Friday, July 4, 2014

BỐN DANH HỀ " TỨ QUÁI SÀI GÒN " ( Kim Chi Sưu Tầm )






Tứ Quái Sài Gòn 4 - 7 / 15:01

Tứ quái Sài Gòn” (hãng phim Li-đô – 1973) kể về cuộc hành trình từ quê ra phố của bốn chàng hai lúa là Lùn (Tùng Lâm), Mập (Khả Năng), Râu (Thanh Việt), Lúa (La Thoại Tân). Do “lạ nước lạ cái”, họ gây ra vụ lộn xộn tại quán ăn tây rồi tại đây được một bà bầu gánh hát thu nạp. Do sự cố bất đắc dĩ họ phải sắm vai Lã Bố, Điêu Thuyền trong trích đoạn “Lã Bố hí Điêu Thuyền”, từ đó gây cho khán giả những trận cười nghiêng ngả. Tại đây, họ được cô Tuyết (Thẩm Thúy Hằng) mời về đóng phim kiếm hiệp rồi được đưa ra đảo vắng để tập luyện. Bốn anh chàng nhà quê chân chất không biết rằng đằng sau đó có một âm mưu giấu kín, khiến cho họ lại phải tiếp tục một hành trình trốn chạy vừa kịch tính vừa khiến người xem cười chảy nước mắt. Trong lúc đó, cô Nhài (Kim Cương) – người yêu của chàng Râu – cũng ra thành phố và bị sa vào bẫy của những kẻ âm mưu hại “tứ quái”. Tứ quái – lúc này đã có sự hậu thuẫn của cô Tuyết, vốn đã đem lòng yêu hai Lúa – lại bước vào hành trình đối đầu với bọn người xấu để có thể trở về quê hương.
Cốt truyện của “Tứ quái Sài Gòn” được nhiều người nhận xét là khá giống với một vài phim võ thuật của Hồng Kông những năm 80; nghĩa là có những pha rượt đuổi, có tình yêu khá mùi mẫn, có người đẹp và có những âm mưu ẩn giấu; chỉ khác là chúng được thể hiện qua lăng kính hài hước, vui nhộn. Chính vì vậy mà trường đoạn tứ quái lập mưu đi lậu vé tàu lên thành phố, Lã Bố “dỏm” và Điêu Thuyền giả trang làm loạn sân khấu, hay đoạn bốn “diễn viên võ thuật” của chúng ta trốn chạy khỏi đảo rồi sa vào một trận đá banh ác liệt… được khai thác kỹ hơn là âm mưu của bọn buôn lậu ma túy hay tình yêu của Lúa và cô Tuyết. Để có được thành công của “Tứ quái Sài Gòn”, hãng Li-đô cũng đã mời được một đội ngũ những ngôi sao nức tiếng nhất sân khấu Sài Gòn thời kỳ đó sắm vai. Người đẹp Thẩm Thúy Hằng là cái tên đảm bảo cho hầu hết các bộ phim thương mại là dấu đỏ rực rỡ cho vai cô Tuyết; không còn ai có thể phù hợp hơn tài tử La Thoại Tân trong vai chàng hai Lúa; còn lại ba chàng trai vui nhộn được giao cho quái kiệt Tùng Lâm và các danh hài Thanh Việt, Thanh Hoài, Khả Năng. .. Chính vì thế mà bộ phim đã gây ra một làn sóng hâm mộ không chỉ ở Việt Nam mà còn được làm phụ đề tiếng Trung và tiếng Pháp, phát hành khắp các nước châu Á.

Người đẹp Thẩm Thúy Hằng

                                                               Thẩm Thúy  Hằng

Tứ quái Sài Gòn” (hãng phim Li-đô – 1973) kể về cuộc hành trình từ quê ra phố của bốn chàng hai lúa là Lùn (Tùng Lâm), Mập (Khả Năng), Râu (Thanh Việt), Lúa (La Thoại Tân). Do “lạ nước lạ cái”, họ gây ra vụ lộn xộn tại quán ăn tây rồi tại đây được một bà bầu gánh hát thu nạp. Do sự cố bất đắc dĩ họ phải sắm vai Lã Bố, Điêu Thuyền trong trích đoạn “Lã Bố hí Điêu Thuyền”, từ đó gây cho khán giả những trận cười nghiêng ngả. Tại đây, họ được cô Tuyết (Thẩm Thúy Hằng) mời về đóng phim kiếm hiệp rồi được đưa ra đảo vắng để tập luyện. Bốn anh chàng nhà quê chân chất không biết rằng đằng sau đó có một âm mưu giấu kín, khiến cho họ lại phải tiếp tục một hành trình trốn chạy vừa kịch tính vừa khiến người xem cười chảy nước mắt. Trong lúc đó, cô Nhài (Kim Cương) – người yêu của chàng Râu – cũng ra thành phố và bị sa vào bẫy của những kẻ âm mưu hại “tứ quái”. Tứ quái – lúc này đã có sự hậu thuẫn của cô Tuyết, vốn đã đem lòng yêu hai Lúa – lại bước vào hành trình đối đầu với bọn người xấu để có thể trở về quê hương.
Cốt truyện của “Tứ quái Sài Gòn” được nhiều người nhận xét là khá giống với một vài phim võ thuật của Hồng Kông những năm 80; nghĩa là có những pha rượt đuổi, có tình yêu khá mùi mẫn, có người đẹp và có những âm mưu ẩn giấu; chỉ khác là chúng được thể hiện qua lăng kính hài hước, vui nhộn. Chính vì vậy mà trường đoạn tứ quái lập mưu đi lậu vé tàu lên thành phố, Lã Bố “dỏm” và Điêu Thuyền giả trang làm loạn sân khấu, hay đoạn bốn “diễn viên võ thuật” của chúng ta trốn chạy khỏi đảo rồi sa vào một trận đá banh ác liệt… được khai thác kỹ hơn là âm mưu của bọn buôn lậu ma túy hay tình yêu của Lúa và cô Tuyết. Để có được thành công của “Tứ quái Sài Gòn”, hãng Li-đô cũng đã mời được một đội ngũ những ngôi sao nức tiếng nhất sân khấu Sài Gòn thời kỳ đó sắm vai. Người đẹp Thẩm Thúy Hằng là cái tên đảm bảo cho hầu hết các bộ phim thương mại là dấu đỏ rực rỡ cho vai cô Tuyết; không còn ai có thể phù hợp hơn tài tử La Thoại Tân trong vai chàng hai Lúa; còn lại ba chàng trai vui nhộn được giao cho quái kiệt Tùng Lâm và các danh hài Thanh Việt, Thanh Hoài, Khả Năng. .. Chính vì thế mà bộ phim đã gây ra một làn sóng hâm mộ không chỉ ở Việt Nam mà còn được làm phụ đề tiếng Trung và tiếng Pháp, phát hành khắp các nước châu Á.

Bí quyết hài của “Tứ quái”

Nhộn hết cỡ nhưng cũng cực kỳ giản dị, tự nhiên có thể nói chính là bí quyết hài đầy thuyết phục của “Tứ quái Sài Gòn”. Cách gây hài đầu tiên cũng là dễ nhất thể hiện ở chính tên gọi; anh này là Lùn, anh kia là Mập, một anh thì Râu, còn lại là Lúa. Cái tên cũng thể hiện đặc điểm hình thể đáng chú ý hoặc tính chất của họ. Cái hài thứ hai nằm ở trong những tài năng hiếm có của tứ quái; đó là khả năng ca hát, khả năng đóng kịch kiêm ứng biến, pha trò và tài đá banh. Cách gây hài này thể hiện qua ba trường đoạn lớn trong phim là bắt tàu lên thành phố, bất đắc dĩ phải đóng vai Lã Bố, Điêu Thuyền trong gánh hát và sa vào trận đá banh khi trốn chạy khỏi đảo. Không có tiền nhưng lại muốn đến được chốn phồn hoa, cả nhóm đã nghĩ ra cách giả làm kẻ lòa người què giả đi hát trên chuyến tàu hỏa rồi xin người soát vé rủ lòng thương. Giai điệu của những bài hát dân dã quen thuộc cộng với điệu bộ cường điệu (dáng dấp, cách uốn miệng…) của nhóm hát kỳ dị đã khiến cả toa tàu cười không dứt và khiến cho người lái tàu vừa nể phục vừa thương tình cho họ đi miễn phí. Khi bất đắc dĩ phải vào vai Lã Bố, Điêu Thuyền, họ được dịp thỏa sức khuấy đảo sân khấu kịch. Lúc này, cách múa may, giọng nói lắp, lặp lại lời nhắc của người nhắc vở bên cánh gà… được phát huy khiến cho những nhân vật tưởng như nghiêm trang trở thành những chú hề. Lấy được nhiều sự tán thưởng nhất của khán giả phải kể đến đoạn tứ quái trở thành vận động viên đá banh bất đắc dĩ. Họ ghi bàn không chỉ ngoạn mục mà còn làm người ta vỡ bụng. Lúc thì bốn anh chàng cùng đứng trước quả bóng làm trò, rồi bất thình lình sút tung lưới; lúc thì họ công kênh nhau lên để tung hỏa mù làm thủ môn đối phương rối mắt không thể bắt nổi bóng; lúc thì nhờ vào cú sút đầy uy lực của chàng Mập, làm bay cả thủ môn đối phương lẫn bóng vào lưới…
Tứ quái Sài Gòn cũng đi vào lòng người hâm mộ bởi cho phép xuất hiện những tình tiết vô lý, hay nói cách khác phim này có những chuyện vô lý một cách thuyết phục. Ví như trường đoạn trốn chạy khỏi đảo của tứ quái, một chủ hàng vải người Ấn Độ sẵn sàng hậu thuẫn và còn cho họ vải vóc để ngụy trang và trốn thoát khỏi sự săn lùng của hai tên tay chân dưới trướng lão trùm buôn ma túy; họ lên một cái xe hơi nhỏ xinh đến nỗi mà anh Mập không những không chui vào nổi lại còn bật tung cả cánh cửa xe và cứ phải cầm cánh cửa đuổi chạy theo… Những hình ảnh dí dỏm, vui mắt đến nỗi khán giả quên ngay sự vô lý, bật lên tiếng cười sảng khoái. Chuyện từ miệt vườn lên Sài Gòn không có tàu, chuyện người thường dễ dàng sa vào sân đang diễn ra trận đá banh quan trọng… cũng sẵn sàng được khán giả chấp nhận và bỏ qua để đổi lại những tràng cười sảng khoái.

Làm hài để khán giả cười không phải dễ, cười rồi làm sao để họ nhớ lại càng khó hơn, ngoài cái duyên cũng cần phải có bí quyết nghề nghiệp. Xin được lấy lời của quái kiệt Tùng Lâm nói về nghề diễn hài thay cho lời kết “như hoa mai muốn nở đúng mùa thì người trồng mai phải biết chăm sóc, diễn hài muốn trong tích tắc khán giả cười vui như tết thì phải biết cách khai thác chi tiết. Quên đi yếu tố này, anh hề sẽ chỉ là một thợ diễn mà thôi”.

DANH HÀI LA THOẠI TÂN



Bộ phim Nhà tôi phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Duyên Anh - Vũ Mộng Long, do hãng Lidac Films (của ông Phạm Hoàng Kim) sản xuất. Phim màu Scope 35mm, màn ảnh rộng, dài 90 phút, quy tụ nhiều nghệ sĩ đang ăn khách như La Thoại Tân, Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Hà Huyền Chi, Kim Cúc, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, Hoàng Mai, Thanh Hoài, Bé Bự…
Đoàn làm phim Nhà tôi ra mắt năm 1972.


Được biết, nghệ sĩ La Thoại Tân, sanh năm 1937, tên thật là Phạm Văn Tần, có pháp danh Nhật Biện, đã lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, sanh được hai người con : Anna Phạm (con gái) 30 tuổi và Alex Phạm (con trai) 26 tuổi, đã qua đời vào chiều ngày thứ năm 13 tháng 3 năm 2008 tại Los Angeles, miền Nam California, hưởng thọ 72 tuổi. 



Trước kia, khi nhắc đến cải lương và nhứt là bài ca vọng cổ, người ta thường nhớ  biết đến vua vọng cổ Út Trà Ôn, còn về ca kịch, đóng phim thì phải biết ngay : Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương, Túy Hoa …và đặc biệt Bà Bảy Nam.



Riêng các danh hài thì gổm có : La Thoại Tân, Văn Chung, Thanh Việt, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Hùng Cường, Ngọc Đức…Nhưng, bình tâm mà xét thì La Thoại Tân xem như vua hài trội hơn cả, được xem ngang hàng với Louis de Funès của Pháp vậy.
Danh hài La Thoại Tân, có mã đẹp trai, thân hình cân đối, lại diễn xuất có duyên, cho nên được các bầu gánh hay chương trình Tiếu Vương Hội và đài phát thanh lúc bấy giờ mời hợp tác, đặc biệt trong ban kịch Túy Hồng, góp phần cho kháng thính giả có được những nụ cười để đời.
Ngoài ra, danh hài La Thoại Tân còn được mời đóng phim nổi tiếng trước năm 1975, như : Lệ Đá,  Tứ Quái Sài Gòn, Năm Vua Hề Về Làng, Gánh Hàng Hoa, Biển Động... đóng chung với nữ tài tử : Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Túy Hồng … hiệp cùng  với các nam tài tử như : Vân Hùng, Trần Quang… để trở thành nam tài tử minh tinh màn bạc.
Khi đến định cư tại miền Nam California sau Tháng Tư 1975, danh hài và tài tử minh tinh La Thoại Tân tiếp tục hoạt động văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam, xin đơn cử Hài kịch, cải lương và  đóng phim. 
1/- Hài kịch : Nhạc Sĩ Bất Đắc Dĩ  đóng chung với Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Nhật Minh, Hoàng Cầm (La Thoại Tân thủ vai Thợ máy)  -  Phép Trị Vợ đóng chung với Xuân Phát, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Diễm Chi (La Thoại Tân thủ vaingười giúp việc )  do Trung Tâm  Paris By Night Thúy Nga  thực hiện DVD phát hành.
2/- Cải lương : Sông Dài đóng chung với Hương Lan, Chí Tâm, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Băng Châu, Nhật Minh, Hữu Bình (La Thoại Tân thủ vai Ông Chủ hảng phim )  do Trung Tâm  Paris By Night Thúy Nga  thực hiện DVD phát hành.
3/- Đóng phim  “Vì Em Tìm Tự Do”... tại Hoa Kỳ.
Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân mất đi, người Việt khắp nơi mất một thiên tài, cồng hiến cho chúng ta tràng nụ cười, đem lại cho mọi nhà đầy sức sống. Bởi vì, nụ cuời là than thuốc bổ vậy.



HỀ RÂU THANH VIỆT


   

 Hề râu Thanh VIệt sanh năm 1939, ở Hốc Môn, Hề Thanh Việt có cả thảy 9 anh em cả trai lẫn gái. Người anh thứ ba của Thanh Việt, anh Ba Đồng tức là soạn giả Kinh Luân, tác giả tuồng Lấp Sông Gianh trên sân khấu Kim Thoa của ông bầu Ngô Thiên Khai và nữ nghệ sĩ Kim Thoa.
Tuồng Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tức Ba Đồng, hát khai trương bảng hiêu gánh hát Kim Thoa ngày 19 tháng 12 năm 1955 tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, bị kẻ lạ mặt liệng lựu đạn làm chết các nghệ sĩ Nguyễn Mai, Ba Cương và em vệ sĩ Phiên, soạn giả Duy Lân bị cụt chân trái, nghệ sĩ Sáu Thoàng và một số nghệ sĩ bị thương nhẹ. Soạn giả Kinh Luân sau biến cố đó cũng biến mất tên tuổi trong trường văn trận bút của Saigon hoa lệ.
Hề Thanh Việt còn có em là Thanh Sơn, chuyên viên ánh sáng, Minh Phương, nhạc sĩ đàn contre – basse, Phùng Trang, tay đánh trống, sau đổi nghệ danh là hề Thanh Nam, diễn viên cải lương trên sân khấu đoàn hát Dạ Lý Hương của Bầu Xuân.
Khởi đầu cuộc đời đi hát của Thanh Việt là anh theo người cha kế của anh là nghệ sĩ Tám Huê, đi hát cho các đoàn hát nhỏ ở tỉnh rồi về diễn trong Giải Trí Trường Thị Nghè, Bar Hoàng Yến. Thanh VIệt gặp nhóm Tùng Lâm Xuân Phát diễn những vở hài kịch ngắn trong Bar Hoàng Yến và Bar Lệ Liểu, Thanh Việt tham gia diễn các tiểu phẩm hài tự biên tự diễn. Thanh Việt nổi danh với vai Quảng Xị trong Ban thoại kịch Kim Cương.
Lúc tôi cộng tác với đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, hát thường trực ở rạp hát Thành Xương, rạp Hưng Đạo và thỉnh thoảng hát ở rạp Quốc Thanh thì Hề Tùng Lâm mướn các rạp đó hát xuất 9 giờ sáng chúa nhựt, với chương trình Cù Lét, nghĩa là một chương trình đại nhạc hội có nhiều ca sĩ tân nhạc, một vài điệu múa và ít nhất có hai màn hài kịch, mỗi màn dài từ 30 phút đến 45 phút.
Tùng Lâm nhờ Nguyễn Phương sáng tác các màn hài kịch nầy, viết cho 6 tay hể thường trực của chương trình Cù Lét, đó là Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Hoài và hề râu Thanh Việt.
Viết hài kịch cho 6 diễn viên hài, người nào cũng phải có chổ diễn, phải cho « gag » để làm nổ tung những trận cười của khán giả, dó là một chuyện không phải dễ. Tôi phải nghiên cứu khả năng chọc cười của từng diễn viên hài để có cách khai thác khác nhau.
Ví dụ Hề Phi Thoàn diễu thì phải nói nhanh, nói tía lia đủ thứ chuyện, chọc cười klhán giả bằng điệu bộ lăn xăng, méo mặt, méo mày, đưa nguyên bàn tay giả làm lược để vuốt tóc… Hề Khả Năng thì diễu « tỉnh » nói năng chậm rải và biết nhấn mạnh « từ » nào để chọc cười khán giả.
Hề Khả Năng to con, lớn xác nhưng có vẻ khù khờ, ngờ ngệch, phong cách đó trái với phong cách ma lanh liếng thoáng của Phi Thoàn. Tôi viết cho hai anh Phi Thoàn và Khả Năng các lớp diễu đối chọi nhau như kiểu diễu của hai danh hề Laurel và Hardy, anh hề Mập và anh hề Ốm của các phim diễu từng chiếu ở Saigon.
Hai diễn viên Tùng Lâm, Xuân Phát cũng có cá tánh và sắc vóc đối chọi nhau. Tùng Lâm nhỏ con, lùn tịt, lúc nào cũng như có vẻ quạo quọ, muốn gây lộn, cái mặt vác hấc lên. Xuân Phác nhờ đôi mắt hí, anh làm ra vẽ khù khờ rất hay, lúc đối thoại thì có vẻ rất chăm chú nhưng rồi không hiểu gì hết.
Xuân Phát gặp Tùng Lâm thì xum xoe, vồn vã nói chuyện nhưng không hiểu Tùng Lâm nói gì nên khiến cho Tùng Lâm thêm quạo quọ, quạo đến lố bịch. Hai tính cách của hai vai Tùng Lâm Xuân Phát trái ngược, đối chọi nhau, tạo cười cho khán giả.


Khả năng sáng tạo bất ngờ


Đến Thanh Hoài và Thanh Việt, Thanh Hoài miệng cười toe toét, nói năng nhừa nhựa, người Bắc mà bắt chước nói giọng Nam, nghe ngây ngô tức cười. Thanh Việt thì có bộ râu quặp vô càm, anh bậm môi thì cái miệng móm rất có duyên. Thanh Việt có tải làm cho bộ râu nhút nhít, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh VIệt hoạt động, khán giả cũng có thể cười. Cặp mắt nheo nheo, ranh mảnh, giọng nói của Thanh Việt dễ gây cảm tình đối với người nghe.
Tôi nghĩ đây là cái duyên trời cho, cái tài chọc cười thiên phú. Thanh Việt diễn nhiều tuồng cải lương, hài kịch của tôi sáng tác trên sân khấu Dạ Lý Hương, và Thanh Minh Thanh Nga, đặt biệt Thanh Việt thủ hai vai chánh trong phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ của tôi sáng tác cho hãng phim Mỹ Vân, Thanh Việt đóng chung phim với Thanh Nga và nhiều danh hài khác.
Thanh Việt có khả năng sáng tạo bất ngờ, tôi còn nhớ năm 1969, Hội Ái Hữu tổ chức hát gây qủy để sửa chửa trụ sở và giúp các nghệ sĩ nghèo yếu neo đơn tại rạp Hào Huê, màn đầu có tăng cường ca sĩ tân nhạc và hài kịch « Chàng rể hào hoa» có hề Thanh Việt, Khả Năng, Phi Thoàn, Thành Đuợc, Thanh Nga..
Đến chương trình chánh, tuồng Đoạn Tuyệt thì có trở ngại bất ngờ, Hề Kim Quang đang điều trị bịnh phổi tại nhà thương Hồng Bàng, nên bà bầu Thơ nhờ Hề Minh bên đoàn Hương Mùa Thu hát thế Kim Quang trong vai thầy Pháp. Hề Minh bửa đó uống rượu quá chén, anh chạy xe honda tới rạp, dọc đường té xe bể đầu.
Tuồng đã kéo màn hát, phải kiếm người đóng vai thầy Pháp, bà Năm Sadec đề nghị nhờ Thanh Việt diễn thế vai thầy Pháp. Thanh Việt lần đầu tiên đóng vai Pháp Sư, không biết đọc thần chú hô linh ra làm sao, tôi nói với Thanh Việt :« Một lác ra sân khấu, mầy vẽ bùa, bắt ấn quyết, khi « hô linh », mầy nói hỡi hỡi âm binh thần tướng thì mầy xê tới cánh gà, tao cầm bổn tuồng, tao nhắc câu nào thì mầy hát câu nấy, cứ yên tâm đi.»
Thanh VIệt nói :« Ông thầy ráng ủng hộ, xong xuất hát nầy, thầy troì mình đi nhậu.» Bà Năm Sadec nghe vậy, vừa cười vừa nói :« Mời ông thầy đi nhậu mà quên tui thì một lác tui cũng quên bạn, đừng có trách nghen!» Thanh Việt bước l5i xá xá bà Năm Sadec :« Tội nghiệp con mà Má! Con mua trầu cho Má xơi, được hông?»


Ngoài sân khấu, tuồng diễn đến lớp Loan( Thanh Nga) bồng con đi khám bác sĩ về. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán Lợi, mẹ chồng đay nghiến, đòi rước thầy Pháp trị bịnh chgo cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp( Thanh Việt) vô nói :« Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ờ núi Tà Lơn mới hạ san đó má!»
Ông thầy pháp Thanh Việt, chấp tay xá xá bà Năm Sadec, rồi đưa càm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày. Khán giả thấy bộ điệu của Thanh Việt, họ vổ tay cười râng. Bà Năm Sadec nói mở đường cho Thanh Việt :« Nè, ông thầy cứ thấp nhang khấn vái, đăng đàn gọi hồn nhập xác, cứ lấy khăn ấn nẹt nẹt vô mình của cháu nội tôi là nó hết bịnh liền. Khỏi phải vẽ bùa, đọc thần chú cho khan tiếng, nghe ông thầy!»
Thanh Việt nói :« Dạ, vậy thì tôi làm gấp gấp, lãnh cachet rồi chạy chầu đám khác!» Khán giả nghe ông thấy pháp nói lãnh cachet, họ cười rộ lên. Thanh Việt biết lở lời, anh ta làm tỉnh, cầm một nắm nhang khói ngui ngút, vẻ bùa bốn phương tám hướng.
Bà Năm Sadec muốn trát Thanh Việt, bước ra tiền đài hướng về khán giả như muốn phân bua :« Ông thấy pháp nói lãnh cachet là lãnh cái chi ca? Phải hỏi ổng mới được.» Bà Năm vô, đứng gần Pháp sư : Ông thầy, ông nói lãnh cachet là lãnh cái chi, hả?» Thanh Việt chưa biết trả liời sao, nhân thấy bà Năm Sadec bước tới gần mình, bèn nẩy sáng kiến :« Tôi nói nếu bác rảnh, bác xê ra cho tôi cúng, bác rảnh bác xê ra, chớ cát cái gì?»
Tôi đứng trong cánh gà, tôi nhắc Thanh Việt :« Ám ma ni bát di hồng » Thanh Việt nẹt khăn ấn nghe rét rét, xướng lớn theo lời nhắc của tôi :
Ám mani bát di hồng, Cấp cấp triệu thỉnh âm binh thần tướng lai đáo, La đường La Sát bách vạn thiêng liêng, Tiền sai lôi tướng, hậu khiển âm binh, Thính lịnh ngã sai, trừ tà sát quỷ. Là hỡi…hỡi âm binh ôi…
Thay vì nói La Đường La Sát bách vạn thiêng liêng, Thanh Việt rống họng la lớn : Bà Năm Sa déc, bá vạn âm binh…. Khán giả cười ào ào. Bà Năm Sadec nổi khùng, la lên :« Ông THầy cúng cái gì kỳ vậy cà?» Bà kéo áo Thanh Việt, Thanh Việt vển râu lên la lớn : « É Măm bô, măm bô i ta li nha nô! É Mâm BÔ…»
Giàn tân nhạc duờng như đã được Thanh Việt dặn trước, tấu một khúc nhạc mâm bô rất giựt gân. Thanh Việt múa khăn ấn, nẹt rét rét, chân bước theo vũ điệu mâm bô, miếng hát nhịp nhàng như người cốt lên đồng
Truyền chư vị chúng thần, Tương hồn ma nhập phách, Hoặc hồn ở đám lau bụi lách, Hoặc hồn ở các sà nách ba, Hay hồn tới xóm cây Da Xà, Nghe thầy triệu, hồn mau nhập thể, hô nhập…hô nhập…( nẹt khăn ấn) Hỡi hỡi âm binh thần tướng, hề tụ lãnh lương, Kép mùi, kép chánh, tướng cạnh, tướng con, Mợ chày mợ quý, vũ nữ vũ công, hề tụ lãnh lương, Bà Năm Sadec, cũng hề tụ lãnh lương ơi hỡi âm binh, Cấp cấp theo lịnh triệu.
Khán giả cười ào ào vì Thanh Việt kêu réo mọi người trong gánh hát hề tụ lãnh lương. Anh cũng không quên kêu bà Năm Sadec hề tụ lãnh lương. Thanh Việt bặm môi vểnh râu càm ra phía trước, dùng cặp chân mày và bộ râu gỏ nhịp theo điệu nhạc măm bô, khiến cho khán giả cười vở rạp.
Thanh Việt có một lúc hát cho đoàn cải lương Việt Nam của bà Bầu Thu – Minh Vương và 10 năm hát cho đoàn hát Dạ Lý Hương.
Sau năm 1975, Thanh Việt hát cho đoàn hát cải lương Saigon 3, thời gian sau, Thanh Việt về hát cho đoàn Cầu Ngang, sau chót hết là đoàn Hậu Giang.
Thanh Việt vì uống rượu nhiều, bị bịnh gan. Bệnh càng ngày càng nặng nhưng thời bao cấp, lương nghệ sĩ không đủ sống, anh không tiền trị bịnh.

Cho tới khi người ta thu vidéo hài, anh được rước về Saigon, bắt đầu có tiền thuốc thang trị bịnh gan thì trong khi thực hiện một đoạn phim, Thanh VIệt cỡi bò bị té, làm nặng thêm chứng bệnh gan. Anh được đưa vào bệnh viện nhưng anh đã qua đời trước sự thương tiếc của khán giả và đồng nghiệp.

  HỀ MẬP KHẢ NĂNG




 Nghệ sĩ hài Khả Năng được gọi với biệt danh "Hề Mập", cũng như người ta gọi Thanh Việt là "Hề Râu", Tùng Lâm là "Hề Lùn" hay sau này diễn viên Trương Hùng Minh "nhỏ con" được đặc biệt hiệu "Minh Nhí". Chỉ với các đặc điểm như vậy người diễn viên hài đã đủ gây cười cho khán giả khi lên sân khấu ... Khả Năng nổi tiếng không chỉ trên sân khấu kịch, mà còn đóng phim, hát cải lương trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga và sau này là đoàn cải lương Văn Công Sài Gòn 2. Khả Năng lừng lẫy ra sân khấu với vóc dáng bự con, dềnh dàng, bộ mặt ngớ ngẩn, nụ cười ngây ngô. Hoặc "quậy" trong các bộ phim hài, kéo theo những tràng cười rần rần của khán giả. 


Trước năm 1975, Khả Năng được xếp vào danh sách "Thất Hài Đế", là bảy "vua cười" gồm Hoàng Mai, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, Tùng Lâm, Thanh Hoài, Văn Chung. Còn Xuân Phát thì viết các tiểu phẩm hài hay hơn diễn viên hài nên không nằm trong danh sách vua hài hồi đó. Riêng Khả Năng, vai diễn khá đa dạng. Có khi anh hùng hổ, càn quấy, ngang tàng với vai anh chị giang hồ, có lúc là một gã lính "ba gai", hoặc một lão thầy pháp. Nhưng vai hài sở trường của Khả Năng được khán giả yêu thích là hình tượng ông già nông dân chất phác, người lao động chân chất, hay tên đầy tớ quê kệch. Song ngược với bề ngoài chân chất quê kệch ấy, nhân vật của Khả Năng đối đáp với những kẻ quyền thế ác độc bằng những câu "móc lò" bất ngờ đầy hài hước nhưng sâu cay. Anh rất thích "chọc quê" những kẻ cường quyền hung bạo, những kẻ ngu dốt "lên voi" nhờ thời cuộc, bọn nhà giàu tham lam bần tiện, lũ bất nhân tráo trở đổi trắng thay đen... bằng những ngôn từ hài hước, châm biến, ý nhị và sâu cay. Kiểu "móc lò" thâm thúy của Khả Năng đôi lúc giống những kép "độc hài" cải lương: Trường Xuân, Diệp Lang, hay danh hài Kim Quang của đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Kiều hài này làm nhiều kẻ cười mà đau, thấm thía nhưng lại được đông đảo công chúng yêu thích bởi nó đả phá cái xấu, cái ác mà chẳng mấy ai không căm tức bất bình, thù ghét.Thủ pháp gây cười của Khả Năng là dùng ngôn từ châm biếm, hài hước có chiều sâu, với giọng nói, giọng cười, có khi lừng khừng, có lúc dồn dập, phơi bày được những cái xấu xa đen tối lố lăng đáng cười của đối tượng để khán giả bật cười. Vì vậy, ngoài giọng nói, giọng cười và những cử chỉ minh họa cần thiết, Khả Năng không sử dụng thủ pháp ngoại hình quá lố như lé mắt, méo mồm...Khả Năng thường nói "Diễn hài phải có cái tâm, tức là mình chọc cười phải có ý nghĩa. Đừng bao giờ đem những sự tàn tật, bất hạnh của người ta như què quặt, cà lăm, đui mù, điếc lác để chọc cười. Như vậy là bất nhân...". Khán giả yêu thích kiểu hài của Khả Năng là anh chọc cười rất tự nhiên, ý nhị nhưng không cường điệu, khiếm nhã. Dường như Khả Năng có kiểu hài riêng nhắm vào những thành phần xấu trong xã hội cũng là do chính bản thân anh từng bị khó khăn vì vùi dập, ba chìm bảy nổi lúc mới vào đời. Nỗi hận đời làm bật năng khiếu của anh, diễn trên sân khấu và màn ảnh... là các anh giải tỏa những bức xúc, uẩn ức riêng của mình...Từ quê hương Quy Nhơn - Bình Định, Khả Năng vào Sài Gòn tìm được môi trường nghệ thuật trong ban kịch "Dân Nam" của đôi vợ chồng nghệ sĩ Anh Lân - Túy Hoa. Có lúc anh qua sân khấu đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga. Hẳn ít ai biết Khả Năng rất rành ca nhạc và từng luyện giọng ca tân nhạc cho nữ nghệ sĩ Thanh Nga, khi anh diễn hài ở đoàn này. Khả Năng có giọng ngâm thơ rất tốt. Có thời gian anh đã ngâm thơ trong ban "Mây Tần" của nhà thơ (kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang - Hà Huy Hà. Cùng các bạn Thanh Việt, Tùng Lâm, Thanh Hoài trong làng hài Sài Gòn, Khả Năng nổi tiếng trong những vở hài kịch và các tiết mục hài trên sân khấu "Đại Nhạc Hội". Anh có mặt trong nhiều phim truyện, phim hài như Nhà tôi, Võ sĩ bất đắc dĩ, Con ma nhà họ Hứa, Chàng Ngốc gặp hên.Sau năm 1975, Khả Năng theo đoàn cải lương Văn Công TP.HCM, rồi qua đoàn Sài Gòn 2. Năm 1989, Khả Năng 56 tuổi. Anh mất đi để lại tiếc thương cho gia đình, bạn bè và cả những khán giả yêu thích tài năng diễn hài thâm thúy của "hề mập". Khả Năng có 5 con (4 con gái, 1 con trái) đã trưởng thành, nhưng không có người nào theo nghề hát của anh để nối tiếp phong cách diễn hài độc đáo còn lưu trong trí nhớ của số đông khán giả. 

HỀ LÙN TÙNG LÂM
 Người còn sót lại trong Tứ quái Sài Gòn



Giữa thập niên 50, làng giải trí Sài Gòn xuất hiện “tam đại bầu show” Châu Kỳ - Tùng Lâm - Duy Ngọc, cả ba chuyên đứng ra tổ chức biểu diễn chương trình ca nhạc tạp kỹ. Trong các đại nhạc hội đình đám lúc bấy giờ, danh hài Tùng Lâm được xem là bầu show khá “mát tay” tại rạp Quốc Thanh, Olympic, Thanh Bình. Năm 1959, khán giả nườm nượp đến xem chương trình đại nhạc hội do Tùng Lâm - Lệ Liễu tổ chức, đông đến mức cầu sắt Thị Nghè... đổ sập!





Nghệ sĩ Tùng Lâm tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, sinh năm 1934 (Giáp Tuất) tại Biên Hòa (Đồng Nai), là con út trong gia đình gồm 10 anh chị em. Thời trẻ, bước chân lãng tử của Tùng Lâm từng phiêu bạt sang tận Nam Vang (Phnom Penh - Campuchia). Con đường nghệ thuật bắt đầu mở ra khi vào năm 1948, Tùng Lâm đoạt thủ khoa cuộc thi hát của Đài Phát thanh Pháp - Á qua ca khúc An Phú Đông của nhạc sĩ Lê Bình, sau đó đoạt thủ khoa cuộc thi hát do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức năm 1952 - 1953 với Tiếng dân chài của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nghệ danh “Tùng Lâm” là do ông ghép họ mình và tên người bạn thân lúc đi thi. Không chấp nhận theo nghề “thầy kiện” (trạng sư) khô khan của bố, Tùng Lâm bước vào con đường nghệ thuật ngay khi còn rất trẻ với lớp dạy đàn, dạy luyện thanh và nhạc lý tại tư gia (đường Trần Văn Thạch, cạnh chợ Tân Định, đối diện rạp hát Modern).




Danh hài Tùng Lâm hiện nay

Tuy ngoại hình khá “mỏng cơm” (chỉ cao 1m54, nặng 49kg), gương mặt lại chẳng “ăn đèn”, nhưng bù lại NS Tùng Lâm được trời phú cho một phong cách diễn hài rất riêng: tinh tế, trào lộng và duyên dáng, từng được tuần báo Sân khấu kịch trường xếp vào hàng “thất hài đế Sài Gòn” gồm: Xuân Phát, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, La Thoại Tân, Tùng Lâm, Thanh Hoài. Năm 1961, sau tiểu phẩm hài Tâm sự hai anh phu xe diễn cùng Xuân Phát tại rạp hát Nodrodom, NS Tùng Lâm được báo chí tôn vinh biệt danh “Tiểu quái kiệt” - vinh dự lớn lao dành cho một nghệ sĩ trẻ như Tùng Lâm bởi lúc bấy giờ làng giải trí Sài Gòn chỉ có 3 “quái kiệt” là Trần Văn Trạch (em GS Trần Văn Khê), Bảy Xê và Ba Vân (anh NS Tám Vân).




Hai danh hài Thanh Việt - Tùng Lâm trên SK cải lương Dạ Lý Hương năm 1970