Thursday, February 6, 2014

AI ?!THỦ PHỤ VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN ( Kim Chi Sưu Tầm )



                                                       CHÂN DUNG NGUYỄN TRÃI
                                  ( Người anh hùng dân tộc và cũng là người mang nỗi oan ức lớn nhất thiên hạ )

   
  Ngày 27-7-1442, vua Lê Thái Tông tuần du về phía Đông, đến thành Chí Linh, Hải Dương để thân duyệt quân đội. Đến ngày 1-9-1442, trên đường về kinh Thăng Long, nhà vua có ghé thăm cố nhân Nguyễn Trãi đã nghỉ hưu ở Côn Sơn, Hải Dương.
        Đêm 7-9, khi Thái Tông mang theo người thiếp yêu Thị Lộ của Nguyễn Trãi về đến Lệ Chi Viên (trại vải) ngủ lại làng Đại Lại, H.Gia Bình, Bắc Ninh, thì đột nhiên đêm đó ông bị cảm và đột ngột qua đời. Ngay lập tức, Nguyễn Thi Lộ(vợ lẽ của Nguyễn Trãi), người hầu đêm đó nhà vua trở thành nghi phạm số một. Chỉ vài ngày sau Nguyễn Trãi lập tức bị bắt và bị triều đình cáo buộc tội đồng mưu với vợ sát hại vua. Không cần xét xử kĩ càng, ngày 19-9-1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi cùng bị triều đình xử tội tru di tam tộc (giết ba họ: họ cha, họ mẹ và họ vợ). Đây là vụ án nghiêm trọng nhất gây nhiều dư luận bất bình nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
        Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi là người thế nào ? Phải chăng Thị Lộ thật sự là kẻ đã giết hại Thái Tông? Người chồng của bà ta-trọng thần Nguyễn Trãi có liên quan gì trong vụ án này?
        Nguyễn Thị Lộ (1390-1442) là vợ lẽ của Nguyễn Trãivừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua.  Bà vốn là con nhà có học thức, quê làng Hải Triều, một làng làm chiếu có tiếng, thuộc huyện Ngự Thiên, Thái Bình (nay là thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình)
        Tương truyền, năm 1406 khi Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ, gặp Thị Lộ đang ở tuổi trăng tròn-16 tuổi ở Vũ Lăng. Mới gặp lần đầu sau cuộc mạn đàm thi ca, cả hai nhanh chóng đã tở thành tri kỷ. Tuy nhiên về làm bạn thơ thiếp với Nguyễn Trãi nhiều năm, Thị Lộ vẫn không có con. Họ nhận một người cháu của Ngô Từ là Ngô Chi Lan làm con nuôi.
        Trong thời gian Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cùng em họ Trần Nguyên Hãn đồng tâm ra giúp sức tụ nghĩa chống quân Minh. Mỗi khi Nguyễn Trãi thảo thư từ, chiếu hịch đều có Thị Lộ ở bên giúp việc sửa chép. Lúc nào, Thị Lộ cũng cần mẫn tươi cười, nhẫn nại, hoạt bát, đoan chính làm việc thông thái nên được mọi người yêu mến, kính nể.
        Năm 1428, kháng chiến 10 năm chống giặc phương Bắc toàn thắng, Nguyễn Trãi được tước hầu, làm Thượng thư bộ Lại (trông coi nhân viên, quan lại). Nhưng chỉ một năm sau bị vua ngờ liên can đến nghi án Trần Nguyên Hãn (vốn bị vua nghi ngờ, buộc tội chết, Nguyên Hãn đã nhảy sông tự tử), Nguyễn Trãi cũng đã bị tống giam. Sau đó, nhờ các đại thần can thiệp, ông được miễn truy cứu. Chán cảnh quan trường đầy âm mưu thủ đoạn, ông làm quan một thời gian rồi xin nghỉ việc về Côn Sơn.


                                                               LÊ LỢI ( vua LÊ THÁI TỔ )

       Lê Lợi là người thông minh, hiếu sát, tương truyền, năm 1425, trong thời gian dấy binh chống giặc Minh, minh quân Lê Lợi nằm mộng thấy thần ''Cá Qủa''đến nói: ''Xin tướng quân cho ta một người thiếp thì nguyện giúp tướng quân đánh được giặc mà thành nghiệp đế''. Ngày hôm sau, ông gọi các thiếp đến kể lại giấc mộng đêm qua và hỏi ai bằng lòng làm vợ của thần ''Cá Qủa'', nếu được thiên hạ ông sẽ truyền cho con người ấy được làm vua. Bà Phạm Thị Ngọc Trần (mẹ của hoàng tử Nguyên Long- Thái Tông sau này, lúc đó mới 2 tuổi) liền thưa: '' Nếu tướng công giữ lời ước thì thiếp xin nhận. Ngày sau xin đừng phụ mẹ con thiếp''. Cảm kích tấm lòng người thiếp này, Lê Lợi liền giao ước trước với văn võ lời thề ấy. Ngày 24-3-1425 âm lịch, ông bèn sai người lập đàn tế thần, dâng nàng phi Phạm Thị Ngọc Trần làm tế vật. Trong hương khói nghi ngút và mùi thơm của trầm, Ngọc Trần mặc áo quần lộng lẫy, bịt mắt lại, đưa lên ngồi ngay ngắn trên chiếc thuyền nan bằng giấy. Con thuyền mộc mạc được thả theo dòng sông Lam và chìm dần trong tiếng khóc nức nở của các phi tần. Chứng kiến quan cảnh ngày ấy cũng có Nguyễn Thị Lộ. Gĩư lời thề năm xưa, trước khi băng hà Lê Lợi đã truyền ngôi cho Nguyên Long (vua Lê Thái Tông sau này)
        Năm 1433, Thái Tổ Lê Lợi mất, Nguyên Long 10 tuổi, kế ngôi (Lê Thái Tông). Lê Sát làm Đại tư đồ. Nguyễn Trãi được Thái Tông di theo mệnh của Thái Tổ gọi ra phụ chính, chức Gián nghị đại phu.
        Theo ''Toàn thư tục biên'', Lê Sát thấy Thái Tông còn nhỉ, thích chơi bời, lười biếng học tập, liền lập một ban văn thần, trong đó có Nguyễn Trãi để thay phiên vào cung Kinh Diên dạy vua học. Việc này khiến Thái Tông vô cùng khó chịu, và bọn họ bị Thái Tông đuổi về. Sẵn lòng tức giận ông khép Lê Sát vào tội lộng quyền, và cho được tự tử tại nhà.
         Năm 1438, Thái bảo Ngô Từ đưa ra ý kiến, Thị Lộ vốn dịu dàng khéo léo, học giỏi, văn hay, may ra có thể giúp nhà vua chăm chỉ học hành. Sau khi hội ý với Nguyễn Trãi và Thị Lộ, Ngô Từ đã đưa Thị Lộ vào chầu Thái Tông và được vua chấp nhận, phong là Lễ nghi học sĩ, ngày đêm kề cận tin dùng.
         Mồ côi mẹ từ lúc 2 tuổi, đương nhiên Nguyên Long luôn cảm thấy thiếu thốn cũng như thèm khát tình mẫu tử. Năm 1438, Thái Tông (15 tuổi) gặp được Nguyễn Thị Lộ (đã 48 tuổi), lại là một người quen biết, từng chung sống với mẹ mình, đã chứng kiến cảnh mẹ mình hy sinh mạng sống để mình được lên ngôi ngày nay, tự nhiên cậu bé mồ côi kia không khỏi vô cùng xúc động. Tất cả tình thương ấy có lẽ nhà vua đã dồn hết vào Thị Lộ, coi như một bà dì ruột, vớt vát lại những gì đã mất mát từ thuở bé thơ. Về sau, khi Thái Tông đến tuổi 17, 18, sáng chiều nam nữ cận kề, thật cũng khó mà tránh khỏi bị tiếng đời dị nghị ?

                                                                       NGUYỂN THỊ LỘ

       Trong bốn năm (từ 1438-1442), nhờ có sự hướng dẫn của Thị Lộ, Thái Tông đã trị vì quốc gia đại sự một cách khoan từ, sáng suốt. Sử thần Vũ Quỳnh khen:''Thị Lộ đã cảm hoá được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp nhà vua nhiều ý kiến hay để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một ''minh quân'' khác hẳn trước... Ngài lại thể theo lòng trời đất nuôi sống muôn loài, ban hành''chính sách xót thương bất nhẫn'' của bậc đế vương, xử kiện xét những phần nhiều khoan thứ. Đức ''hiếu sinh'' của ngài là đức của vua Thuấn xưa''.
       Việc tranh giành ảnh hưởng triều chính và ngôi vị thái tử , ở mọi triều đại phong kiến bao giờ cũng có nguồn gốc từ các bà vợ vua. Trong số năm bà vợ của Thái Tông, có bà phi Nguyễn Thị Anh sinh ra Bang Cơ, được phong làm thái tử. Lần đó, bà phi Ngô Thị Ngọc Dao (con gái của Ngô Từ) cũng đang có mang, lại chiêm bao thấy Ngọc Hoàng sai một vị tiên xuống đầu thai vào mình. Biết chuyện, Thị Anh lo sợ một khi Ngọc Dao sinh ra quý tử sẽ chiếm ngai thái tử của Bang Cơ nên đã vu cho Ngọc Dao dính líu đến một việc bùa ngãi, sau đó xui Thái Tông khép bà vào tội ''bị voi đày''.

                                                            VUA LÊ THÁI TÔNG

       Nguyễn Trãi nói với Thị Lộ khuyên Thái Tông đừng nghe lời xúc xiểm mà làm việc thất đức. Vua đồng ý, cho phép Thị Lộ đem Ngọc Dao giấu ở chùa Huy Văn. Vài tháng sau, Ngọc Dao sinh ra một người con trai được nhà vua đặt tên là Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này). Để tránh khỏi Nguyễn Thị Anh mưu hại, Nguyễn Trãi đưa hai mẹ con Ngọc Dao ra An Bang (Quảng Ninh ngày nay). Từ đó, Nguyễn Thị Anh hết sức thâm thù vợ chồng Nguyễn Trãi và Thị Lộ.
        Sau khi Thái Tông qua đời, hai tướng của triều đình lúc đó là Đinh Liệt và Trịnh Khả đứng lên tuyên bố Thái Tông đã lập Bang Cơ làm thái tử và uỷ thác cho Trịnh Khả phụ chính. Thế là Bang Cơ mới 2 tuổi đã lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), Thị Anh được ngồi sau rèm nhiếp chính. Nhân việc vua Thái Tông đột tử, Thị Anh liền chùa với bọn gian thần ra lệnh tra tấn Thị Lộ cực kì dã man. Bà bị ép và buộc phải nhận tội đã cùng Nguyễn Trãi âm mưu giết vua. Thế là cả hai cùng thân thuộc bị trảm quyết hết sức tàn nhẫn. Vụ án Lệ Chi Viên dù đã được xét xử nhưng dư luận dân chúng và quan lại trong triều hết sức ngờ vực đặt ra nhiều câu hỏi khó lòng giải đáp.


                                    "  Bí ẩn  "  có được ngôi báo của  VUA  LÊ THÁI TÔNG

        Thời đó trong dân gian từng lưu truyền nhiều truyền thuyết kì lạ về cuộc đời của Thị Lộ. Trước đây khi dọn vườn, Nguyễn Trãi có giết một bầy rắn con, nay rắn mẹ hiện hình thành Thị Lộ để báo oán.
        Năm 1459, Nhân Tông (Bang Cơ) và Từ Tuyên Thái Hậu (Nguyễn Thị Anh) bị hoàng tử Nghi Dân giết để tiếm ngôi. Trong một bài chiếu, Nghi Dân có nói: ''Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn hoàng đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông Cung. Chẳng may tiên đế đi tuần về miền Đông, bỗng băng hà ở bên ngoài. Nguyễn Thái Hâu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến Thái Uý Trịnh Khả và Tư Không Trịnh Khắc Phục, Thái Hậu bắt giết cả để diệt khẩu''.
        Tương truyền, khi thuật lại chuyện cũ, Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao có dặn vua Thánh Tông rằng: ''Chính Nguyễn Thị Anh đã ngầm sai Tạ Thanh bỏ thuốc độc cho Thái Tông chết, nhưng con nên giữ kín việc ấy''.
        Bùi Văn Nguyên trong ''Con người Nguyễn Trãi'' (1984) cho rằng :''Bọn gian thần phía bà phi Nguyễn Thị Anh âm mưu giết hại Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ để giành ngôi vua cho Bang Cơ (Lê Nhân Tông) khỏi rơi vào tay của Tư Thành (sau này là Lê Thánh Tông), người được Nguyên Trãi và Thị Lộ ủng hộ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của vụ án Lệ Chi Viên.


        Đến năm 1464, Lê Thánh Tông (1460-1497)lên ngôi. Ngay lập tức, ông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, truy phong chức Đặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu, tước Tán Trù bá và cho người con trai duy nhất trốn thoát nạn là Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện và cấp cho họ Nguyễn một trăm mẫu ruộng để lo việc thờ cúng. Tuy nhiên, đáng tiếc không thấy nhà vua ra lệnh truy lại xem ai đã giết Thái Tông?
        Nguyễn Khắc Thuần trong ''Việt sử giai thoại'', tập V lại có ý kiến cho rằng:''Trước đây, vua vẫn thích vợ của quan thừa chỉ Nguyễn Trãi, tên là Nguyên Thị Lộ. Thị Lộ đẹp người lại có tài văn chương. Vua gọi vào cung, cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu cận. Khi đi tuần du miền Đông về, qua Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ đàm đạo rồi mất. Các quan bí mật đưa linh cữu về. Ngày 6 thì đến kinh sư, vào đến cung là nửa đêm, lúc ấy mới phát tang. Ai cũng nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
        Sách ''Khâm định Việt Sử thông giám cương mục'' (chính biên, quyển 17, tờ 23) chép: ''Trước, vợ lẽ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, đẹp người, hay chữ, vua nghe tiếng, mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu cận, nhân đó mà cợt nhả với Nguyễn Thị Lộ. Khi vua đi tuần du phía Đông, xa giá quay về đến Lệ Chi Viên thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm. Đến sáng thì nhà vua mất. Người ta nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt Thị Lộ''.
        Nguyễn Khắc Thuần trong ''Viềt sử giai thoại'' có lời bàn: ''Trước đó, vua Lê Thái Tông đã loại bỏ bốn trong số năm bà vợ, còn một bà thì đang bận con thơ, nhân đó mà cho Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ là người xinh đẹp ''ngày đêm hầu cận'', rồi sàm sỡ với bà.
         Sau nhiều ngày tuần du mệt nhọc, vua lại thức suốt đêm với một người phụ nữ bên bờ sông, nếu sốt rét không giết chết vua, ắt cũng chẳng thiếu nguyên nhân đủ để giết vua hoặc giả làm cho vua bị bại hoại... Báy giờ, ai cũng nói Thị Lộ giết vua,dẫu chẳng ai thấy bà làm việc thất đức tày trời đó''.



                                            Nơi sinh ra của vua LÊ THÁNH TÔNG