Thay
vì sử dụng hoá trị và xạ trị tấn công thẳng vào các tế bào ung thư,
những bác sĩ tại Philadelphia đã “huấn luyện” cho các tế bào miễn dịch
trong cơ thể của Nick trở nên mạnh mẽ hơn và “chuyên nghiệp” hơn trong
việc tiêu diệt những tế bào ung thư.
- Nick Wilkins được các bác sĩ chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư bạch cầu từ khi mới lên 4 tuổi. Sau 10 năm điều trị, các tế bào ung thư vẫn tiếp tục quay trở lại dù cho các bác sĩ đã sử dụng tất cả các phương pháp trị liệu, sau cùng người cha đã phải nói chuyện với chính đứa con trai của mình.
- Nick Wilkins được các bác sĩ chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư bạch cầu từ khi mới lên 4 tuổi. Sau 10 năm điều trị, các tế bào ung thư vẫn tiếp tục quay trở lại dù cho các bác sĩ đã sử dụng tất cả các phương pháp trị liệu, sau cùng người cha đã phải nói chuyện với chính đứa con trai của mình.
Ông
John Wilkins giải thích cho Nick, cậu bé con 14 tuổi hiểu rằng các bác
sĩ đã cố gắng hết sức, dùng mọi phương pháp trị liệu từ hóa trị cho đến
xạ trị, thậm
chí là đã tiến hành cấy ghép tủy do chị gái của cậu bé hiến tặng, thế
nhưng tình trạng bệnh của cậu bé có vẻ không mấy khả quan hơn.
Ông John hồi tưởng lại: “Tôi nói với thằng bé rằng chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác.”
Chỉ
còn một phương pháp điều trị duy nhất mà họ có thể thử: một liệu pháp
đang trong quá trình thử nghiệm của Đại học Pennsylvania.
Dù
14 tuổi nhưng Nick hiểu rằng nếu lần thử nghiệm này thất bại sẽ đồng
nghĩa với việc cậu bé có thể chết, thằng bé lúc ấy rất kiên cường.
Vài
tháng sau đó, Nick rời Virginia, nơi gia đình cậu bé đang sống, chuyển
đến Philadelphia mang theo hy vọng sống mong manh. Cậu bé chính thức trở
thành một phần của cuộc thử nghiệm phương pháp mới này.
Phương
pháp mới này được các bác sĩ mô tả là hoàn toàn khác hẳn với những
phương pháp mà Nick đã được dùng trước đó: Thay vì sử dụng hoá trị và xạ
trị tấn công thẳng vào các tế bào ung thư, những bác sĩ tại
Philadelphia đã “huấn luyện” cho các tế bào miễn dịch trong cơ thể của
Nick trở nên mạnh mẽ hơn và “chuyên nghiệp” hơn trong việc tiêu diệt
những tế bào ung thư.
Hai tháng sau, kết quả thật ngoài sức tưởng tượng, mọi người gọi đó là một phép màu, Nick xuất viện với kết quả xét nghiệm
cho thấy cậu bé không còn bị tế bào ung thư đeo bám nữa.
Đã
sáu tháng trôi qua kể từ ngày Nick tham gia thử nghiệm phương pháp trị
liệu mới, kết quả của những cuộc xét nghiệm và kiểm tra đều đặn đã chứng
minh được thành công của phương pháp thần kỳ này. Hiện Nick đã bước
sang tuổi 15, sống khoẻ mạnh và không còn dấu hiệu của bệnh tật.
Có
khoảng 21 người trẻ khác cũng đã được trị liệu bằng
phương pháp mới này tại bệnh viện trẻ em The Children’s Hospital of
Philadelphia, và 18 bệnh nhân trong số đó, cũng giống như Nick, đang có
dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn tế bào ung thư; một trong số đó cũng đã
được công bố là không còn tế bào ung thư trong cơ thể.
Các
bác sĩ của Đại học Penn đã công bố phát hiện mới của họ vào cuối tuần
này tại hội nghị thường niên của Hội huyết học Mỹ (The American Society
of Hematology).
Cũng
tại hội nghị này, hai trung tâm nghiên cứu về ung thư khác là Memorial
Sloan – Kettering tại New York và National Cancer Institute cũng sẽ công
bố kết quả mà họ đạt được bằng phương pháp miễn dịch trị liệu giống như
phương pháp mà Nick đã được dùng để chữa trị.
Các
công bố này đã mang lại nhiều hứa hẹn cho các bệnh nhân của căn bệnh
ung thư, đặc biệt là những bệnh nhân đã thử qua nhiều phương pháp trị
liệu mà vẫn không thành công.
Tiến sĩ David Porter, một chuyên
gia về huyết học và là một bác sĩ chuyên khoa thuộc Đại học Penn nói:
“Phương pháp này thật sự là một bước tiến vượt bậc so với những phương
pháp điều trị ung thư mà tôi từng được thấy suốt 20 năm qua. Chúng ta
đang bước vào một thời kỳ mới của y học.”
Trong
phương pháp mới này, đầu tiên các bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào T-cell
(một dạng tế bào bạch cầu), tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống miễn dịch. Sau đó họ tiến hành tổ chức lại cấu tạo của tế bào bằng
cách chuyển đổi cấu tạo gene của nó. Khi được đưa trở lại vào cơ thể
bệnh nhân, mỗi tế bào đã được biến đổi sẽ nhân lên đến 10,000 tế bào
mới. Những tế bào “thợ săn” này sau đó sẽ theo dõi và tiêu diệt các tế
bào ung thư bên trong cơ thể của bệnh nhân.
Về
cơ bản, các nhà nghiên cứu đang cố gắng để đào tạo cơ thể của Nick
chống lại căn bệnh ung thư, tương tự như cách cơ thể chúng ta chống lại
bệnh cảm lạnh thông thường.
Ngoài
những bệnh nhân thuộc khoa nhi, các nhà khoa học của Đại học Penn cũng
đã thử phương pháp mới này trên 37 người lớn mắc bệnh bạch cầu và 12
trong số 37 bệnh nhân đó đã hoàn toàn khỏi bệnh. Tám người khác đang dần
có dấu hiệu khả quan và các kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng bệnh
của họ đang ngày càng thuyên giảm.
Khi
tham gia phương pháp điều trị này, các bệnh nhân sẽ có những triệu
chứng giống như bệnh cảm cúm trong một quãng thời gian ngắn.
Các
bác sĩ và nhà khoa học của Đại học Penn đang làm việc với những trung
tâm y tế khác để có tể kiểm tra tính thành công của phương pháp mới này
trên nhiều bệnh nhân hơn nữa. Họ cũng có kể hoạch sẽ thử áp dụng phương
pháp này cho điều trị các loại ung thư máu và các khối u rắn.
Câu hỏi lớn được đặt ra là: liệu căn bệnh bạch cầu của Nick có quay trở lại?
Các
nghiên cứu chỉ được tiến hành từ năm 2010, nhưng cho đến nay, tỉ lệ tái
phát được xác định là tương đối thấp: trong 18 bệnh nhi khác, những
bệnh nhân có dấu hiệu khỏi bệnh chỉ có 5 trường hợp bị tái phát bệnh; và
trong 12 trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành, những người cũng
đã được xác định là đang thuyên giảm sau khi tham gia điều trị bằng
phương pháp miễn dịch trị liệu này, chỉ có một trường hợp bị mắc bệnh
trở lại. Một số bệnh nhân đã khỏi bệnh được ba năm và không có dấu hiệu
tái phát của bệnh.
Tiến
sĩ Porter kể lại: Đầu tiên, chúng tôi đã rất vui mừng khi tìm thấy các
tế bào T-cell – những tế bào “thợ săn” vẫn còn sống sót trong cơ thể của
bệnh nhân sau hơn ba năm. Chúng vẫn còn hoạt động và vẫn làm tốt chức
năng của chúng: tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư, vì thể khả năng
tái phát bệnh là rất thấp. Hơn nữa, trước khi tuyên bố bệnh nhân đã
thuyên giảm hay khỏi bệnh, chúng tôi phải lùng sục các tế bào ung thư,
điều này đặc biệt khó khăn, nhất là với những tế ung thư đã biến đổi,
rất khó để nhận dạng chúng. Thông thường, dạng tế bào bệnh bạch cầu mà
Nick mắc phải, các bác sĩ có thể tìm thấy từ một trong số 1,000 tến bào
cho đến một trong số 10,000 tế bào ung thư. Nhưng công
nghệ cua Penn có thể tìm thấy một trong số 100,000 cho đến một trong 1
triệu tế bào ung thư, và chúng tôi đã không tìm thấy bất kỳ tế bào ung
thư nào trong cơ thể của Nick hoặc bất cứ bệnh nhân nào đã được tuyên bố
khỏi bệnh hoàn toàn.
Một
trong những khía cạnh tốt nhất của phương pháp điều trị mới này là nó
sẽ không quá khó khăn hay phức tạp để tiến hành tại những trung tâm y tế
khác. Tiến sĩ Porter hy vọng một ngày nào đó, phương pháp này sẽ chính
thức được công nhận và sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân chứ không
chỉ là phương pháp thực nghiệm.
“Chúng
tôi hy vọng điều này sẽ sớm thành sự thật. Có thể năm tới phương pháp
này vẫn chưa được đưa vào sử dụng, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ không lâu đến
một thập kỷ để chờ đợi phương pháp này.”
Cho
tới thời điểm này, các bệnh nhân chỉ có thể nhận được phương pháp điều
trị này nếu họ đang tham gia vào quá trình nghiên cứu và thử nghiệm,
nhưng Tiến sĩ Renier Brentjens, giám đốc của dự án điều trị
ung thư bằng liệu pháp tế bào (tương tự phương pháp miễn dịch trị liệu)
tại Memorial Sloan – Kettering dự đoán rằng phương pháp này sẽ sớm được
phổ biến trong vòng ba đến năm năm tới.
Ông
khẳng định, sự thành công của liệu pháp này không phải là một trò chơi
may rủi mà là quá trình của sự nghiên cứu và sự tham gia thử nghiệm của
rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Ông nói rằng ông sẽ không bao giờ
quên bệnh nhân đầu tiên mà ông điều trị, bệnh nhân này ban đầu có một
lượng lớn các tế bào ung thư trong tủy xương của mình. Nhưng sau khi
tham gia thử nghiệm phương
pháp mới này, Renier đã quan sát dưới kính hiển vi và kinh ngạc nhận ra
ông không thể tìm thấy bất cứ một tế bào ung thư nào nữa cả. Ông kể lại
với một niềm tự hào: “Tôi không thể mô tả cảm giác lúc đó. Thật tuyệt
vời!”
Kha Trần