Sơn, Hồng Hoa, Tứ Hải đến mời Út Bạch Lan ca thu dĩa vọng cổ.
Năm 1955, Út Bạch Lan rời đoàn Kim Thanh, cùng với anh Hồng Giang về đầu quân cho đoàn Thanh Minh, hát thường trực tại rạp Thành Xương. Út Bạch Lan đã thành công lớn qua các tuồng: Biên Thùy nổi sóng, Cánh Bườm lửa, Tình tráng sĩ, Đồ Bàn di hận, Nhớ rừng, Tình người nữ cứu thương, Cung đàn trên sông lạnh, Núi Liễu sông Bằng, Hồi trống Vân Lâu, Áo gấm khôi nguyên, Cầu gỗ Hồng Mai Thôn, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Sơn nữ Phà Ca, Người thợ rừng, Thiên Thần trên thiết mã, Hoa Mộc Lan, Chén cơm đô thành, Đất Việt của người Việt; của các soạn giả Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Mộc Linh, Lê Khanh.
Diễn viên cùng diễn chung với Út Bạch Lan trên sân khấu Thanh Minh thời gian 1955 đến 1958 có: Út Trà Ôn, Năm Nghĩa, Hồng Giang, Minh Tấn, Quang Phục, Sáu Nhỏ, Vinh Sang, hề Kim Quang, hề Châu Hí, Hề Núi, Văn Ngà, Chí Hiếu, các cô Thu Ba, Hồng Vân, Ba Kim Anh, Thanh Nga, Mai Búp, Ngọc Chúng.
Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng về hát cho đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được. Khán giả khó quên cô qua những vở tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa .
Trên sân khấu Kim Chưởng, Út Bạch Lan và Thành Được thành hôn có hôn thơ giá thú đàng hoàng, cô Phùng Há làm chủ hôn.
Năm 1961, Út Bạch Lan lập đoàn hát lấy tên bảng hiệu: Út Bạch Lan - Thành Được. Đoàn có những tuồng như: Trảm mã trà, Đêm huyền diệu, Chân trời hạnh phúc, Khi rừng mới sang thu, Bốn mùa hoa nở, Bao giờ vườn sứ mưa hoa, Tìm suối tiên, Cuối đường hoa mộng, Thuyền về bến Ngự, Em đi trên phím nhạc, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu trúc, Sầu qua mấy nhịp cầu duyên.
Cuối năm 1961, đoàn Lan - Được rã, Út Bạch Lan và Thành Được trở về hát cho đoàn Thanh Minh-Thanh Nga. Út Bạch Lan với giọng đồng pha thổ, như rót mật ngọt vào lòng người nghe. Soạn giả Viễn Châu sáng tác bài vọng cổ Hoa Lan Trắng, kể chuyện đời của Út Bạch Lan.
NGHỆ SĨ PHƯỢNG LIÊN
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Phượng Liên / 14:51
Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hóa, Long An. Thân phụ của cô là ông Nguyễn Văn Chưa, làm nghề nài ngựa đua, qua đời năm 1966. Mẹ của cô là bà Đặng Thị Tư, năm nay 88 tuổi, mẹ cô thường gọi cô là bé Út.
Hồi năm 1945, Mẹ cơ cùng cảnh ngộ với mẹ của Văn Vĩ nên hai bà kết nghĩa chị em với nhau, sống chung và đi làm mướn độ nhựt ở Chợ Lớn Mới (chợ Bình Tây hiện giờ).
Lúc đó Văn Vĩ tên là Đinh Văn Dậm, vì đau ban trái không chữa được nên bị mù từ nhỏ, ông thầy thuốc đặt tên Văn Vĩ thay cho tên Dậm. Văn Vĩ học đàn guitare cổ nhạc và đàn rất giỏi.
Bé Út 11 tuổi, Văn Vĩ: 15 tuổi, khi có dịp rãnh, Văn Vĩ dạy cho Bé Út ca. Bé Út nghe máy hát dĩa của hàng xóm, học thuộc nhiều bản vọng cổ khác. Bé Út thấy có người mù đi hát dạo trong chợ, được người ta cho tiền, bèn rủ Văn Vĩ lén mẹ đi hát dạo, hy vọng có tiền giúp đỡ cho hai bà mẹ.
Hai anh em Văn Vĩ, Bé Út hát dạo từ Chợ Lớn Mới qua các phố phường Chợ Lớn Cũ, ra tới Chợ Bến Thành Saigon.
Lúc đó đang có chiến tranh Việt - Pháp, Văn Vĩ và Bé Út đàn ca, tụ tập người nghe rất đông tại Bùng Binh Sài Gòn, bọn Biện Chằ (tức cảnh sát Tây) sợ có biểu tình, giải tán số người tụ tập nghe ca và bắt Văn Vĩ và Bé Út, đánh cho mấy cây "ma trắc", rồi đem về nhốt ở bốt quận Nhì.
Cơ duyên
Ông Xếp Tây lai, bạn của nhạc sĩ Jean Tịnh và ca sĩ Thành Công, đài Pháp Á thấy hai đứa trẻ biết đờn ca cổ nhạc nên tha cho về. Đây là một cơ duyên khiến cho ca sĩ Thành Công trở thành người đầu tiên dìu dắt Út Bạch Lan trên con đường sự nghiệp cầm ca.Ở chợ Bàu Sen, một ông người Bắc tốt bụng cho hai bà mẹ với Văn Vĩ, Bé Út che mái lều cạnh bức tường nhà của ông để ở. Ông bày cho Văn Vĩ mở lớp dạy ca cổ nhạc, tự tay ông vẽ giùm bảng dạy ca cổ nhạc dựng trước nhà. Từ đó hai gia đình Văn Vĩ, Bé Út có nơi cư trú, hai bà mẹ đi mua gánh bán bưng ở chợ Bàu Sen. Văn Vĩ đàn, dạy ca cổ nhạc.
Thỉnh thoảng Bé Út và Văn Vĩ đi đàn ca ở các đám tiệc, đám cưới. Cô Năm Cần Thơ nghe tiếng đồn, tới nghe Bé Út ca, cô Năm Cần Thơ dẫn Bé Út đi ca nơi quán cổ nhạc Họa Mi của cô trong khu Đại Thế Giới Chợ Lớn. Văn Vĩ cũng được mướn đàn cho quán nhậu có ca cổ nhạc của cô Năm Cần Thơ. Ngoài ra, cô Năm Cần Thơ còn dẫn Bé Út đi ca ở Đài Phát Thanh Pháp Á.
Ca sĩ Thành Công, nhạc sĩ Jean Tịnh gặp lại Bé Út và rất mến mộ ngón đờn guitare sắc sảo của Văn Vĩ nên mời hai anh em gia nhập Ban Thành Công, nhóm cổ nhạc của Đài Phát Thanh Pháp Á với nhạc sĩ Hai Long, ca sĩ Sáu Thồng, Ba Tình, Văn Chung, Việt Hùng. Thành Công đặt tên cho Bé Út là Út Bạch Lan.
Năm 1952, Út Bạch Lan theo đoàn Kim Khánh của ông Bầu Cang lúc đó đang hát tuồng kiếm hiệp của Mộng Vân như : Trộm mắt phật, Cây Đèn thần, Cánh bườm đen. Các nữ diễn viên Kim Nên, Thu Ba, bé Hồng Vân, Ngọc An đều có vai trong tuồng; phải đợi có cô nào bịnh không hát được thì Út Bạch Lan mới có dịp hát thế tuồng.
Út Bạch Lan thấy không có tương lai nên đi đầu quân cho đoàn đồn hát Tơ Huệ, cô vẫn bị bắt làm thế nữ, quân hầu. Cô bỏ về Sài Gòn, theo Thành Công, Sáu Thồng, Chín Sớm ca cổ nhạc ở Đài Phát Thanh Quốc Gia và Đài Pháp Á.
Năm 1955, cô gia nhập đoàn Kim Thanh của Út Trà Ơn, Thanh Tao, Kim Chưởng và Thúy Nga. Ở sân khấu Kim Thanh, Út Bạch Lan chỉ học múa và thỉnh thoảng đóng một vai đào phụ. Anh Viễn Châu, viết thêm Út Bạch Lan ca hai câu vọng cổ trong tuồng của anh là "Tình vương hoa thắm". Khán giả rất khen ngợi.
Năm 1961, Út Bạch Lan lập đoàn hát lấy tên bảng hiệu: Út Bạch Lan - Thành Được. Đoàn có những tuồng như: Trảm mã trà, Đêm huyền diệu, Chân trời hạnh phúc, Khi rừng mới sang thu, Bốn mùa hoa nở, Bao giờ vườn sứ mưa hoa, Tìm suối tiên, Cuối đường hoa mộng, Thuyền về bến Ngự, Em đi trên phím nhạc, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu trúc, Sầu qua mấy nhịp cầu duyên.
Nổi tiếng
Trang trang kịch trường đăng hình của Út Bạch Lan với câu đề rất kêu của ký giả Nguyễn Ang Ca: "Một ngôi sao lạ vụt ngời sáng trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương". Ông Trần Tấn Quốc viết: "Út Bạch Lan, một giọng ca vọng cổ thảm sầu, bứt ruột bứt gan người nghe". Ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà viết: "Sầu nữ Út Bạch Lan, chất giọng đồng pha thổ nghe thương cảm chơi vơi, đêm đêm khơi nguồn lệ của hàng ngàn khán giả mộ điệu cải lương"..
Nhiều đại diện của hãng dĩa Hồng Sơn, Hồng Hoa, Tứ Hải đến mời Út Bạch Lan ca thu dĩa vọng cổ.
Năm 1955, Út Bạch Lan rời đoàn Kim Thanh, cùng với anh Hồng Giang về đầu quân cho đoàn Thanh Minh, hát thường trực tại rạp Thành Xương. Út Bạch Lan đã thành công lớn qua các tuồng: Biên Thùy nổi sóng, Cánh Bườm lửa, Tình tráng sĩ, Đồ Bàn di hận, Nhớ rừng, Tình người nữ cứu thương, Cung đàn trên sông lạnh, Núi Liễu sông Bằng, Hồi trống Vân Lâu, Áo gấm khôi nguyên, Cầu gỗ Hồng Mai Thôn, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Sơn nữ Phà Ca, Người thợ rừng, Thiên Thần trên thiết mã, Hoa Mộc Lan, Chén cơm đô thành, Đất Việt của người Việt; của các soạn giả Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Mộc Linh, Lê Khanh.
Diễn viên cùng diễn chung với Út Bạch Lan trên sân khấu Thanh Minh thời gian 1955 đến 1958 có: Út Trà Ôn, Năm Nghĩa, Hồng Giang, Minh Tấn, Quang Phục, Sáu Nhỏ, Vinh Sang, hề Kim Quang, hề Châu Hí, Hề Núi, Văn Ngà, Chí Hiếu, các cô Thu Ba, Hồng Vân, Ba Kim Anh, Thanh Nga, Mai Búp, Ngọc Chúng.
Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng về hát cho đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được. Khán giả khó quên cô qua những vở tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa .
Trên sân khấu Kim Chưởng, Út Bạch Lan và Thành Được thành hôn có hôn thơ giá thú đàng hoàng, cô Phùng Há làm chủ hôn.
Năm 1961, Út Bạch Lan lập đoàn hát lấy tên bảng hiệu: Út Bạch Lan - Thành Được. Đoàn có những tuồng như: Trảm mã trà, Đêm huyền diệu, Chân trời hạnh phúc, Khi rừng mới sang thu, Bốn mùa hoa nở, Bao giờ vườn sứ mưa hoa, Tìm suối tiên, Cuối đường hoa mộng, Thuyền về bến Ngự, Em đi trên phím nhạc, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu trúc, Sầu qua mấy nhịp cầu duyên.
Cuối năm 1961, đoàn Lan - Được rã, Út Bạch Lan và Thành Được trở về hát cho đoàn Thanh Minh-Thanh Nga. Út Bạch Lan với giọng đồng pha thổ, như rót mật ngọt vào lòng người nghe. Soạn giả Viễn Châu sáng tác bài vọng cổ Hoa Lan Trắng, kể chuyện đời của Út Bạch Lan.
NGHỆ SĨ PHƯỢNG LIÊN
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Phượng Liên / 14:51
Nữ nghệ sĩ Phượng Liên ngày còn ở Việt Nam nổi danh là viên ngọc quý miền Tây, khi định cư ở Hoa Kỳ, cô nổi danh giọng ca vàng miền Nam Cali.
Theo lời của Phượng Liên kể thì cha của cô tên Nguyễn Tùng Sơn, hạ sĩ quan của một tiểu đoàn kỵ binh Pháp trú đóng tại quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Ông cưới vợ năm 1946 và sanh con gái đầu lòng năm 1947. Hai tháng sau, ông Nguyễn Tùng Sơn bị tử trận tại quận Phụng Hiệp và được an táng tại đất thánh Tây tỉnh Cần Thơ. Một người bạn thân của ông làm khai sanh cho con gái của ông Sơn, lấy tên là Lữ Phụng Liên mà sau này trở thành nữ nghệ sĩ tài danh Phượng Liên.
Phượng Liên học trường Tiểu học Đạt Đức ở Cần Thơ. Năm cô 12 tuổi, Phượng Liên tham gia Ban Văn nghệ Tây Đô của nhà trường, nổi danh ca sĩ trong các chương trình văn nghệ học đường do nhà trường tổ chức gây quỹ giúp học bổng cho các sinh viên nghèo trong tỉnh. Nghệ sĩ Phước Hậu phát hiện giọng ca khỏe và lạ của Phượng Liên nên dạy cho Phượng Liên ca vọng cổ. Sau đó soạn giả Điêu Huyền giới thiệu cho Phượng Liên gia nhập đoàn hát cải lương Kiên Giang. Ông trưởng ban cổ nhạc đoàn Kiên Giang dạy cho Phượng Liên ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc khác. Phượng Liên rất sáng dạ, đêm đêm ngồi bên cánh gà coi hát, học theo cách ca cách diễn của các nghệ sĩ trong đoàn, Phượng Liên thuộc nhiều vai tuồng nên khi có nghệ sĩ bịnh hay vắng mặt, Phượng Liên được yêu cầu hát thế vai, những lần thế vai cấp bách đó, Phượng Liên đều hát thành công.
Năm 1960, Phượng Liên gia nhập đoàn hát Tinh Hoa của bà Bầu Mười Cơ, hát vai đào nhì. Một năm sau, năm 1961, Phượng Liên đã là đào chánh của đoàn hát Tuấn Kiệt, trong tuồng Quán Trọ Hoàng Hôn, hát cặp với nghệ sĩ Tuấn Kiệt, sau này đổi tên là danh ca vọng cổ dài hơi Châu Thanh. Nữ nghệ sĩ Phượng Liên được các ký giả kịch trường tặng cho mỹ danh là Viên Ngọc Quý Miền Tây khi cô hát tuồng Quán Trọ Hoàng Hôn tại rạp Nguyễn Văn Hảo.
Năm 1963, nữ nghệ sĩ Phượng Liên ký hợp đồng với bà bầu Kim Chưởng về hát vai đào chánh thế cho nữ nghệ sĩ Ngọc Hương.
Người trong giới nói là Phượng Liên được tổ đãi, ngay bước đầu khởi nghiệp Phượng Liên đã được nhiều may mắn. Giọng ca có sức truyền cảm đặc biệt và vang lộng của Phượng Liên cộng với cái nhan sắc trời cho của cô gái đẹp Tây Đô là bệ phóng đưa ngôi sao Phượng Liên vút cao trên bầu trời nghệ thuật.
Giải Thanh Tâm năm 1966
May mắn lớn nhứt của Phượng Liên là có được các danh sư truyền nghề hát. Lần thứ nhứt Phượng Liên được soạn giả lão thành Điêu Huyền dạy hát và bố trí cho các nhạc sĩ dạy cho cô ca. Sau đó Phượng Liên được sự chỉ dạy của soạn giả Nhựt Quang, chồng của bà bầu Mười Cơ. Và khi Phượng Liên đi gánh hát Kim Chưởng thì chính bà bầu kiêm nghệ sĩ Kim Chưởng dạy hát cho Phượng Liên. Năm 1966, Phượng Liên đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm trong vai diễn đào lẳng tuồng Mặt Trời Đêm, hát trên sân khấu Kim Chưởng.
Thưa quý thính giả, vừa rồi là giọng ca của nữ nghệ sĩ Phượng Liên. Phượng Liên cao ráo, dáng điệu khoan thai, phong cách sang trọng, da trắng như tuyết, mịn như nhung, miệng cười như hoa nở, đôi mắt tình tứ, liếc bén như dao, một cô đào hội đủ các ưu điểm về “thinh” và “sắc”, lại được danh sư truyền nghề hát, Phượng Liên đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm là một điều có thể thấy trước. Vì được rèn luyện trong lò sân khấu tuồng chưởng và hương xa nên diễn xuất của Phượng Liên ồ ạt, sợ nguôi sân khấu. Trong thập niên 60, Phượng Liên diễn các vai đào lẳng, đào mùi, quyến rũ, duyên dáng.
Kể từ đầu thập niên 70 trở về sau, Phượng Liên diễn các vai đào mùi, đào chánh trong nhiều tuồng xã hội. Cô diễn đạt tâm lý nhân vật một cách tinh tế, lối diễn thâm trầm, sâu lắng, đào sâu tâm lý nhân vật. Phượng Liên và Thành Được xuất sắc trong các trích đoạn tuồng Tuyệt Tình Ca.
Giọng ca của Phượng Liên vẫn giữ âm sắc tươi mát và truyền cảm, làm nên một phong cách rất riêng của Phượng Liên nên khách mộ điệu cải lương ở Hoa Kỳ gọi Phượng Liên là giọng ca vàng miền Nam Cali.
Về gia đình, năm 1964, Phượng Liên kết hôn với nghệ sĩ Diệp Lang, sanh một trai, một gái. Đến năm 1968, hôn nhơn gảy đổ. Trong thập niên 70, Diệp Lang có vợ khác, Phượng Liên bước thêm bước nữa với ông Nguyễn Đình Vinh, đại tá trong quân đội VNCH .
Nữ nghệ sĩ Phượng Liên cộng tác với đoàn hát Dạ Lý Hương, có những vai hát để đời qua các tuồng Trăng Thề Vườn Thúy, Cho Trọn Cuộc Tình, Cánh Hoa Chùm Gởi, Tuổi Hồng Cho Em, Tuyệt Tình Ca, Nắng Thu Về Ngõ Trúc…
Nỗi buồn duyên phận lỡ làng cuối thập niên 60 ảnh hưởng sâu sắc đến giọng ca và phong cách diễn xuất của Phượng Liên, giọng ca ngọt ngào của Phượng Liên thêm sâu lắng, ngậm ngùi và lấy được nước mắt của khán giả qua các cảnh bi thương của nhân vật mà Phượng Liên thủ diễn.
Năm 1976, Phượng Liên gia nhập đoàn cải lương Saigon 1, hát xuất sắc qua các tuồng Phụng Nghi Đình, Đời Cô Lựu, Bình Tây Đại Nguyên soái, Nghêu Sò Ốc Hến… Thời gian này Phượng Liên cố thu xếp thì giờ để đi thăm nuôi chồng là ông Nguyễn Đình Vinh ... Khi ông Vinh ra khỏi trại cải tạo, ông và Phượng Liên là đôi vợ chồng hợp pháp nên Phượng Liên được cùng ông Vinh đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO.
Hiện nay vợ chồng cô Phượng Liên có một ngôi nhà khang trang ở gần khu Phước Lộc Thọ, cuộc sống tự do, sung túc, Phượng Liên cùng các bạn nghệ sĩ định cư ở Hoa Kỳ hát những trích đoạn cải lương hoặc ca vọng cổ gợi nhớ quê hương, có thêm thu nhập và gây quỹ từ thiện.
Phượng Liên tổ chức kỷ niệm 45 năm sân khấu, thành công rực rỡ về nghệ thuật và tài chánh. Giọng hát của Phượng Liên vẫn vang lộng, truyền cảm và thể hiện được cái hay và sức hút của bài ca vọng cổ, một điệu hát tiêu biểu cho cổ nhạc Việt Nam.