Monday, April 9, 2012

TRUNG QUỐC NGÀY NAY DƯỚI CON MẮT KHÁCH DU LỊCH



Kể từ khi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra năm 2005, nhiều kinh tế gia luôn nghiên cứu và tìm hiểu về những nguyên nhân cũng như thảo ra những đề nghị cho chính phủ hầu cứu vãn tình hình kinh tế lụng bại đang kéo dài hơn nhiều năm nay. Họ nhìn lại những quốc gia với tỷ số sản xuất quốc gia (GDP) để đánh giá sự phát triển cũng như sự thoái hoá của nền kinh tế và sự phồn thịnh của mỗi nước. Tổng số nợ quốc gia Mỹ lên đến 38 tỷ US năm 2010 và họ tiên đóan sẽ lên trên ngàn tỷ trong 10 năm tới nếu không có biện pháp cụ thể để kiểm soát nguồn chi tiêu quốc gia. Trung quốc và Việt Nam đứng đầu về chỉ số sản lượng quốc gia GDP (tăng trưởng từ 7% đến 8% mỗi năm). Trong khi đó nền kinh tế của những quốc gia tiến bộ như Mỹ, Canada, Âu châu, trừ Đức quốc và Anh quốc thì đi lùi từ 1% đến 2% mỗi năm. Sự thoái lùi về kinh tế có ảnh hưởng nặng đến công ăn việc làm của người dân. Thất nghiệp đồng lương bị giảm đi người dân không còn đủ khả năng tài chính để trả tiền nhà, tiền xe, bảo hiểm, điện thoại, trang trí nội thất, giant TV vì đa số dân bắc Mỹ quen sống với nếp sống cao, đầy tiện nghi nên tất cả vật dụng trong nhà đều mượn tiền nhà băng để trả. Khi không còn đủ tài chính để hoàn trả họ, nhà băng sẽ siết nhà và xe – foreclosure. Tình trạng thất nghiệp nặng nề không tránh khỏi. Dân tình tỏ ra thất vọng bất cứ đề nghị của chính phủ về sự giúp đở để tìm lại việc làm. Vì tình hình kinh tế yếu kém và việc làm khó khăn như hiện nay, người dân tìm cách giảm ngân sách tiêu dùng lại bằng cách mua hàng rẻ hơn, ít đi nhà hàng ăn hơn, ít đi shopping và mua sắm hơn. Tất cả là nên kinh tế luân chuyền – chain effect. Bù lại những sự dành dụm như thế làm kỹ nghệ nhà băng khá hơn…Cách đây vài năm một bài tường trình đáng tin cậy đăng trong báo Time Magazine cho biết là nếu nước Mỹ và các nước tân tiến không có biện pháp cụ thể để hoàn thiện nền kinh tế của họ thì sau năm 2020 Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành một cường quốc hàng đầu mới về kinh tế thị trường. Bài báo có ảnh hưởng rất mạnh và khơi động phong trào yêu nước và đánh trúng lòng tự ái của họ vì Mỹ giữ cương vị cường quốc kinh tế từ lâu nay.
Ngày nay nền khoa học và kỹ nghệ Mỹ tân tiến nhất thế giới và có thể nói là tiến bộ rất xa cộng với kỹ nghệ điện tử và truyền thông mạnh mẽ, tin tức lan nhanh. Người tiêu thụ hiểu biết rất nhiều và nhanh hơn ngày xưa triệu lần. Nghệ thuật phim ảnh cũng tiến bộ rất xa. Những tay magician có thể tạo ra những bộ phim giả tưởng mà người xem không tài nào phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Nếu hỏi các con em chúng ta đã học về Arts thì sẽ hiểu thấu triệt hơn về kỹ nghệ điện ảnh cũng như những tài nghệ hoá phép, lấp ghép hình ảnh tài tình rồi dùng máy vi tính để sửa đổi theo ý họ một cách rất nghệ thuật như những phim nỗi tiếng Harry Potter, Star War, Điệp viên 007, v.v.v…NOTHING IS IMPOSSSIBLE.
Với lòng tự ái cộng với hàng rẻ nhập từ Trung Quốc và những xứ Á đông khác đã khơi dậy phong trào bài trừ hàng nhập rẻ tiền từ những nước thứ ba ấy. Rất nhiều bài viết kèm theo hình ảnh để bêu xấu hàng nhập từ TQ và VN như –làm gạo giả tạo, dầu ăn biến từ dầu thải ra từ những nhà hàng, bột ngọt làm béo phì vì có một vài thí nghiệm cho chuột ăn bên TQ cho biết bột ngọt (Monosodium Glutimate) làm giống chuột bị phì ra. Ý kiến của bộ Y tế cho biết sự thí nghiệm trên chưa đưa đủ bằng chứng cụ thể có thể ảnh hưởng đến sự béo phì của con người. Dân Á châu chúng ta dùng bột ngọt từ ngàn xưa chứ đâu phải đến bây giờ mới phát hiện ra sự tai hại của bột ngọt đâu. Theo ý kiến các bác sỹ thì bột ngọt vô hại nếu ăn lượng ít hay vừa phải và tránh cho con em trẻ vì có tác động đến sự trưởng thành của bộ óc. Gần đây báo chí Sài gòn có loan tin TQ đã làm được thịt bò giả từ thịt heo và gà. Tại một số quán ăn ở thành phố Hợp Phì, An Huy, người ta có thể lấy một miếng thịt heo tạo thành một miếng thịt bò, bằng cách cho vào miếng thịt này một vài muỗng “cao thịt bò”, và đun nóng.  Theo giới truyền thông tỉnh An Huy, chất phụ gia độc hại này có thể lấy thịt lợn tạo thành thịt bò giống cả vẻ bề ngoài lẫn mùi vị.Việc làm này chỉ mất khoảng 90 phút. Thông tin đại chúng trong nước cũng như phim ảnh cũng bài trừ dữ dội hàng Trung Quốc về tính độc hại của hàng Trung quốc như đồ chơi cho trẻ em về màu sắc và các thành phần hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe và trí não của trẻ em.
Theo người dân địa phương, chất này thậm chí có thể làm cả thịt gà thành thịt bò. Một số cửa hàng nhỏ và quán ăn nhẹ tại tỉnh An Huy đang sử dụng chất phụ gia này để làm thịt bò giả. Theo Global times  thì chất “cao thịt bò”  kết hợp với một loại gia vị khác được gọi là maltol để giảm mùi đặc trưng của thịt heo.Với một chai khoảng 500g có thể tạo khoảng 25 Kg cho đến 50 kg thịt heo thành thịt bò. Giá một cân thịt heo chỉ khoảng 22 nhân dân tệ tại Hợp Phì, trong khi đó giá một cân thịt bò là 40 nhân dân tệ, cao hơn rất nhiều. Cơ quan chức năng Trung Quốc đang tiến hành điều tra, tìm hiểu vụ việc…
Thêm một thực phẩm khác mà tôi vừa đọc được từ Internet là dân TQ làm măng tre (sá bấu) từ đủa tre bị thải ra từ các nhà hàng. Họ rửa sạch các cây đủa bằng gỗ ấy xong ngâm trong từng lọ thủy tinh và đỗ hoá chất vào ít lâu nó sẽ trở thành măng tre (sá bấu) và được bán ra thị trường. Làm như thế người ta ví như bắt 1 con bò rồi ngâm 1 ít chất hoá học sau đó sẽ trở thành thịt heo.
Ở Canada chúng tôi có bộ Y-tế Canada, khâu kiểm chứng và thí nghiệm thức ăn (Canada Food Inspection Agency) thỉnh thoảng có khuyến cáo dân chúng một vài thức ăn nhập từ TQ, VN và các quốc gia khác nhằm mục đích bảo vể sức khoẻ người dân. Mỗi khi chúng tôi nhận được những bài viết bài trừ hàng TQ như thế đều được gữi đến người quen làm trong khâu này để kiểm chứng cũng cho biết ý kiến. 99% những bài viết đều không có bằng chứng cụ thể và lập luận không vững vì được viết với mục đích “tuyên truyền và bài trừ” nên chúng ta phải tự đặt dấu hỏi ? liệu có tin nỗi không?. Làm gạo giả, và dầu giả có thể sẽ mắc hơn là hàng thật!. Có rất nhiều bài viết đáng tin cậy như những BS Nguyễn Ý Đức – Houston, Nguyễn Thượng Chánh – Montréal chúng ta có thể tin được vì bài được phân tích với chiều xâu và tinh thần vô tư nên không có vấn đề “bêu xấu” trong nội dung của những bài viết…
Xứ sở Canada chúng tôi là xứ an lạc và tự do cho nên hàng TQ nhập vô dể dàng, nhưng bà con thường không để ý và không muốn để ý nên họ cứ mua hàng TQ vì rẻ.
Hàng hóa TQ có muôn ngàn loại khác nhau, như hàng tiêu dùng và thực phẩm, với thực phẩm hay những loại thức ăn có nhiều thành phần hóa chất như xì dầu, dầu hào thì chúng tôi thận trọng theo khuyến cáo của Bộ Y tế Canada trước khi quyết định mua. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình chúng ta. Nhưng không phải món hàng nào cũng tai hại cho sức khoẻ. Người Trung Hoa ở hải ngoại họ đâu ngu xuẩn mà tẩy chai hàng nhập từ đất nước họ một các thiếu ý thức. Nói đúng ra là chúng ta nên thận trọng hơn trong sự lựa chọn thức ăn nhập từ TQ là tốt nhứt.  Cạnh tranh thị trường để làm cho giá thành của món hàng rẻ hơn hàng nhập thì điều đó được khích lệ và cổ vỏ để tăng doanh số bán hàng nên đi đúng hướng và không đánh giá thấp đối thủ. 
Còn hàng tiêu dùng thỉnh thoảng người ta vẫn cứ mua tùy phẩm chất của món hàng. Có người bạn làm việc cho hãng Ericsson ở Quảng Châu 3 năm. Khi hết hạn công tác anh trở về Canada và mua về 3 containers hàng từ TQ, một container về quần áo, 2 containers kia là vật liệu xây cât và nội thất trang trí trong nhà. So với giá cả và phẩm chất của hàng “Made in Italy” thì cũng cái sauna cùng hiệu “Made in China” là giá 50% của hàng made in Italy nhưng phẩm chất của nó cũng khoảng 80%.
Thực ra hàng China quá rẻ so với hàng bắc Mỹ nên bà con chúng ta rất thường mua hàng made in China.
Thí dụ :
Quạt bàn: China: $6 đô la, Mỹ: $50
Tủ lạnh 500 litres: China: $500, Mỹ: $1,000
Xe đạp: China: $150, Mỹ: $400
Sauna gia đình: $5000, Canada: $12,000
Hiện nay nền kinh tế China đang mọc rễ, dần dần vượt qua khỏi biên giới Trung Hoa, nhập vào các quốc gia khác trên thế giới, nhưng sau thời hạn bảo hành thì hàng cũng ra đi theo bảo hành, như quạt bàn thì rớt cánh, tủ lạnh thì hư máy nén, laptop thì kêu vo vo. Hệ thống kinh tế này nếu cứ tiếp tục như vậy, sẽ có thể như cây bìm bìm leo lên giàn dậu, nhờ cái dậu để nó mọc lên được, và đến một lúc nó đè bẹp cái dậu luôn.
Tinh thần cạnh tranh ngày nay là cần thiết và có lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất nhưng theo tinh thần lành mạnh và sáng suốt. Sự cạnh tranh sẽ bắt buộc dân địa phương làm việc hiệu quả hơn và nâng cao đời sống người dân. Chúng ta tự đánh giá lượng phẩm chất hàng mà mua chứ không vì những bài viết “không trung thực” ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng…
Trung Quốc mở cửa biên giới và những năm đầu thập niên 1980 và cũng để thỏa mãn thị hiếu, vào cuối tháng 5 chúng tôi cố gắng làm một chuyến công du qua TQ để hiểu rỏ thực chất TQ cùng những tiến bộ vượt bực trái hẵn với những tin mắc dịch đăng trên web tiếng Việt vì đa số sách báo hay website ngoại quốc ít bêu xấu thực phẩm hay hàng TQ và VN hơn. Tôi vẫn nghĩ « seing is believing » hay « voir c’est croire ».
Ba phần tư miền đất hiện giờ chúng ta gọi là Trung quốc, theo lịch sử là quê hương những sắc dân không thuộc dân tộc Hán. Tây Tạng, thí dụ, từng là một quốc gia Hi mã lạp sơn rộng lớn ngang ngửa với Trung Hoa. Tương tự, vùng đất Con đường Tơ lụa miền Viễn Tây (ngày nay là Xinjiang, Tân Cương, bây giờ là quê hương người Hồi Hột Uighurs), cũng như người Tajiks, Kazakhs, Tuvans, Tatars, Mông Cổ và Kirghiz, thỉnh thoảng nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc, đôi khi kết hợp lại, có khi lại phân rẽ thành bộ tộc nhỏ. Mông cổ, văn hóa ngày nay tách ra làm thành hai quốc gia, từng là một nước có quân lực hùng mạnh nhất trên thế giới. Và về miền tây bắc đầy núi rừng, đặc biệt là tỉnh Vân Nam, Quí Châu (nền văn hóa miền này gần gũi với dân tộc Đông Nam Á hơn dân Trung Hoa), nơi đây kết hợp nhiều sắc dân văn hóa đa dạng hơn những nơi khác trên thế giới.
Vừa bước xuống phi trường Beijing, chúng tôi bị choáng voáng về tầm vóc vỉ đại của phi trường, tầng lầu departure cao ngất tương đương với 5 tầng lầu rất hiện đại, từ những thiết bị điện tử màn hình TV quảng cáo cho đến trang trí nội thất hiện đại. Từ phi trường về hotel Courtyard Marriott NorthEast tôi mới cảm nhận từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đường xa lộ bố trí cũng rất hiện đại không khác gì hệ thống xa lộ bên California, nhưng có rất nhiều hoa tươi rực rỡ và rợp bóng cây xanh hai bên xa lộ. Chúng tôi hoàn toàn bị thụ động với đầy sự kinh ngạc, được nghe tất cả tin tức về một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, chúng tôi trao đổi với du khách mới quen trong đoàn về sự thay đổi mau lẹ này. Chúng tôi từng đọc, tra cứu sách vở tài liệu, nhưng rồi cũng vẫn chưa sẵn sàng. Trung quốc vào thế kỉ hai mươi mốt thật hoàn toàn khác biệt với Trung quốc chúng tôi xem trên màn ảnh TV vào những năm 1970-80. Ngày xưa khi xem TV, sách báo cáo về TQ hay các tấm hình chụp những con đường phố ở Trung Quốc tràn ngập các dòng người cỡi xe đạp với bộ áo quần màu sắc ảm đạm. Không xanh đen, xanh lờ mờ thì xám đục đen bạc màu là những sắc màu được nhìn thấy trong những bức hình chụp phô tô tương phản với màu cờ Trung Quốc đỏ tươi thắm. Ngày nay tại các thành phố lớn đều cấm xe đạp và xe gắn máy di chuyển trong thành phố và được thay thế bằng hàng triệu xe hơi hiện đại đủ hiệu. Chính phủ TQ có thiện chí tối đa về ô nhiễm môi trường cho nên họ đã lập ra nhiều nhà máy chế biến solar pannel, sản xuất điện gió với hệ thống wind energy, trồng rất nhiều cây cối xanh tươi và bông hoa. Lợi thế của TQ là nhân công nhiều và rẻ cho nên việc duy trì đường xá khá dễ dàng, nhà vệ sinh công cộng cũng như trên xa lộ đâu đâu cũng luôn thấy người cầm chổi quét dọn sạch sẽ.
Chúng tôi nhận thức ra là mình đang chứng kiến cho một sự thay đổi kinh tế và gây ấn tượng sâu sắc nhất trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Trung Quốc như là một con sông đầy sóng gầm, dâng cao theo từng ngọn thủy triều, cuồn cuộn trôi về mãi xa. Một đàn như giọng nói quyến rũ, mê hoặc, nẻo kia đầy nỗi lo âu. Bởi mục tiêu chính của chúng tôi là tìm hiểu, càng nhiều càng tốt, với những con mắt người dân sinh sống xung quanh và trung tâm Trung Quốc, những gì chúng tôi thấy đáng cảnh giác.
Nền thịnh vượng về kinh tế Trung quốc gập ghềnh mấp mô bừa bãi, và những gì không thuộc Hán (Hans) thì thông thường đi vào ngõ cụt. Những cơn nhập cư đông đảo từ các vùng có mật độ dân số cao đến những miền dân cư hẻo lánh ở Tây Tạng và Tân Cương cho thấy thế áp đảo hoàn toàn đến nền văn hóa địa phương.
Theo mặt địa lý, Trung quốc giống nước Hoa Kỳ một cách lạ lùng, hai quốc gia lớn cùng với sự thay đổi cách biệt về phong cảnh địa hình. Nếu như bạn đem chúng nó sàng qua quanh trái đất, chúng vừa vặn khít khao nhau. Hai nước này như là anh em sinh đôi, rất giống nhau về diện tích và vĩ tuyến, với bờ biển miền đông với mật độ dân cư cao và miền tây tương đối khô khan. Miền bắc Trung quốc cũng tương tự như Mỹ, mùa đông giá lạnh và mùa hè nóng bức; miền nam bán nhiệt đới, với mùa hè nóng và ẩm thấp.
Tuy nhiên về mặt địa lý lại có một sự dị biệt giữa hai nước: Trung quốc có một bờ biển miền Đông, và dân cư phát triển với sự thịnh vượng khác hẳn với miền tây nước này. Nó chỉ giống như Hoa Kỳ nếu như chỉ kéo dài tới bang Nevada và Arizona, thay vì bang California và cả miền tây duyên hải đầy thịnh vượng.
Mật độ dân cư, sự giàu có, nền nông nghiệp mở mang đều tập trung ở miền đông Trung quốc, một miền mở rộng từ bờ biển vào tận lục địa khoảng 1200 km. Đây là trái tim của Trung quốc, nơi mà nền văn hóa Trung quốc được nảy sinh ra, phồn thịnh lên, cũng là nơi Hán tộc sinh sôi nảy nở bành trướng.
Nằm vòng ngoài miền Trung tâm Trung quốc là những miền chúng tôi nghĩ như là "bên kia Vạn Lý Trýờng Thành". Nõi ðây là quê hýõng sinh sống của các dân tộc không phải là dân Hán với nhiều nền vãn hóa dị biệt, kết hợp không bởi tính chất nhỏ hẹp mà về những môi trýờng vật lý đặc trưng của chúng 
Trong chuyến tham quan hai tuần này chúng tôi đáp phi cơ và xe buýt tới sáu thành phố Trung Quốc (Bắc Kinh, Tây An, Trường Khánh, Quảng Tây, Vủ Hán và Thượng Hải). Chúng tôi được thưởng thức các bữa ăn đơn giản trong các nhà hàng thượng cấp (5-star) nấu cho tây phương, sang trọng như trong đại tiệc nhưng ít tinh tế mặn mà như Bắc Mỹ, và cơm chỉ một chút ít thôi.
Những thành phố lớn này có từ 20 đến 33 triệu dân nhưng lưu lượng xe cũng như sự kẹt xe thì tương đương thành phố Montreál chúng tôi với 3 triệu dân. Chính phủ đề ra rất nhiều biện pháp cứng gắn để giảm vấn đề ô nhiểm môi trường như hạn chế cấp biển số xe, khi xe mang số chẳn không được chạy ngày chẳn, sáu hệ thống đường vòng đai v.v.v…Họ buộc phải dùng phương tiện di chuyển công cộng như bus và metro rất rẻ tiền và đa dụng…Sau khi nghỉ một đêm ở Marriott chúng tôi được đưa đi xem Tử Cấm Thành (Forbidden city) nơi nổi tiếng trên thế giới với hàng trăm bộ phim nói về 24 đời vua Trung Hoa đã định đô tại đây, tham quan Quảng Trường Thiên An Môn, thành Lầu Đức Thắng Môn. Nơi đây là di sản văn hoá độc đáo nhất vô nhị của Bắc Kinh và TQ, chỉ cần đi bộ theo phái đoàn bắt đầu từ cửa chính đến cửa sau để ra phải mất nửa ngày. Bill, người hướng đoàn cắt nghĩa tường tận lịch sữ qua 13 triều đại để xây cất, duy trì và bành trướng Thiên An Môn cho đến ngày nay. Sau khi ăn cơm trưa xong chúng tôi đi thăm the Temple of Heaven để xem một kiến trúc độc đáo làm bằng gổ lim từ vài ngàn năm trước mà văn minh TQ đã thực hiện được một kiến trúc hùng vĩ và vỹ đại như thế trong khi ấy dân Giao chỉ chúng ta còn ăn lông ở lỗ…Kể ra các vì vua đất Giao Chỉ ngày xưa quá hiền hoà đức hậu cho nên không bắt ép dân tình dầy công xây thực hiện những công trình vỹ đại ấy để làm hảnh diện dân tộc họ về sau trái ngược với TQ. Chúng tôi cũng có dịp đi xe lôi đạp để viếng thăm phố cổ Hutong. Đa số nhà cửa ở Beijing đều bị phá hủy để được thay thế bằng những căn hộ cao trọc trời trên 35 tầng. Giới trẻ TQ thích hợp hơn với cuộc sống tập thể chung cư để tiện việc đi làm và vì thế không ai biết được mặt người hàng xóm mình là ai nữa. Ngược lại người già vẫn thích sống với tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn giúp đở lẫn nhau, đi tắm tập thể, nói chuyện bàn tán vui vẻ,chơi mạc chược như cuộc sống bình dị ở miền quê Đồng Bằng sông Cửu Long VN. Vì thế đến một lúc nào đó dân chúng phản đối chính quyền TQ về chế độ thành thị hóa quá nhanh làm mất đi lối sống tập thể vui vẻ với tình làng nghĩa xóm ngày xưa cho nên giờ đây rất nhiều người muốn tìm lại được lối sống ngày xưa nên họ dọn về khu phố cổ Hutong càng ngày càng đông. Ban đêm chúng tôi được thưởng thức món vịt Bắc Kinh và xem hát bội.
Ngày thứ ba chúng tôi được xe bus rước đưa đi tham quan Vạn Lý Trường Thành. Một kỳ công hùng vỹ qua nhiều triều đại TQ. Chỉ cần đi 1 km trên thành thì chúng tôi đã mệt nhừ không còn sức để đi thêm nữa. Trên đường về hotel chúng tôi dừng chân nơi diễn ra Thế Vận Hội Hè năm 2008, tham quan bên ngoài Sân vận động Tổ chim - nơi biểu diễn Lễ khai mạc và bế mạc Olympic. Chúng tôi không đủ sức để đi bộ từ nơi xe bus đổ du khách đến Sân Vận Động vì tầm vóc quá vỉ đại của Sân Vận Động nên chúng tôi phải lấy xe điện nhỏ (light train) để mong nhìn thấy một ít bề ngoài của Sân Vận Động. Dân TQ quá đông nên đâu đâu chúng tôi cũng phải chen chút với dân địa phương mới mong được nhìn tận mắt những công trình vĩ đại ấy…
Ngày thứ tư, chúng tôi đi xem Cung Điện Mùa Hè của Từ Hy Thái Hậu cũng là nhà nghỉ mát của vua Ming với cái hồ nhân tạo lớn gần bằng Lake Tahoe, Sacramento. Hoạt cảnh được trang trí rất thơ mộng, nơi thu hút hàng triệu du khách các nơi đổ nhau đến đây để xem dân địa phương ca hát và nhảy múa với những vũ điệu truyền thống dân gian và nhạc cụ cổ truyền TQ. Đâu đâu cũng tràn ngập khách tứ phương chen chân san sát để đi lọt qua dòng người (human tide/maree humaine)… Trên đường về hotel chúng tôi ghé thăm xưởng sản xuất ngọc trai.
Ngày thứ năm chúng tôi lấy máy bay đi Tây An (XiAn). Tây An là một thành phố cổ được bao quanh bởi thành trì (walled city) và thu hút nhiều du khách nhờ Viện Bảo Tàng Terra Cotta với 6,000 binh lính bằng đất sét từ đời Tần Thủy Hoàng (Qing Siu Huang). Công trình khai quật những chiến sỹ đất sét này phát hiện năm 1995 bởi một nông dân tên Wang trong lúc ông đào đất trồng trọt thì phát hiện vài cái đầu bằng đất sét và ông khai báo với chính quyền địa phương. Sau đó chính quyền TQ di dời cả làng Lintong đi nơi khác để xây lên Viện Bảo Tàng Museum of Terra cotta soldier. Ông Wang được thưởng 250 Yuan (45 đô) và sau đó được tổng thống Clinton bắt tay năm 2002 khi ông này đi tham quan xứ TQ này. Năm nay ông Wang được 91 tuổi và ngày nào ông cũng đến ngồi ở Museum cho du khách chiêm ngưởng và bán sách lưu niệm. Sau khi ăn trưa chúng tôi được đi thăm xưởng chế tạo lính đất sét và làm sản phẩm đồng mạ đất sét (cloisonné). Những sản phẩm này không rẻ so với đời sống của dân địa phương, ngay một du khách bình thường còn không có khả năng mua về làm quà lưu niệm...Đêm đến chúng tôi được xem biểu diển văn nghệ đời Thanh (Tang Dynasty) thật tuyệt tác vô cùng...
Ngày thứ sáu, chúng tôi lấy máy bay đi thành phố đông dân nhất TQ là Chongqing (Trùng Khánh) với 33 triệu dân bao gồm 4 quận. Nơi đây chúng tôi thấy đâu đâu cũng bao phủ bởi nhiều căn hộ chọc trời. Kỹ nghệ chính của tỉnh Chongqing (Trùng Khánh?) là hãng xưởng chế tạo xe hơi như Buick, Honda, Wolkswagon, Citroen, Nissan, BYD, v.v.v..., kỹ nghệ IT, xe gắn máy điện và xây dựng.. Trơi mưa rỉ rã trong lúc chúng tôi đi tham quan vườn nuôi Panda. Mực nước sông Dương Tử vào tháng này rất thấp, 15m thấp hơn mùa đông nên việc vận chuyển lên xuống du thuyền khá khó khăn. Phải đi lên hay xuống hơn 200 bậc thang. Nhiều du khách có tuổi phải thuê bamban để khiên mình lên thuyền với giá 100Yuan (15 đô). Đến tối chúng lên du thuyền 5-star MV Century Sky để du ngoạn 4 ngày trên sông Dương Tử. Nơi đây du khách rất hài lòng và thư thả với cách tiếp đãi cũng như thức ăn buffet mình được tự chọn trên tàu. Sáng hôm sau tàu cập bến Fengdu, xe bus đã chờ sẵn để đưa du khách đi tham quan động Snowy Jade Cave nằm chơi vơi trên núi với 2000 bậc thang...Động Snowy Jade Cave rất hùng vỷ và ở độ thật cao nhưng thật tình không đẹp bằng động Sửng Sốt ở Vịnh Hạ Long xứ Giao Chỉ...Chiều đến chúng tôi trở lại du thuyền để nhập tiệc “Welcome party” của thuyền trưởng. Tất cả nhân viên làm việc trên tàu, từ anh làm bếp đến chị làm giường cũng như cô chiêu đãi viên đều ra nhảy múa hoặc ca hát cho du khách thưởng thức, thật tài tình. Sáng hôm sau tàu cập bến Wu Gorges và Qutang Gorges, du khách được đưa lên ferry để đi vào ngỏ hẹp hơn rồi sau đó chuyển sang thuyền nhỏ để len lỏi vào Wu Gorges. Quan cảnh hai bên sông là núi trùng trùng điệp điệp, hùng vỹ và rất ngoạn mục...giống như một bức tranh thiên nhiên...Chiều đến chúng tôi trở lại tàu để dự tiệc đưa tiển (farewell party) với nhiều màn trình diễn của du khách. Đến 11 giờ đêm loa phóng thanh đánh thức chúng tôi lên bong tàu để xem 5-step ship lock (chênh lệch 123 mét giữa thượng và hạ nguôn) khi tàu di chuyển từ thượng lưu xuống hạ lưu phải mất 4 tiếng (45 phút mỗi step). Sáng hôm sau tàu cập bến Yichang và xe bus đưa chúng tôi đến Wuhan, một thành phố lớn khác cách Yichang 250 cây số và mất 4 tiếng lái xe.
Trên đường đến Wu han (Vủ hán) chúng tôi ghé lại thăm nhà giử trẻ từ 2 đến 6 tuổi được bảo trợ bởi Sinorama (our travel agent). Đây là ngôi làng quê nhỏ tên Jingzhou. Xe bus dừng lại giữa phố, du khách xuống đi bách bộ hơn 200 mét. Chúng tôi có dịp quan sát cách ăn ở của người miền quê chính cống cũng như lối sống thật của nông dân TQ. Vì từ 8 ngày qua chúng tôi chỉ chứng kiến sự phồn thịnh, tân tiến của TQ mà chưa được dịp trông thấy cũng như tiếp xúc với đời sống thật sự của TQ. Nhà cửa làng mạc này giống hao hao như làng Hạ Đổ, Hải phòng. Căn nhà tối tăm, dơ dấy bẩn thiểu. Ngược lại ngoài đường phố được quét dọn sạch sẽ vì nhân công rẻ nên luôn có người cầm chổi đi quét hốt và dọn dẹp. Chúng tôi được dịp thưởng thức tài năng về múa hát của 40 em bé xuất sắc nhất từ 2 đến 6 tuổi. Thật đáng nể về cách tổ chức cũng như cách huấn luyện các em bé ngay từ lúc lên hai đã có sự huấn luyện khéo léo và cố gắng không ngừng. Quan khách vổ tay vang rập trời...
Đoàn xe bus (6) tiếp tục đến đập thủy điện Three Gorges. Một công trình vỹ đại nhất thế giới về công xuất power 700MW, 30 turbines. Chính quyền phải di dời 53 ngàn cư dân về Bidong trên xươn núi để thực hiện dự án vỉ đại này. Đến chiều xế chúng tôi ghé khách sạn Marriott Renaissance ở Wuhan rất sang trọng (5-star) để sáng hôm sau chúng tôi lái xe bus về phi trường Guilin (Quảng tây) cách 60 cây số về phía đông nam. Vừa đến Guilin chúng tôi được đưa đi xem 1 vòng thành phố, nơi đây mới thấy xe đạp và xe gắn máy chạy bừa bải như VN chúng ta. Sau một đêm ơ Guilin chúng tôi lại lên xe bus tiến thẳng về Yangshuo, xứ nổi tiếng về núi non chập chùng như một bức tranh lụa TQ. Chợ búa giống như Hội An, khách thoải mái trã giá khi mua hàng. Tối đến chúng tôi được đi xem Impression Liu SanJie ngoài trời trên dòng sông Li với hơn 600 vũ công thuộc dân tộc thiểu số trình diễn với tài điều khiển của tác giả đã từng điều khiển đêm khai mại Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008. Hai năm trước đây chúng tôi có dịp xem màn trình diễn của dân Hawaii trong Polynesian Cultural Center đã quá hay với những vũ điệu thật dân tộc. Nhưng so với Impression Liu SanJie thì thua quá xa về mặt vĩ đại, bối cảnh đèn và hệ thống âm thanh tuyệt vời lộ thiên bao quanh bởi 15 trái núi. Sau mỗi màn trình diễn khách ngoại quốc vỗ tay in ỏi vì quá hay vượt quá sự tưởng tượng của họ...  
Sau khi ăn sáng xong chúng tôi lại lên xe bus về phi trường Guilin để lấy máy bay về Thượng Hải...
Ngày thứ 14 và 15 chúng tôi có dịp tham quan Thượng Hải, thành phố tối tân nhứt về kinh tế TQ. Con đường chính Nanjing và Houahai đầy ấp biển người kéo nhau đi shopping. Hàng giá đắc tương đương như Bắc Mỹ với chất lượng cao.  Hệ thống đường phố mới mẻ, nhà chọc trời mọc nhan nhãn. Thành phố Thượng Hải được chia ra bởi con sông Huangpu, phía băc là thành cỗ còn phía nam là Tân Thượng Hải. Nơi đây chúng tôi đi xem Bão Tàng Viện Shanghai và nơi sản xuất lụa Thượng Hải, được xếp vào loại lụa tốt nhất thế giới...Thức ăn miền Thượng Hải cũng cầu kỳ và đậm đà hơn những nơi chúng tôi đã trải qua.  Tối đến chúng tôi đi xem phần trình diễn xiếc Thượng Hải ở Shanghai Center hotel thật đặc sắc...Sáng ngày thứ 15 chúng từ giã Shanghai lên máy bay về lại Canada...
Tôi ra đi và mang theo cuộc hành trình quyến rũ bởi các hình ảnh lờ mờ về các sắc dân không phải là Hán tộc sinh sống ngoài vùng Quảng Tây. Tôi muốn biết họ suy nghĩ làm sao, về sự cai trị bởi chính quyền trung ương và do đa số là người Hán. Tôi tự hỏi nếu như tôi được tự do thong dong đến các vùng Nội Mông hay trên Con Đường Tơ Lụa, hoặc giả như có khả năng thêm thời gian tham quan Tây Tạng và các miền có bộ lạc ở phương Nam. Hình như trong khoảng thời gian đó khó có thể xảy ra được....
Mặc dù sự đổi thay nhanh chóng bộ mặt kinh tế của TQ nhưng vẫn còn dấu vết của một nền dân trí hơi thấp xo với tây phương như:
*  Vấn đề lịch sự vẫn còn ấu trĩ của dân TQ. Những nơi công cộng như sắp hàng chờ đợi trong phi trường, hí viện, quầy tính tiền trong siêu thị, v.v.v... bà con xen vào trước mặt mà không cần xin phép hay biết lịch sự là gì cả...
* Ăn ở chưa được sạch sẽ cho lắm mặc dù những nơi công cộng – đường phố, xa lộ, nhà vệ sinh được chính quyền thuê dân quét dọn sạch sẽ. Nhưng đời sống thật ngoài đời của họ vẫn chưa đạt mức tiêu chuẩn tây phương.
* Thức ăn cho du khách ngoại quốc không được đậm đà và đa dạng như phố Tàu ở Toronto, Montreal hay Monterey in California...
* Khác biệt rất xa mức sống giữa người nghèo và giới nhà giàu. Hàng năm số lượng xe được bán ra nôi địa là 18 triệu chiếc. Tức nhiên người nghèo từ từ chuyển hướng về đời sống sung túc khá giả hơn. Nhưng trong vùng đồng quê TQ chúng tôi vẫn còn thấy nhiều dấu vết của dân nghèo, như họ bày bán trước cửa nhà bất cứ hàng gì mà họ có, người tàn tật xin tiền, người bán dạo ngoài đường nơi công cộng và du khách, v.v.v….
* Trên những chuyến bay quốc nội, các hành lý phải được khóa kỹ càng, nếu bất cẩn nhân viên phi trường sẽ ăn cắp vặt đồ đạc trong hành lý.
Ngược lại chiêu đãi viên hay nhân viên trong siêu thị, nhà hàng, mặc dù họ không nói rành tiếng Anh nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ đi hỏi cấp trên của họ rồi trở lại phục vụ khách, cố gắng làm thỏa mãn khách bằng mọi giá...
    Với hơn 1,3 tỉ dân thì việc kiểm soát sản xuất cũng như chất lượng hàng quốc nội được đặt thành một vấn đề lớn của TQ. Mặc dù những nơi cho du khánh viếng thăm chính quyền TQ cố dấu giếm sự nghèo nàn và dơ bẩn của những người nghèo khỗ và ăn xin nhưng chúng tôi được may mắn chứng kiến khi có dịp đi ngang qua 3 ngôi làng vùng quê. Một làng thì được set-up với lối vào tráng xi-măng sạch sẽ, cây cỏ, vườn tược được trồng ngăn nấp, nhà cửa sạch sẽ nhưng 2 làng kia tình cờ chúng tôi đi bộ ngang để đến phà du ngoạn trên sông Li và đi thăm nhà giử trẻ Sinorama ở Jingzhou thì khác hẳn. Nhà cửa họ cũng nghèo nàn, cũng có người ăn xin ngoài đường, nhưng ít hơn rất nhiều so với VN chúng ta. 
    Tôi đã nói chuyện với nhiều hướng dẫn viên (5) trong hành trình 15 ngày, họ thành thật thừa nhận rằng ngày xưa, đất nước này quá hà khắc. Các anh chị nói rằng người dân Trung Quốc được khuyến khích để trao đổi với người nước ngoài vì chính phủ muốn dân biết về thế giới bên ngoài. Dù điều đó có thật hay không, thì rõ ràng người Trung Quốc dễ dàng đi du lịch trong nước hay lấy visa đi nước ngoài. Trừ phi, dĩ nhiên, họ bị xem là bất đồng chính kiến. Khi đó thì khác. Nhưng điều đáng nói là đa số người dân bình thường tôi gặp cũng không quan tâm lắm đến dân chủ kiểu phương Tây phương. Ngay cả một nhóm sinh viên trẻ thông minh, mà một số đã du học nước ngoài, kể cả ở Anh. Họ hoàn toàn vui sướng với tự do và muốn cải cách chính trị tiếp tục. Và họ cũng muốn đất nước trở nên giàu có hơn. Và chừng nào Đảng Cộng sản còn làm được tất cả điều đó thì họ không thấy có lý do đi tìm một hệ thống khác.
TQ vẫn còn là một nước CS, cho nên họ thực hiện tất cả công việc xây dựng cải tổ đất nước bằng quyền lực, không cần ý kiến người dân như việc giải toả khu đông dân cư để thực hiện những công trình xây dựng vỉ đại như – xây khu Vận Động Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, đập Thủy điện Three Gorges trên sông Dương Tử, di dời nhà dân để nới rộng đường xá và cầu cống, xây 6 đường vòng đai (ring road) ở Bắc Kinh và 3 đường Vòng đai ở Thượng Hải để giảm nạn kẹt xe, v.v.v....Vì thế lợi điểm của TQ là hầu hết hạ tầng cơ sở ngày nay đều mới mẻ và dể dàng thu hút giới đầu tư ngoại quốc vào đất nước họ.
Người dân TQ ngày nay khá giả và đi xe hơi rất nhiều, mặc dù được nhìn ra thế giới bên ngoài bằng cách du lịch và vào Internet nhưng họ vẫn bị giới hạn không được vào Facebook, Twitter hay Youtube.com, v.v.v...
Hàng rẻ TQ nhập vào Bắc Mỹ dầu sao cũng được kiểm soát trước khi bán ra giới tiêu thụ, nếu so với hàng quốc nội không được đảm bảo cho lắm nên thiết nghĩ ngày nào đó chính phủ TQ kiểm soát được chất lượng hàng sản xuất của họ và nới rộng nhân quyền thì lúc đó TQ sẽ thật sự là một mối đe doạ trầm trọng về kinh tế cho các nước Tây phương...
Chuyến du lịch 15 ngày TQ này gây trong tôi cũng như những du khách Canada khác nhiều ấn tượng kỳ thú về TQ. Vì chỉ sống dỏn dẹn 15 ngày ngắn ngũi ở TQ nên chúng tôi không thể hiểu hết mặt trái đời sống hang ngày của dân nghèo TQ cũng như vấn đề nội bộ chính trị thật của chính quyền họ. Nhưng ít ra chúng tôi thấy và hiểu phần thực tế của TQ để đánh giá những tin đồn về bài trừ hàng nhập từ nước này…

Nguyễn Hồng Phúc
June 2011