Tuesday, June 24, 2014

SUY TƯ VỀ BÀI VẰNG VẶC CUNG HẰNG ( Thầy Phan Vũ )





Thầy Phan Vũ

Trần Thành Mỹ ngắm trăng sinh tìnhgợi suy :

Gió bâng khuâng làm hồn Thành Mỹ lâng lâng...Chị Hằng đẹp kiêu sa nhưng cô đơn...diệu hiền, ung dung, nhưng lòng ngổn ngang...Tình chị Hằng nóng thiêu đốt; nhưng e ấp như còn treo giá ngọc.
Cao sang, huyền ảo và im lặng là sức mạnh của chị Hằng ( le silence est grand...). Tuổi thọ của trăng là bí mật vì lúc thì trăng non, lúc thì trăng già...Trăng lộ diện lung linh ánh sáng (trăngtròn), lúc e thẹn ẩn nấp (trăng khuyết). Trăng cũng làm đẹp, che khăn phủ đầu chừa hai mắt tình tứ, sắc bén; có lúc choàng khăn mõng (voile) dấu vẽ đẹp não nùng.
Tia nhìn như viên đạn xoáy tim tình địch; có lúc êm ấm như đôi mắt của Thánh Thérèse de Lisieux.

Thấy sinh hoạt vẫn tiếp diễn đêm không trăng:

Bóng tối bao trùm cảnh vật, tuy nhiên mắt thú dữ rực sáng săn mồi, kẻ bất lương nương bóng tối pháo kích tấn công dân lành.
Bóng đêm che khuất chuyện tình riêng tư thầm kín của kẻ yêu đương và âm mưu cướp bóc.

Nhận thức ảnh hưởng của trăng trên địa cầu:

Thủy triều cao khi trăng "đều đặn nét ngài nở nang" và thiếu nhi mừng Tết Trung Thu với đèn lồng. Trăng soi mặt mình trong hồ,trộm nhìn "chăn gối" hay nỗi "cô đơn gối chiếc" qua song cửa sổ. Trăng biết suy nghĩ thế mạnh thế yếu của mình mà hành động.

Thành Mỹ suy rộng:

Vẽ đẹp huyền diệu của trăng không chỉ trang điểm thiên nhiên gây hứng thú, mà còn rọi sáng lòng rối rắm lầm lỗi của kẻ phạm tội (Jean Valjean). Lý Bạch si mê trăng muốn chết vì Hằng Nga.Lưu Trong Lư khóc vì trăng. Trăng có giá trị cao nên Hàn MạcTử rao bán trăng và dân quê trách móc các cô thôn nữ,
 lẽ nào múc ánh trăng vàng đ đi.
Chị Hằng đẹp nhưng vô cảm: Không đau lòng khi con người trần thế tang thương. Trăng thi hành bổn phận không sai sót,ngày đêm xoay quanh địa cầu.
Cái đẹp của chị Hằng là cái đẹp của các phu nhân nội tướng dùng sắc đẹp của mình sai khiến phu quân tham ô, bóc lột, làm khổ dân.
Trăng cũng có khả năng che khuất mặt trời, làm tăm tối địa cầu trong hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực.

Và Thành Mỹ khám phá chị Hằng:

Thành Mỹ thấy chú Cuội với cây đa : Cuội hồn nhiên, cô đơn; cây đa tựa như cái dù. Hình ảnh này phản ảnh triền miên cô độc: không ai hiểu mình mà mình cũng không hiểu ai.
Ngày xưa, trăng là thiên đường, có đào tiên ăn vào thì sẽ
 trường sanh bất tử, có vũ khúc nghê thường (xiêm y màu sắc rực rỡ).
Nhưng sự thật mặt trăng lồi lõm, không cây cối và không sinh vật.
Tuy nhiên trăng vẫn là nguồn cảm hứng, là ngọn đèn đêm êm diệu.
Trăng, mặt trời và trái đất quấn vào nhau theo định luật nhất định tạo sự sống, bảo tồn
 loài người, thú vật và thảo mộc.

Phân tích bài Vằng Vặc Cung Hằng cho thấy cái nhìn bao quát,kiến thức rộng từ văn chương Việt ngữ đến Pháp ngữ của tác giả. Trăng phô bày hai khía cạnh trái ngươc nhau của chị Hằng và của con người, mặt tiêu cực và tich cực, mặt thật và mặt phù phiếm dối trá. Thế giới ngày nay có hai mặt đối nghịch phủphàng: đám trẻ con trên đống rác hôi thối bên cạnh các cao ốc giàu và sang trọng.

Tôi cũng đã thưởng thức bài "Gợi Chút Hương Xưa." ( Đặc San Hoàng Diệu 2014 )
Bài vào đề giới thiệu văn đàn thế giới, tiếp đến là các thi sĩ danh tiếng của văn chương Việt Nam, đễ nói đến thi sĩ Hồ Xuân Hương độc đáo duy nhất. 
Một bài thơ là một bức họa bằng chữ,biểu lộ một đề tài nhất định; tuy nhiên bài thơ của Hồ Xuân Hương
 phát hoạ hai hình ảnh
  với hai đề tài khác nhauTrong nội dung Thành Mỹ đã giải thích  các ý tưởng của Hồ Xuân Hương.
 Thành Mỹ không quên trình bày lối lái chữ...Các ý tưởng này có thể tìm thấy trong các sách giáo khoa.

Hành văn của Thành Mỹ trong bài "Gợi Chút Hương Xưa" trong sáng từ ngữ dễ hiễu, cấu trúc câu đơn giãn, không cầu kỳ như trong bài Vằng Vặc Cung Hằng, và nhất là có tính cách học thuật (academic).





 THẦY PHAN VŨ