Thursday, February 27, 2014

BÀI GỈẢNG CUỐI CÙNG ...( Chuyển bởi Lâm Thiện Hoa )




Mời bài ging cui cùng của Randy Pausch Giáo Sư Đai Hđang mang chng bnh : 
Ưng Thư có th chết bt c khi nào , thật cảm động ! Mời xem :








BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG CỦA RANDY...

                                                                                                     ( Kim Chi Sưu Tầm )








Cuốn sách đã từng làm rung động trái tim của hàng triệu độc giả trên thế giới, là một trong những di ngôn của Giáo sư Randy Pausch trước khi qua đời.


                BÌA CỦA CUỐN SÁCH
                                                       

Tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) có một chương trình mang tên “Bài giảng cuối cùng” diễn ra hàng năm. Trong đó, mỗi giáo sư được mời thuyết trình sẽ không giảng dạy những bài học thông thường, mà sẽ nói về những thất bại, thành công và những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời họ. Bài giảng ấy, đối với giáo sư Randy Pausch, là “Bài giảng cuối cùng” thật sự, được thực hiện chỉ ngay trước khi ông qua đời vài tháng.
Giáo sư Randy Pausch vốn là giáo sư bộ môn Khoa học Máy tính, Tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại Đại học Carnegie Mellon. Ông từng cộng tác với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Adobe, Google, Electronic Arts (EA), Walt Disney Imagineering và cũng là người khởi xướng đề án Alice… Sống hạnh phúc cùng vợ và ba đứa con, một ngày nọ, cuộc sống của giáo sư đột ngột rẽ sang một hướng khác khi ông phát hiện mình có 10 khối u trong gan và mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.


Trải qua nhiều đợt hóa trị và những nỗ lực chống lại căn bệnh quái ác, đứng trên bờ vực của cái chết, giáo sư Randy Pausch quyết định đăng ký thực hiện “Bài giảng cuối cùng” của mình. Bài giảng đã được diễn ra vào ngày 18 tháng 9 năm 2007 trước hơn 400 khán giả tại Đại học Carnegie Mellon, nhanh chóng được lan truyền trên Youtube và thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập. Điều đặc biệt là, thay vì nói về cái chết, Giáo sư Randy Pausch đã quyết định nói về sự sống: một sự sống đầy ắp những ước mơ, niềm tin, sự hứng khởi và tình yêu mãnh liệt dành cho những gì mà một người thật sự đam mê, thật sự quý trọng trong cuộc đời.
Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ... Và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ - từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc - nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi.
Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ.” (Giáo sư Randy Pasuch).




Và thế là, bài giảng về việc “Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ” đã được truyền tải một cách đầy dung dị nhưng cũng vô cùng xúc động, vượt xa hơn cả giá trị của một bài giảng thông thường, trở thành thứ di ngôn đầy ý nghĩa trước lúc ra đi của người giáo viên vĩ đại. Ngày hôm ấy, Randy trong trang phục là chiếc áo thun đeo huy hiệu Imagineer của Walt Disney, mang một vẻ trẻ trung và tràn đầy sức sống đã thuyết giảng  về những chiêm nghiệm của chính mình, khơi nguồn cảm hứng không chỉ cho những thính giả có mặt ngày hôm đó, mà còn cho hàng triệu sinh viên, hàng triệu những người trẻ trên thế giới.
Cũng sau bài giảng ấy, Giáo sư Randy Pausch cho ra mắt cuốn tự truyện “Bài giảng cuối cùng”, nơi tập hợp những câu chuyện ngắn nhưng chứa đựng những triết lý sống thâm thúy và quý giá mà ông muốn để lại trước khi vĩnh viễn ra đi, gửi gắm một thông điệp được ông lấy cảm hứng từ Walt Disney: “Nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó”. Và cuộc đời của Randy Pausch cũng chính là minh chứng sống cho những gì mà ông đã đúc kết và truyền tải.
Sau khi đoạn video về “Bài giảng cuối cùng” của Randy Pausch được đăng tải, trên Youtube, các trang web, blog và các kênh truyền thông tràn ngập những chia sẻ và nhắn gửi từ hàng triệu người trên thế giới đến ông. Trong đó, có cả thư của cựu tổng thống Bush: “Tôi vô cùng xúc động trước cuộc chiến dũng cảm của anh với căn bệnh ung thư. Câu chuyện phi thường của anh đã nâng đỡ cho hàng triệu con tim nước Mỹ”.





Theo thông lệ ở nhiều đại học Mỹ, các giáo sư được yêu cầu nói lên những thất bại và những gì có ý nghĩa nhất cuộc đời họ trước cử tọa. Bài giảng này xem như là thông điệp cuối cùng của đời người với câu hỏi day dứt: Nếu ngày mai bạn qua đời thì bạn muốn để lại điều gì?
Giáo sư Randy Pausch  từ 1988 đến 1997 ông dạy tại Đại học Virginia. Là một nhà giáo và nhà nghiên cứu nhận được nhiều giải thưởng, ông đã cộng tác với Adobe, Google, Electronic Arts (EA), Walt Disney Imagineering và khởi xướng đề án Alice...



Bên người vợ xinh đẹp cùng ba con khỏe khoắn, những tưởng cuộc đời của vị giáo sư uy tín sẽ trôi qua êm đềm như bao mái ấm gia đình khác. Nhưng một ngày, Randy Pausch được chẩn đoán có 10 khối u trong gan và đang mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Quyết liệt chống trả với bệnh tật, thậm chí chấp nhận những đợt hóa trị với liều cực mạnh mong kéo dài thời gian sống bên người thân yêu, nhưng cuối cùng, Randy Pausch chấp nhận đối diện với thực tế, sự hiện diện của ông trên cuộc đời chỉ tính bằng ngày.
"Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó". Đó là quan niệm về sự đương đầu nghịch cảnh mà Randy Pausch nêu trong cuốn sách của mình.
Biết rằng sự sầu não chẳng thể mang lại điều tốt lành cho vợ con, đồng thời muốn gia đình sống dễ dàng hơn sau khi vắng bóng mình, Randy Pausch quyết định đăng ký tham gia thuyết trình bày giảng cuối cùng tại Đại học Carnegie Mellon, xem đây là lời chào ông dành cho sinh viên, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt nhất là "di sản" của người cha để lại cho ba con thơ.

gfhfghgfh
Giáo sư Randy Pausch bên vợ và ba con nhỏ. Ông mất ngày 25/7/2008. Ảnh: keritomlin.wordpress.com

Chủ đề bài giảng của giáo sư Pausch là "Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ". Từ cảm hứng của buổi thuyết trình này, ông viết cuốn tự truyện Bài giảng cuối cùng. Cuốn sách thể hiện hình ảnh đầy trách nhiệm của một người thày, một người bạn, một người chồng và người cha.
Được viết với giọng kể vừa trầm tĩnh, vừa hóm hỉnh và sâu lắng, những ký ức riêng chung của vị giáo sư đan hòa trên từng câu chữ có thể khiến người đọc rơi nước mắt vì cảm thông cho hoàn cảnh đặc biệt và có thể bật cười vì triết lý sống quý báu được gói ghém vào các câu chuyện ngắn gọn.
Là người đang dần lìa xa cuộc đời, Randy Pausch cho thấy một sự lạc quan tuyệt đối khi ông hiểu rằng, dù ra đi vĩnh viễn, ông vẫn để lại được cho ba con nghệ thuật sống đáng trân trọng mà ông rút tỉa từ 46 năm đời mình.

Bài học mà vị giáo sư quá cố gửi lại bắt nguồn từ cảm hứng của Walt Disney: "Nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Qua cuốn tự truyện, Randy Pausch cho thấy, ông là người may mắn khi đã sống và thực hiện được những giấc mơ thời thơ bé của chính ông.