( ( Kim Chi Sưu Tầm )
Tái hiện cố đô Huế giữa lòng Sài Gòn để báo hiếu cha mẹ
Với một tâm nguyện duy nhất là cho ba mạ mình
thấy Huế mỗi ngày để bớt đi phần nào nỗi nhớ quê, anh Nguyễn Thanh Tùng
đã tái hiện gần như toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế giữa lòng Sài
Gòn.
Sự kết tụ tinh
hoa của kiến trúc và văn hóa Huế tại Ngự Lãm Viên cũng là mong mỏi bấy
lâu nay “làm một điều gì đó cho Huế” của anh.
Trong ngôi
nhà rường 3 gian 2 chái nằm chính giữa khuôn viên rộng chừng 1.000 m2
của Ngự Lãm Viên (đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, quận 9,
TP.HCM), anh Nguyễn Thanh Tùng - chủ nhân của công trình quần thể di
tích cố đô Huế thu nhỏ, ngồi nhấp ngụm trà, xúc động kể về điều đã thôi
thúc anh làm công trình “Huế thu nhỏ” này.
Anh Nguyễn Thanh Tùng bên công trình quần thể di tích cố đô Huế thu nhỏ tại nhà riêng ở quận 9, TP.HCM.
|
Làm để kính tặng ba mạ
Hàng
ngày, dường như lúc nào anh cũng nghe ba mạ kể về xứ Huế với niềm say
sưa quyện lẫn nỗi nhớ quê hương da diết. Vừa kể, ba mạ anh vừa rưng rưng
nước mắt khiến anh không khỏi chạnh lòng. Thế là anh bắt đầu bỏ công
nghiên cứu, tìm tòi sách vở nói về văn hóa, lịch sử Huế.
Ba
mạ ngày càng già yếu, không thể mỗi lần nhớ Huế là đi về thăm quê được
nên tôi quyết chí phải làm sao để mỗi sớm mai thức dậy là ba mạ thấy Huế
trước mắt mình rồi.
Anh Nguyễn Thanh Tùng
|
Anh
mày mò tìm hiểu, gặp gỡ các nhà nghiên cứu Huế, các chuyên gia về kiến
trúc cố đô, các nghệ nhân xưa còn sót lại của Huế. Khó ai có thể ngờ
rằng, một thạc sĩ về viễn thông như Nguyễn Thanh Tùng lại am hiểu để có
thể nói về văn hóa, lịch sử và kiến trúc xứ Huế như một nhà nghiên cứu
Huế thực thụ. Công trình quần thể di tích cố đô Huế thu nhỏ được anh tái
hiện tại TP.HCM từ sự am hiểu ấy...
Bước qua cánh cổng
được chạm trổ tinh vi với mái vòm cong cong của Ngự Lãm Viên, trước mắt
chúng tôi là cả một quần thể di tích cố đô Huế thu nhỏ xây dựng theo
thuật phong thủy.
Bên dòng Hương Giang thơ mộng uốn
quanh, kinh thành Huế được anh Tùng tái hiện theo một trục bắc – nam,
hai bên có cồn Hến và cồn Giã Viên (Bạch Hổ) tạo thế long chầu – hổ
phục, tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ. Phía trước là núi Ngự Bình án ngữ che
chắn cho kinh thành Huế...
Kỳ công đến kinh ngạc
Ngay
chính giữa Ngự Lãm Viên là một ngôi nhà rường đặc trưng xứ Huế mà anh
bảo rằng chất liệu phải là thứ gỗ kiềng kiềng mua từ huyện miền núi Nam
Đông của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đứng ở trên cao của dãy Trường Sơn trong
Ngự Lãm Viên nhìn xuống là cả một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc
văn hóa, lịch sử lâu đời xứ Huế được anh tái hiện thu nhỏ rất tinh tế,
đặc sắc.
Anh Tùng đã tái hiện kinh thành Huế đúng hiện
thực với sự liên lạc bên ngoài qua 8 cửa: Đông, tây, nam, bắc và tây
bắc, tây nam, đông bắc, đông nam, được xây dựng theo lối kiến trúc phòng
thủ và tấn công (VAUBAM) – Đông Tây hội ngộ.
Trên mặt
thành có các khẩu súng thần công oai vệ, chung quanh là hệ thống hào,
thành bao bọc rất vững chắc. Khi chế tác cửa vào Ngọ Môn, anh làm 5 cửa,
9 mái tượng trưng cho sự trường cửu và 100 cái cột (bách cột), trên cửa
cũng có lầu chuông và lầu trống. Tiếp đến là điện Thái Hòa – nơi vua
làm việc mỗi tháng 2 ngày.
Chỉ vào Tử Cấm Thành, anh Tùng bảo: “Nơi đó nếu ai bước vào mà không có lệnh của vua là sẽ bị chém đầu”.
Trong
kinh thành Huế ở Ngự Lãm Viên có điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hàng
ngày, có cả điện Càn Thành, Thái Bình Ngự Lãm Thư Lâu (nơi vua đọc
sách), rồi có cả Duyệt Thị Đường – nhà hát cung đình Huế, cũng là cái
nôi nhã nhạc cung đình Huế phát triển. Anh còn xây dựng cả cung Trường
Sanh – nơi dành cho bà nội của vua ở, điện Phụng Tiên (dành cho công
chúa), có cả Hiển Lâm Các, phủ Nội Vụ...
Công trình lăng Minh Mạng tái hiện chi tiết.
|
Bên
ngoài kinh thành Huế, nằm ven con sông Hương thơ mộng là bến Vân Lâu và
đình Thương Bạc. Đó là một lối chơi về văn hóa và phong thủy. Anh bảo
rằng, khi xây xong cái đình Thương Bạc này “mạ tôi vui mừng thấy rõ”. Xa
xa là chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén (nơi thờ đức Thánh Mẫu), lăng tẩm
của các ông Vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định – 4 ông vua anh
kính nể nhất.
Giữ cội nguồn văn hóa Huế
Công
trình quần thể di tích cố đô Huế làm trong 7 năm mới xong, do chính anh
Tùng thiết kế, làm khuôn mẫu và trực tiếp cùng các nghệ nhân xứ Huế mày
mò xây dựng. Một nghệ nhân bình thường khó có thể làm nổi công trình
kiến trúc này mà phải là một người am hiểu tường tận về văn hóa và lịch
sử Huế mới có thể đảm đương.
“Nhưng như thế cũng chưa đủ.
Một người con xứ Huế phải có lòng yêu Huế đến da diết và muốn làm một
điều gì đó cho Huế mới có thể làm được nó” – chỉ tay về kinh thành Huế
thu nhỏ, anh Tùng bộc bạch.
Toàn bộ công trình kiến trúc
“Huế thu nhỏ” của anh có 151 kiến trúc. Đầu tiên, anh chỉ làm trước 24
kiến trúc bằng gỗ và làm xong thì thất bại đến 3 lần vì để ngoài trời
nên mưa nắng, gỗ không chịu nổi. Sau đó, anh chuyển sang làm bằng đá.
Có
những chi tiết chạm trổ quá tinh vi, nhiều đường nét phức tạp khiến các
nghệ nhân lắc đầu vì ước chừng phải mất 10 năm mới chạm trổ xong chừng
ấy kiến trúc. Có người tư vấn cho anh phải làm mái che nhưng một công
trình văn hóa, lịch sử mà làm trong nhà thì coi sao được.
Nghĩ
thế, anh quyết định chuyển qua làm bằng đá nhưng lại gặp khó vì giá một
cái khuôn 100 triệu đồng, trong khi anh phải làm đến 151 kiến trúc thì
làm sao chịu nổi. Anh tâm nguyện, đầu tiên làm là cho ba mạ mình, kế đến
là cho con cháu trong gia đình gìn giữ gia phong, gìn giữ chút văn hóa
cội nguồn nên dù khó khăn đến mấy, anh cũng không nản lòng...
May mắn là anh gặp được một nghệ nhân giúp anh làm khuôn bằng silicon để làm công trình kiến trúc bằng bột đá, rẻ hơn rất nhiều.
Thành công hơn mong đợi
Công
trình hoàn thành, bà con họ hàng kéo đến tham quan ngày càng đông, ba
mạ anh rất vui mừng. Rồi tiếng lành đồn xa, các trường học bắt đầu gửi
học sinh đến học ngoại khóa để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Huế.
Anh Tùng tâm niệm, anh làm công trình Ngự Lãm Viên không phải để kinh doanh du lịch nên tất cả mọi người đến đây tham quan đều được miễn phí.
|
Đầu tiên là Trường Tiểu học Dương Minh Châu đưa 800 học sih đến tham quan
và được anh Tùng giảng về lịch sử, văn hóa Huế. Sau đó, các Trường Tiểu
học Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Tiên Hoàng... gửi học sinh đến học ngoại
khóa vì trong chương trình lớp 4 có nội dung học về lịch sử kinh thành
Huế.
Anh Tùng tiếp tục dạy ngoại khóa miễn phí cho học
sinh. Nhiều học sinh rất thích thú, trong thư để lại, có em viết: “Chú
ơi, từ rày trở đi con không còn ghét học môn lịch sử nữa, con sẽ thích
nó”.
Từ khi hoàn thành đến nay, Ngự Lãm Viên đã đón
khoảng 100.000 khách từ nhiều nơi đến tham quan, đa phần là học sinh và
sinh viên. Anh Tùng bảo, đón thêm một người khách là anh đón thêm một
niềm vui, bởi ước nguyện của anh đã được thêm một người hiểu và chia sẻ.
“Di sản thế giới” giữa Sài Gòn
Ở quận 9 – TP. Hồ Chí Minh có một người đàn ông
đã bỏ công sức 5 năm trời để xây dựng mô hình kiến trúc nguy nga, lộng
lẫy như tích hợp cả quần thể cung điện, lăng tẩm của kinh thành Huế - di
sản văn hóa thế giới.
Bài và ảnh: Đăng Khoa
Một mương nước rộng khoảng 40cm, uốn lượn sát bên mô hình là “sông Hương”. Trên bờ con mương dài khoảng 50m chia đôi khu vườn theo chiều dọc, còn có 6 mô hình nhỏ cách nhau một vài mét. Ông Tùng giới thiệu: “Đây là chùa Thiên Mụ. Còn đây là Điện Hòn Chén. Này là lăng vua Tự Đức. Kia là lăng Minh Mạng, lăng Khải Định. Nằm dưới chân giả sơn là lăng Gia Long” – tất cả đều là những công trình tiêu biểu nhất của quần thể di sản Huế.
Cách mô hình chừng 10 bước chân là một nhà rường cổ Huế dài 16m, rộng 6m. Trong nhà có những bộ bàn ghế gỗ dày đặc hoa văn. Do học được nghề mộc từ ông ngoại, nên cha và cậu ông đã tự tay làm cái nhà rường và mấy bộ bàn ghế này để khách nghỉ chân.
Với cách thuyết minh thân thiện như đang trò chuyện và sự am hiểu của một nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Huế thực thụ, ông Tùng khiến nhiều du khách phải say mê khi nói sâu về từng chi tiết nhỏ trong Ngự Lãm Viên, nơi mỗi viên gạch trong khu vườn này đều chứa đựng những hoa văn mang đậm nét văn hóa Huế. Ông kể, có một cô giáo đã từng 16 lần đưa học sinh đi tham quan Huế nhưng vẫn không hình dung hết di sản Huế do có nhiều công trình nằm rải rác trong một vùng rộng lớn. Nhưng khi xem mô hình này, cô mới có cái nhìn đầy đủ nhất về di sản Huế.
Đã có nhiều trường học đưa học sinh đến Ngự Lãm Viên để tìm hiểu lịch sử văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế đến tìm hiểu Ngự Lãm Viên. Trong số đó có người đánh giá: Thành công nhất của Huế thu nhỏ là sự tái hiện các công trình bị chiến tranh tàn phá.
Năm 2002, ông Tùng mới bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Sau hàng chục lần thất bại do chất liệu không phù hợp, cuối cùng ông cũng mãn nguyện với chất liệu đá xanh xay nhuyễn trộn với keo. Ông liền thuê thêm một vài nghệ nhân ở Huế rồi cùng họ mày mò làm ròng rã 5 năm mới hoàn thành.
Không ngờ, một thời gian sau, “món quà” dành riêng cho gia đình lại lan truyền ra bên ngoài. “Bây giờ thì tôi tiếp khách mệt luôn”, ông Tùng nói rồi cười tươi. Khi được hỏi ông làm “món quà” này tốn bao nhiêu tiền, ông đáp lời: “Đối với tôi, nó vô giá. Vì mô hình này đã thắt chặt mối quan hệ trong gia đình, dòng họ tôi và nối kết với nhiều công chúng.”
NGỰ LÃM VIÊN - VƯỜN CỔ TÍCH
Chẳng mấy khó khăn để tôi tìm đến nơi được nhiều người ví là “di sản Huế giữa Sài Gòn” này. Tới địa chỉ 502 - 504 đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, quận 9, qua cánh cổng cao lớn, tôi đặt chân vào khu vườn có tên chữ là “Ngự Lãm Viên”. Phía trước ngôi nhà là những vườn cây hoa cảnh đẹp mắt. Bước sâu vào bên trong, tôi mới thấy hiện ra cả mô hình kinh thành Huế dày đặc là những ngôi nhà cổ tí hon trông như đồ chơi của trẻ em được sắp đặt trên nền xi măng rộng khoảng 20m2. “Đây là toàn bộ kinh thành Huế. Vòng thành nhỏ hơn là Hoàng Thành có chức năng bảo vệ cung điện. Còn khung thành trong cùng là Tử Cấm Thành - trái tim của cả kinh thành Huế - là nơi sinh sống của gia đình vua…”. Ông Nguyễn Thanh Tùng - chủ mô hình di sản Huế - giới thiệu về mô hình có tỷ lệ 1/700.Thông tin thêm:
|
Một mương nước rộng khoảng 40cm, uốn lượn sát bên mô hình là “sông Hương”. Trên bờ con mương dài khoảng 50m chia đôi khu vườn theo chiều dọc, còn có 6 mô hình nhỏ cách nhau một vài mét. Ông Tùng giới thiệu: “Đây là chùa Thiên Mụ. Còn đây là Điện Hòn Chén. Này là lăng vua Tự Đức. Kia là lăng Minh Mạng, lăng Khải Định. Nằm dưới chân giả sơn là lăng Gia Long” – tất cả đều là những công trình tiêu biểu nhất của quần thể di sản Huế.
Cách mô hình chừng 10 bước chân là một nhà rường cổ Huế dài 16m, rộng 6m. Trong nhà có những bộ bàn ghế gỗ dày đặc hoa văn. Do học được nghề mộc từ ông ngoại, nên cha và cậu ông đã tự tay làm cái nhà rường và mấy bộ bàn ghế này để khách nghỉ chân.
VĂN HÓA HUẾ TRONG TỪNG VIÊN GẠCH
Cũng theo lời ông Tùng, từ khi toàn bộ công trình được hoàn thành vào năm 2007, đã có hàng chục ngàn người đến tham quan. “Tôi nghĩ rất nhiều người muốn đến Huế, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện. Nên khi hay tin tôi làm mô hình này, nhiều người đã tò mò đến xem”. Ông Tùng nói thêm: “Cũng có nhiều người đến Huế rồi vẫn tìm đến đây vì họ muốn hình dung di sản Huế một cách bao quát hơn”.Với cách thuyết minh thân thiện như đang trò chuyện và sự am hiểu của một nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Huế thực thụ, ông Tùng khiến nhiều du khách phải say mê khi nói sâu về từng chi tiết nhỏ trong Ngự Lãm Viên, nơi mỗi viên gạch trong khu vườn này đều chứa đựng những hoa văn mang đậm nét văn hóa Huế. Ông kể, có một cô giáo đã từng 16 lần đưa học sinh đi tham quan Huế nhưng vẫn không hình dung hết di sản Huế do có nhiều công trình nằm rải rác trong một vùng rộng lớn. Nhưng khi xem mô hình này, cô mới có cái nhìn đầy đủ nhất về di sản Huế.
Đã có nhiều trường học đưa học sinh đến Ngự Lãm Viên để tìm hiểu lịch sử văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế đến tìm hiểu Ngự Lãm Viên. Trong số đó có người đánh giá: Thành công nhất của Huế thu nhỏ là sự tái hiện các công trình bị chiến tranh tàn phá.
MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT
Khi học năm 3 trường đại học Kinh tế, thấy ba má vốn là người gốc Huế nên thường nhớ quê, ông Tùng bèn nghĩ ra cách làm mô hình di sản Huế để làm vui lòng hai cụ già. Nhưng vì kinh tế gia đình lúc ấy còn khó khăn, không thể thực hiện ý tưởng, ông Tùng vẫn nuôi ước mơ bằng cách đọc rất nhiều tài liệu về lịch sử và văn hóa Huế, đồng thời nhiều lần trở về quê để tham quan, tìm hiểu thực địa kỹ hơn về cung điện và lăng tẩm vua chúa.Năm 2002, ông Tùng mới bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Sau hàng chục lần thất bại do chất liệu không phù hợp, cuối cùng ông cũng mãn nguyện với chất liệu đá xanh xay nhuyễn trộn với keo. Ông liền thuê thêm một vài nghệ nhân ở Huế rồi cùng họ mày mò làm ròng rã 5 năm mới hoàn thành.
Không ngờ, một thời gian sau, “món quà” dành riêng cho gia đình lại lan truyền ra bên ngoài. “Bây giờ thì tôi tiếp khách mệt luôn”, ông Tùng nói rồi cười tươi. Khi được hỏi ông làm “món quà” này tốn bao nhiêu tiền, ông đáp lời: “Đối với tôi, nó vô giá. Vì mô hình này đã thắt chặt mối quan hệ trong gia đình, dòng họ tôi và nối kết với nhiều công chúng.”
Thương ba mẹ - những người con xứ Huế vào Nam lập nghiệp - anh Nguyễn Thanh Tùng đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc tái hiện quần thể di tích cố đô Huế giữa lòng Sài Gòn để ba mẹ bớt nỗi nhớ quê.
Hàng ngày, lúc nào anh Tùng cũng nghe ba mẹ kể về xứ Huế với nỗi nhớ quê hương da diết khiến anh không khỏi chạnh lòng. Thế là anh bắt đầu bỏ công nghiên cứu, tìm tòi sách vở nói về văn hóa, lịch sử Huế và bắt tay xây dựng tái hiện quần thể cố đô Huế trên mảnh đất rộng 1.000m2 của mình trên đường Hoàng Hữu Nam (phường Long Bình, quận 9, TP.HCM).
Được khởi công từ năm 2003 đến năm 2007 thì hoàn thành, “Ngự Lãm Viên” ( tên gọi quần thể di tích cố đô Huế của anh Tùng) có gần 200 kiến trúc lớn nhỏ. Công trình này đã đón tiếp hàng trăm ngàn du khách ghé thăm, trong đó có cả Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế; Giám Đốc trung tâm Bảo tàng cố đô Huế; Hội đồng hương Huế.
"Ba mẹ tôi ngày càng già yếu, không thể mỗi lần nhớ Huế là đi về thăm quê được nên tôi quyết chí phải làm sao để mỗi sớm mai thức dậy là ba mẹ thấy Huế trước mắt mình rồi”, anh Nguyễn Thanh Tùng -chủ nhân của công trình Huế thu nhỏ- chia sẻ.
Người tái hiện kinh thành Huế giữa Sài Gòn
Sông
Hương thơ mộng, Hoàng thành, chùa Thiên Mụ cổ kính... được tái tạo theo
đúng kiến trúc Huế xưa, hiện diện ngay giữa TP HCM náo nhiệt.
Cách Khu du lịch văn hóa Suối
Tiên hơn 500m, rẽ phải theo hướng về Khu du lịch Suối Mơ (quận 9, TP
HCM) là Ngự Lãm viên - kiến trúc nghệ thuật kinh thành Huế của anh
Nguyễn Thanh Tùng.
Sự trầm mặc cổ kính, thanh tịnh của đất cố đô với
những công trình mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử như: cầu Tràng Tiền,
Hoàng thành Huế, chùa Thiên Mụ, sông Hương uốn lượn với dòng nước xanh
biếc... hiện ra trước mắt khiến nhiều du khách trầm trồ thích thú.
Anh Nguyễn Thanh Tùng với công trình kiến trúc nghệ thuật tâm đắc của mình.
|
Chỉ
tay về hoa viên rộng hơn 1.000m2, người đàn ông trắng trẻo ở tuổi 40
cho biết, tuy chỉ sống ở Huế trong 5 năm tuổi thơ nhưng vẻ đẹp thơ mộng
của Huế đã in sâu trong tâm hồn anh.
"Cuộc sống khó khăn gia đình phải vào Nam xây dựng
cuộc sống mới, nhưng nỗi nhớ quê hương cố đô đã thôi thúc tôi cần phải
làm cái gì đó để đỡ nhớ nhà. Đặc biệt đây là món quà ý nghĩa dành tặng
cha mẹ người có công nuôi dưỡng mình nên người", anh Tùng xúc động nói.
Hình ảnh kinh thành Huế thu nhỏ |
Anh
kể, ý tưởng phục dựng một kinh thành Huế cổ kính đã có từ những năm học
cấp 3. Học xong đại học rồi đi làm, được đi nhiều nơi, tiếp xúc với
nhiều nền văn hóa các nước... anh cho rằng chẳng nơi nào có vẻ đẹp cổ
kính như Huế. Từ năm 2000, sau một chuyến đi Australia và dành dụm được
một số tiền kha khá, anh đã quyết tâm thực hiện một mô hình "Huế thu
nhỏ" cho riêng mình.
Đến năm 2002 khi thực hiện xong việc thiết kế, việc
tiến hành xây dựng cũng gặp không ít khó khăn. Ban đầu anh thử nghiệm
làm những mô hình lăng tẩm, thành quách Huế bằng gỗ chét xi măng bên
ngoài. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng thử nghiệm do trời nắng gỗ bị giãn
nở nên thành quả của anh và hàng chục công nhân đều trở thành công cốc.
Yêu cầu mô hình "Huế thu nhỏ" có khả năng chống chọi
lại thời tiết và phải đạt tuổi thọ đến 100 năm, khiến người đàn ông ấy
tiếp tục nhiều lần thử nghiệm, tìm đến những nghệ nhân nổi tiếng trong
nghề mộc ở Sài Gòn và tại Huế nhưng đều thất bại. Tiêu tốn nhiều tiền
bạc, bị gia đình ngăn cản, có người còn chửi anh khùng nhưng anh vẫn mặc
kệ và quyết tâm làm cho bằng được.
Hoàng thành Huế thu nhỏ trong Ngự Lãm viên được tái hiện y như thật.
|
Đau
đầu với việc ý tưởng của mình chưa thể thành hiện thực, nhiều lần lang
bạt, tìm kiếm đến cả hậu duệ của những người thợ từng xây lăng Khải
Định, Hoàng thành Huế cách đây vài trăm năm nhưng kết quả cũng không như
anh mong đợi. Có người góp ý nên xây dựng mái che để che nắng che mưa
thì mô hình sẽ không bị hỏng nhưng anh nhất quyết không dùng vì khi đó
sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên.
Sau nhiều đêm vắt tay lên trán suy nghĩ, bỗng một hôm ý
tưởng chợt lóe lên trong đầu. "Kinh thành Huế tồn tại từ hàng trăm năm
cũng đều làm bằng đá, sao mình không đúc mô hình bằng đá xay nhuyễn trộn
thêm xi măng để kết dính", anh Tùng kể.
Với suy nghĩ đó, anh lao vào nghiên cứu, thiết kế mô
hình cùng người cậu làm nghề mộc tìm thợ, chọn gỗ. Với khoảng gần 20
người làm việc quần quật trong nhiều năm, họ đã xây dựng nhà rường (nhà
ba gian kiểu Huế) với gỗ Đỏ, gỗ kiền kiền rừng Nam Đông... Sau 5 năm,
công trình nghệ thuật "Ngự lãm viên" cũng đã hoàn thành.
Tuy được tái tạo lại với bàn tay con người với kích
thước thu nhỏ, nhưng hệ thống kinh thành Huế xưa vẫn giữ được nét kiến
trúc mẫu mực cổ kính của Huế xưa.
Cổng Ngự Lãm viên làm bằng gỗ quý hiếm mang đậm bản sắc văn hóa Huế.
|
Những
đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh
thoát của Hoàng thành Huế, cung Thái Hòa, Ngọ Môn, cung Trường Sanh,
Lăng Tự Đức, Minh Mạng... trong Ngự Lãm viên khiến nhiều khách tham quan
không khỏi sững sờ vì có cảm giác kinh thành Huế cổ kính đang hiện ra
trước mắt.
Điểm xuyết thêm cho mô hình "Huế thu nhỏ", không thể
thiếu đó là dòng sông Hương thơ mộng uốn quanh qua kinh Thành, qua Hoàng
Thành và Tử Cấm Thành...
Ngự Lãm viên của anh Nguyễn Thanh Tùng đã hoàn thành
được 4 năm, ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham
quan. Khi được hỏi có ý định kinh doanh dịch vụ du lịch anh bộc bạch:
"Tôi xây dựng mô hình này chỉ dành cho gia đình và chỉ muốn làm cầu nối
cho những người con xa quê gốc Huế và những người yêu cố đô Huế, không
có ý định bán vé kinh doanh. Ngoài ý nghĩa thắt chặt tình cảm gia đình,
công trình này còn có ý nghĩa lịch sử về một triều đại".
Khách đến "Huế thu nhỏ" không chỉ là người Sài Gòn gốc
Huế nhớ quê hương mà còn có nhiều vị khách châu Âu, châu Á. Sau hơn 4
năm mở cửa miễn phí, tiếng thơm đồn xa, đến nay đã có hàng vạn lượt
khách đến tham.
"Khi đến tham quan mô hình kinh thành Huế, cảm giác
nhớ nhà của một người con xa quê như tôi lại trỗi dậy mạnh mẽ. Mỗi khi
buồn hoặc nhớ quê nhà tôi lại đến đây để tìm lại cảm giác bình yên", anh
Dương một người con xứ Huế đến thưởng lãm ...