Saturday, December 28, 2013

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao ?Theo bạn sống ở đời thế nào là khôn ? là dại ?

Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn


1/- Sống ở đời khó ai có thể cho rằng mình khôn hay dại cả, bỏi một điều hết súc đỏn giản là chúng ta không bao giò luòng hết truóc đuọc nhũng gì sẽ xảy ra. Chắc bạn cũng biết đến câu " Khôn 3 năm dại 1 giò" chú?. Theo mình sống thế nào để nguòi thân, bạn bè, và mọi nguòi xung quanh không cảm thấy phiền lòng hay thất vọng về nhũng việc mà chúng ta làm, nhu vậy cũng đã khiến chúng ta có điểm trong mắt mọi nguòi rồi.Làm nguòi không dễ nhung cũng không phải là quá khó, sụ khéo léo úng xủ trong công việc cũng nhu trong quan hệ vói mọi nguòi là điều vô cùng quan trọng. Sự khôn và dại nhiều khi cũng có mặt trái của nó.
hang l

2/- Hai câu bạn trích là của cụ Nguyễn Khuyến. Hoàn cảnh ra đời 2 câu đó là khi cụ về quê dạy học và cụ "tự kiểm điểm" là mình "dại" và cho rằng nhiều người khác "khôn" hơn cụ. Thực ra đó là cái cách của người xưa khí khái, thà mang tiếng là "dại" để sống với cái thanh cao ở nơi vắng vẻ, để mà được sống tiêu dao tự tại "thu ăn măng trúc, đông ăn giá"; "xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Bởi vì cụ Nguyễn lúc ấy chán chường cho cái cảnh người ta bon chen nhau, tranh nhau làm quan để mưu cầu lợi ích cá nhân, sống xu nịnh nơi phồn hoa đô hội nên cụ về quê dạy học để giữ vững cái khí tiết của người quân tử.Ngày nay lớp trẻ chúng ta "bình luận" về thời cụ Nguyễn thì e cũng chẳng đủ kiến thức và thông tin cần thiết để nói rằng ở trên cuộc đời này "thế nào là dại, thế nào là khôn"!

Nếu quy đổi vào thời đại hiện nay, cái sự KHÔN/DẠI tùy thuộc vào cách nhìn và quan điểm của người đánh giá. Có những người học giỏi, lấy bằng tiến sĩ loại xuất sắc ở nước ngoài về nước làm việc, có người cho rằng anh ấy DẠI vì về nước lấy điều kiện đâu phát triển, có người cho rằng anh ấy KHÔN vì như thế là thể hiện bản chất một con người yêu nước và biết đâu mai sau chính anh ấy sẽ góp phần làm cho đất nước tốt đẹp hơn, lo cho cả thế hệ mai sau?
Bản thân một con người cũng có thể thay đổi quan điểm nhìn nhận về cái sự KHÔN/DẠI. Ngày xưa lương giảng viên Đại học "hẻo" lắm, tôi có người bạn là một anh Tiến sĩ đã xin nghỉ dạy ra làm ngoài và anh cho rằng mình KHÔN khi kịp thoát ra để có thể sống được. Khoảng hơn 10 năm sau, xã hội phát triển, làm ăn bên ngoài khó khăn hơn, anh TS đã lớn tuổi, nhìn lại thấy các đồng nghiệp còn ở lại nay tiếp tục vừa dạy học (với lương cao hơn) vừa có cơ hội "thăng tiến", anh lại "tự trách mình" rằng sao mình đã từng DẠI thế nhỉ (?!).

-
KHÔN có lắm "kiểu" KHÔN: KHÔN NGOAN thì rất đáng quý nhưng KHÔN VẶT, KHÔN LỎI ("Ranh ma"), thì người ta khó chấp nhận.- Cái DẠI có thể dẫn đến sự thua thiệt cho mình ("Khôn ba năm, dại một giờ") thì cũng nên tránh nhưng có những cái DẠI đáng yêu hơn cái KHÔN (VD: cái DẠI trong tình yêu như kiểu "Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại?").
Để minh họa, xin dẫn thêm một đoạn thơ mà tôi nhớ đã học trong Quốc văn Giáo khoa thư từ hồi lớp 6, 7 gì đó như sau:

Thế sự đua nhau nói DẠI,
KHÔN Biết đâu là DẠI,
biết sao KHÔN
KHÔN nghề cờ bạc là KHÔN DẠI
DẠI chốn văn chương ấy DẠI KHÔN...
Phuong D
(trích từ nguồn Yahoo/hỏi - đáp)