Có chú bé chọn ngày Halloween để vào đời. Bác sĩ nói phải hai tuần nữa mới sinh. Chú bé không chịu. Từ trong bào thai, chú đạp, chú quậy.
Năm 2010 là năm Dần, năm cọp. Có vẻ chú bé biết chú là cọp con. Chú quẫy đạp dữ quá, mẹ chịu không thấu.
Cũng có vẻ chú bé biết chú đang ở đâu. Tại nhiều nơi khác, ma quỉ là thứ mấy lão phù thuỷ độc quyền để phỉnh doạ mọi người. Tại Mỹ, khỏi đi. Hình ma bóng quỉ hay phù thuỷ hù doạ là trò chơi con nít. Halloween vui lắm, bỏ qua rất uổng. Chú nhất định xông ra bằng được. Cọp mẹ chào thua. Cọp bố thua luôn. Nửa khuya lạnh 52 độ F, vẫn phải cho cọp con ra xe.
Nhà ở và bệnh viện, hai thành phố khác nhau, nhưng đâu xa xôi gì. Từ Costa Mesa đến Orange, gần xịt. Vậy mà cọp bố lái xe lớ quớ, phải quay lui quay tới hai ba vòng mới đến. Cọp mẹ được bệnh viện khẩn cấp chăm sóc. Cọp con được thể quậy dữ hơn. Nhưng ông bác sĩ chỉ cười cười, sẽ sinh trong ngày nhưng chưa đâu.
Trong nhà họ Lê, cọp bố là con út.Cả nhà gọi nhau đến bệnh viện. Bà nội và bác Ni ứng trực. Tất cả sẵn sàng. Nhưng ông bác sĩ đã nói là chưa đâu. Ông ta không nói, bà nội cũng biết vậy. Cọp con dữ mấy cũng vẫn hàng em út của các anh, các chị. Hai anh lớn Jerry, Danny sinh tại Thụy Điển, nay đã 20 tuổi. Nhỏ nhất, chị Bi sinh tại Mỹ cũng sắp 14. Cứ nhởn nha coi.
Phải rồi, đây là nơi cọp con ra đời, Saint Joseph Hospital, Orange, California, bờ tây nước Mỹ. Bờ tây là Pacific Coast, bờ Thái Bình Dương. Bên này là nước Mỹ, nhưng bên kia là châu Á, là Việt Nam, nơi ông bà nội, cô bác, bố mẹ của cọp con được sinh ra, trước khi đến nước Mỹ. Giống như cả nhà, cọp con sẽ là Mỹ gốc Việt. Nhưng giống mà không giống. Vì cọp con sinh ngay trên đất Mỹ. Rất khác, khác từ cách chôn nhau, cắt rốn.
Nhau, đúng như tiếng Mỹ gọi, "cord blood," là cuộn dây huyết mạch nối nguồn dinh dưỡng cơ thể mẹ vào cuống rốn thai nhi. Khi thai nhi rời lòng mẹ ra đời, cuống rốn phải được cắt lìa. Cái nhau xong nhiệm vụ phải được chôn xuống đất. Nó là tinh huyết bố mẹ truyền cho con, xứng đáng được đối xử đàng hoàng. Cắt rốn chôn nhau là nghi thức trang trọng để bắt đầu sự sống, người xưa tin điều này. Vì vậy khi nói "nơi chôn nhau cắt rốn" là để chỉ mảnh đất quê hương với ý nghĩa thân thiết, thiêng liêng.
Thành ngữ "nơi chôn nhau cắt rốn" chắc sẽ còn mãi trong tiếng Việt, nhưng thực tế đã khác.Sau năm 1975, thời nhà nước chuyên chế độc quyền làm ăn, có nhà văn ở Hà Nội tả nồi cám lợn hàng ngày trong nhà một ông tướng về hưu. Nồi cám âm ỉ sôi,nổi lều bều nhiều miếng bầy nhầy. Đó là những cái nhau được mang về từ "bệnh viện sản", nơi cô bác sĩ cách mạng con dâu ông tướng đang công tác. Nghe nói thời kinh tế thị trường, những cái nhau thu hoạch tại các bệnh viện sản nay thành "món đặc sản".
Mà thôi, không lan man nữa. Ba giờ chiều rồi. Bác sĩ đang trở lại.
Hai thân nhân được yêu cầu ở lại phòng sinh kề cận sản phụ. Bà nội nói chị Ni ở với em đi. Đúng là cả hai chị em cùng chưa có kinh nghiệm như bà nội, nhưng cọp bố đã được tập cách lo phụ cọp mẹ vượt cạn. Bác Ni thì tiếng Anh giỏi hơn, xoay trở nhanh hơn.
Halloween, chiều rồi. Cọp con đang xông ra. Nhưng muốn ra đời sớm đâu phải chuyện dễ. Suốt 90 phút đầu, cọp mẹ nhiều phen thở hụt hơi. Bác sĩ phải cho dùng máy hút trợ lực, hút ngừng hút ngừng nương theo sức mẹ đẻ. Sau cùng, oe tiếng khóc đầu tiên. Đồng hồ chỉ 5 giờ 28 phút. Hài nhi đang trên tay Bác sĩ. Trần truồng, đỏ hồng, lấp loáng ánh nước trong bào thai pha máu. Cuống rốn còn dính liền, vậy mà mắt vừa hé nhìn đời, cái đầu đã tự động bật lên, cái miệng la to hơn.
Cọp bố đón cọp con từ tay bác sĩ, nhận thêm cái kéo có răng cưa. Theo sự sắp xếp hướng dẫn trước, chính bố là người cắt rốn con. Có vẻ hơi run. Ông bố nhận vinh dự này khó có cái quen tay bình thản của dân nhà nghề. Một tiếng khóc ré. Cọp con được bà y tá Mỹ chăm sóc vết cắt.
Cái nhau đã tách rời, được chuyển đến bác sĩ. Trước mắt mọi người, ông đặt nó vào một hộp nhỏ có dây cắm điện riêng, thận trọng điều chỉnh đúng qui cách. Xong, đóng nắp, dán nhãn.Một bàn tay nâng cao hộp nhau, trao cho cọp bố. Vậy là sẵn sàng để vào một ngân hàng bảo quản nhau tư nhân - a private cord blood bank. Cái nhau từ lòng mẹ chứa tế bào mầm (Stem Cell) hoàn toàn thích hợp cho huyết thống đứa con. Nhờ bảo quản lâu dài được nó, khi cần sẽ dễ dàng thay máu, thay tuỷ, hoặc cấy ghép trị lành được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt não, trụy tim...
Tất cả tốt đẹp. Bác Ni thay gia đình nói cám ơn bác sĩ và ê kíp trợ tá ngắn gọn.
Dr. Z. Kharuf, người bác sĩ gốc Ấn trẻ trung đưa tay làm dấu hiệu ca ngợi mọi người, thăm hỏi bác Ni, ngạc nhiên kêu Wow! khi biết bác không phải chị ruột sản phụ mà là bà chị chồng. Thêm một lần chúc mừng, chúc mừng. Và Happy Halloween.
Cọp con đã được đặt nằm trên ngực mẹ, tựa lên bầu sữa sắp căng. Sữa mẹ sẽ tiếp tục nhiệm vụ của cái nhau vừa được mang đi. Đến đúng ngày giờ Halloween, cọp con ham vui đang mơ màng bên mẹ. Từ đây ma quỉ đừng hòng hù doạ cọp.
Đồng hồ mới 5:55pm.
Tất cả chưa quá 30 phút.
Nghi thức vào đời kiểu Mỹ 2010 chỉ gọn gàng giản dị thế thôi.
Chính tay bố đã cắt rốn con, nhát cắt khai mạc một đời người.
Cái nhau không được chôn xuống mảnh đất tổ tiên tươi đẹp, xa xưa. Nhưng nó không ở trong nồi cám heo, không thành món đặc sản. Không vào tay vô sản chuyên chế hay tư bản man rợ. Có thể giờ này hộp nhau đã vào Cord Blood Bank.
Nghe nói khoa sinh học cũng chỉ mới thực sự hiểu biết về mầm sống trong cái nhau vài chục năm nay thôi. Nối bước hệ thống công cộng của Cord Blood Bank, các ngân hàng bảo quản nhau tư nhân cũng chỉ mới phát triển tại Mỹ trong mấy năm gần đây. Mười ba năm trước, khi chị Bi của cọp con ra đời tại Mỹ, chưa hề nghe. Vậy mà năm 2010, đã có trên 700,000 gia đình ký gửi nhau. Cách ứng dụng stem cell trị lành tới 80 loại bệnh đã được phổ biến. Trên 20,000 trường hợp điều trị bằng stem cell đã được thực hiện. Ngành bảo hiểm sinh học - family biological insurance- đã xuất hiện tại Mỹ, để giữ cho mầm sống sống mãi.
Những mầm sống ấy là huyết thống, là lòng mẹ. Nhưng chúng là của con, chúng thuộc về con. Một ngày kia, ông bà cha mẹ sẽ không còn bên con, nhưng huyết thống từ lòng mẹ vẫn ở bên con mãi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi giảng về Bồ Đề Tâm, có nói tâm bồ đề chẳng ở đâu xa mà ngay trong lòng mẹ, chính Ngài đã và đang tiếp tục nhận. Hiểu biết đang gia tốc về cái nhau của khoa sinh học chứng thực điều Ngài nói. Lòng mẹ không chỉ là tinh thần hay tình cảm, mà còn là tế bào gốc, tế bào mầm gì đó mà người viết không hiểu nên gọi là mầm sống.
Cọp con Halloween,
Con đã có tên họ, có ngày sinh nơi sinh.
Có nó, mai mốt mẹ bồng ra bưu điện gần nhà, cho cô nhân viên bưu điện thấy mặt là có thông hành quốc tịch Mỹ.
Có nó, khoa tử vi ta, tử vi tây có thể cho lá số tán vận mạng một đời. Khoa lịch sử, địa lý có thể cho thêm hiểu biết về đất đai, con người, văn hoá, thời thế.
Bài viết này chỉ ghi lại chuyện nhìn thấy, cảm thấy vào lúc cọp con được sinh ra. Chuyện nhỏ thật nhỏ khi mình ra đời, đôi khi người lớn thật lớn muốn biết mà không biết.
Tôi viết bài này với lòng biết ơn nước Mỹ, để ngợi ca tự do, chúc mừng các bà mẹ sinh con và những cọp con, mèo con của năm Dần, năm Mão.
Viết thêm: Có bạn đọc hỏi thêm về chuyện Cord Blood.Hai năm sau bài viết,hoạt động về Cord Blood Bank hiện nay đã phát triển thêm những bước khổng lồ, không chỉ tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu mà còn mở rộng sang cả Nam Phi và một số nước Á Châu.Người viết không đủ kiến thức chuyên môn để trả lời, xin các bạn tự gõ google mấy chữ “Cord Blood” là sẽ thấy đủ loại chi tiết cần biết.
Nhân đây, xin thêm lời chúc mừng tới các bà mẹ và những rồng con của năm Thìn 2012.
Nhã Ca
Năm 2010 là năm Dần, năm cọp. Có vẻ chú bé biết chú là cọp con. Chú quẫy đạp dữ quá, mẹ chịu không thấu.
Cũng có vẻ chú bé biết chú đang ở đâu. Tại nhiều nơi khác, ma quỉ là thứ mấy lão phù thuỷ độc quyền để phỉnh doạ mọi người. Tại Mỹ, khỏi đi. Hình ma bóng quỉ hay phù thuỷ hù doạ là trò chơi con nít. Halloween vui lắm, bỏ qua rất uổng. Chú nhất định xông ra bằng được. Cọp mẹ chào thua. Cọp bố thua luôn. Nửa khuya lạnh 52 độ F, vẫn phải cho cọp con ra xe.
Nhà ở và bệnh viện, hai thành phố khác nhau, nhưng đâu xa xôi gì. Từ Costa Mesa đến Orange, gần xịt. Vậy mà cọp bố lái xe lớ quớ, phải quay lui quay tới hai ba vòng mới đến. Cọp mẹ được bệnh viện khẩn cấp chăm sóc. Cọp con được thể quậy dữ hơn. Nhưng ông bác sĩ chỉ cười cười, sẽ sinh trong ngày nhưng chưa đâu.
Trong nhà họ Lê, cọp bố là con út.Cả nhà gọi nhau đến bệnh viện. Bà nội và bác Ni ứng trực. Tất cả sẵn sàng. Nhưng ông bác sĩ đã nói là chưa đâu. Ông ta không nói, bà nội cũng biết vậy. Cọp con dữ mấy cũng vẫn hàng em út của các anh, các chị. Hai anh lớn Jerry, Danny sinh tại Thụy Điển, nay đã 20 tuổi. Nhỏ nhất, chị Bi sinh tại Mỹ cũng sắp 14. Cứ nhởn nha coi.
Phải rồi, đây là nơi cọp con ra đời, Saint Joseph Hospital, Orange, California, bờ tây nước Mỹ. Bờ tây là Pacific Coast, bờ Thái Bình Dương. Bên này là nước Mỹ, nhưng bên kia là châu Á, là Việt Nam, nơi ông bà nội, cô bác, bố mẹ của cọp con được sinh ra, trước khi đến nước Mỹ. Giống như cả nhà, cọp con sẽ là Mỹ gốc Việt. Nhưng giống mà không giống. Vì cọp con sinh ngay trên đất Mỹ. Rất khác, khác từ cách chôn nhau, cắt rốn.
Thành ngữ "nơi chôn nhau cắt rốn" chắc sẽ còn mãi trong tiếng Việt, nhưng thực tế đã khác.Sau năm 1975, thời nhà nước chuyên chế độc quyền làm ăn, có nhà văn ở Hà Nội tả nồi cám lợn hàng ngày trong nhà một ông tướng về hưu. Nồi cám âm ỉ sôi,nổi lều bều nhiều miếng bầy nhầy. Đó là những cái nhau được mang về từ "bệnh viện sản", nơi cô bác sĩ cách mạng con dâu ông tướng đang công tác. Nghe nói thời kinh tế thị trường, những cái nhau thu hoạch tại các bệnh viện sản nay thành "món đặc sản".
Mà thôi, không lan man nữa. Ba giờ chiều rồi. Bác sĩ đang trở lại.
Hai thân nhân được yêu cầu ở lại phòng sinh kề cận sản phụ. Bà nội nói chị Ni ở với em đi. Đúng là cả hai chị em cùng chưa có kinh nghiệm như bà nội, nhưng cọp bố đã được tập cách lo phụ cọp mẹ vượt cạn. Bác Ni thì tiếng Anh giỏi hơn, xoay trở nhanh hơn.
Halloween, chiều rồi. Cọp con đang xông ra. Nhưng muốn ra đời sớm đâu phải chuyện dễ. Suốt 90 phút đầu, cọp mẹ nhiều phen thở hụt hơi. Bác sĩ phải cho dùng máy hút trợ lực, hút ngừng hút ngừng nương theo sức mẹ đẻ. Sau cùng, oe tiếng khóc đầu tiên. Đồng hồ chỉ 5 giờ 28 phút. Hài nhi đang trên tay Bác sĩ. Trần truồng, đỏ hồng, lấp loáng ánh nước trong bào thai pha máu. Cuống rốn còn dính liền, vậy mà mắt vừa hé nhìn đời, cái đầu đã tự động bật lên, cái miệng la to hơn.
Ảnh năm Thìn, cọp con bị cọp bố gọt đầu.
Bà nội vào phòng kịp lúc ông bác sĩ gốc Ấn hai tay nâng cọp con cao hơn, vui vẻ nói đây là chú bé Halloween tuyệt vời. Cả St. Joseph Hospital trong ngày này, chỉ mình chú chào đời. Và chúc mừng, chúc mừng.Cọp bố đón cọp con từ tay bác sĩ, nhận thêm cái kéo có răng cưa. Theo sự sắp xếp hướng dẫn trước, chính bố là người cắt rốn con. Có vẻ hơi run. Ông bố nhận vinh dự này khó có cái quen tay bình thản của dân nhà nghề. Một tiếng khóc ré. Cọp con được bà y tá Mỹ chăm sóc vết cắt.
Cái nhau đã tách rời, được chuyển đến bác sĩ. Trước mắt mọi người, ông đặt nó vào một hộp nhỏ có dây cắm điện riêng, thận trọng điều chỉnh đúng qui cách. Xong, đóng nắp, dán nhãn.Một bàn tay nâng cao hộp nhau, trao cho cọp bố. Vậy là sẵn sàng để vào một ngân hàng bảo quản nhau tư nhân - a private cord blood bank. Cái nhau từ lòng mẹ chứa tế bào mầm (Stem Cell) hoàn toàn thích hợp cho huyết thống đứa con. Nhờ bảo quản lâu dài được nó, khi cần sẽ dễ dàng thay máu, thay tuỷ, hoặc cấy ghép trị lành được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt não, trụy tim...
Tất cả tốt đẹp. Bác Ni thay gia đình nói cám ơn bác sĩ và ê kíp trợ tá ngắn gọn.
Dr. Z. Kharuf, người bác sĩ gốc Ấn trẻ trung đưa tay làm dấu hiệu ca ngợi mọi người, thăm hỏi bác Ni, ngạc nhiên kêu Wow! khi biết bác không phải chị ruột sản phụ mà là bà chị chồng. Thêm một lần chúc mừng, chúc mừng. Và Happy Halloween.
Cọp con đã được đặt nằm trên ngực mẹ, tựa lên bầu sữa sắp căng. Sữa mẹ sẽ tiếp tục nhiệm vụ của cái nhau vừa được mang đi. Đến đúng ngày giờ Halloween, cọp con ham vui đang mơ màng bên mẹ. Từ đây ma quỉ đừng hòng hù doạ cọp.
Đồng hồ mới 5:55pm.
Tất cả chưa quá 30 phút.
Nghi thức vào đời kiểu Mỹ 2010 chỉ gọn gàng giản dị thế thôi.
Chính tay bố đã cắt rốn con, nhát cắt khai mạc một đời người.
Cái nhau không được chôn xuống mảnh đất tổ tiên tươi đẹp, xa xưa. Nhưng nó không ở trong nồi cám heo, không thành món đặc sản. Không vào tay vô sản chuyên chế hay tư bản man rợ. Có thể giờ này hộp nhau đã vào Cord Blood Bank.
Nghe nói khoa sinh học cũng chỉ mới thực sự hiểu biết về mầm sống trong cái nhau vài chục năm nay thôi. Nối bước hệ thống công cộng của Cord Blood Bank, các ngân hàng bảo quản nhau tư nhân cũng chỉ mới phát triển tại Mỹ trong mấy năm gần đây. Mười ba năm trước, khi chị Bi của cọp con ra đời tại Mỹ, chưa hề nghe. Vậy mà năm 2010, đã có trên 700,000 gia đình ký gửi nhau. Cách ứng dụng stem cell trị lành tới 80 loại bệnh đã được phổ biến. Trên 20,000 trường hợp điều trị bằng stem cell đã được thực hiện. Ngành bảo hiểm sinh học - family biological insurance- đã xuất hiện tại Mỹ, để giữ cho mầm sống sống mãi.
Những mầm sống ấy là huyết thống, là lòng mẹ. Nhưng chúng là của con, chúng thuộc về con. Một ngày kia, ông bà cha mẹ sẽ không còn bên con, nhưng huyết thống từ lòng mẹ vẫn ở bên con mãi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi giảng về Bồ Đề Tâm, có nói tâm bồ đề chẳng ở đâu xa mà ngay trong lòng mẹ, chính Ngài đã và đang tiếp tục nhận. Hiểu biết đang gia tốc về cái nhau của khoa sinh học chứng thực điều Ngài nói. Lòng mẹ không chỉ là tinh thần hay tình cảm, mà còn là tế bào gốc, tế bào mầm gì đó mà người viết không hiểu nên gọi là mầm sống.
Cọp con Halloween,
Con đã có tên họ, có ngày sinh nơi sinh.
Có nó, mai mốt mẹ bồng ra bưu điện gần nhà, cho cô nhân viên bưu điện thấy mặt là có thông hành quốc tịch Mỹ.
Có nó, khoa tử vi ta, tử vi tây có thể cho lá số tán vận mạng một đời. Khoa lịch sử, địa lý có thể cho thêm hiểu biết về đất đai, con người, văn hoá, thời thế.
Bài viết này chỉ ghi lại chuyện nhìn thấy, cảm thấy vào lúc cọp con được sinh ra. Chuyện nhỏ thật nhỏ khi mình ra đời, đôi khi người lớn thật lớn muốn biết mà không biết.
Tôi viết bài này với lòng biết ơn nước Mỹ, để ngợi ca tự do, chúc mừng các bà mẹ sinh con và những cọp con, mèo con của năm Dần, năm Mão.
Viết thêm: Có bạn đọc hỏi thêm về chuyện Cord Blood.Hai năm sau bài viết,hoạt động về Cord Blood Bank hiện nay đã phát triển thêm những bước khổng lồ, không chỉ tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu mà còn mở rộng sang cả Nam Phi và một số nước Á Châu.Người viết không đủ kiến thức chuyên môn để trả lời, xin các bạn tự gõ google mấy chữ “Cord Blood” là sẽ thấy đủ loại chi tiết cần biết.
Nhân đây, xin thêm lời chúc mừng tới các bà mẹ và những rồng con của năm Thìn 2012.
Nhã Ca