Những nguy hại đằng sau các loại thuốc cảm
Nguyễn Minh Tâm dịch
Chúng
ta có thể mua được thuốc cảm, không cần toa bác sĩ, để chữa khỏi bệnh
cảm lạnh, nghẹt mũi, ngứa cổ, nhưng đôi khi những thứ thuốc này lại đưa
đến những nguy hại lớn không ngờ được. Theo bà Leight Ann Mike, Dược sĩ,
dạy ở trường Dược Khoa của đại học University of Washington: “ Người ta
vẫn thường có quan niệm cho rằng vì có thể mua thuốc chữa bệnh cảm
không cần toa bác sĩ, nên có thể dùng một cách thoải mái, an toàn. Điều
đó không phải lúc nào cũng đúng.”.
Chúng ta nên thận trọng tìm hiểu về những hậu quả phụ tai hại của những loại thuốc cảm để tránh lạm dụng.
Acetaminophen gây hư hại cho gan:
Nếu
bạn thường dùng acetaminophen (như Tylenol) để chữa bệnh đau nhức do
phong thấp (arithritis) hay chữa chứng nhức đầu, khi bạn dùng thuốc đó
chung với thuốc cảm, bạn sẽ vượt quá mức giới hạn cho phép dùng là 3,000
hay 4,000 miligram acetaminophen tối đa trong một ngày. Mỗi năm có
khoảng 78,000 người phải đưa vào bệnh viện cấp cứu vì dùng quá nhiều
acetaminophen. Chất này đưa đến hậu quả gây tai hại cho gan.
Triệu
chứng đầu tiên thường thấy là nôn mửa, đau bụng, và ăn mất ngon. Những
triệu chứng này thường không rõ ràng, và dễ làm người ta lầm tưởng như
triệu chứng của bệnh cảm. Sau đó, là đến hiện tượng nước tiểu có mầu
đậm, và đau ở phiá trên, bên phải của thân mình. Nếu bạn nghi mình bị
hậu quả của acetaminophen, bạn nên đi bệnh viện ngay.
Biện pháp an toàn:
Khi dùng acetaminophen, tuyệt đối không được uống rượu, hay bia. Chỉ
nên dùng liều lượng thấp nhất, nhớ uống theo đúng thời gian trong chỉ
dẫn, và đọc kỹ lời dặn ghi trên nhãn hiệu thuốc. Nhiều loại thuốc cảm có
sẵn chất acetaminophen, nên coi chừng bạn dùng chất này nhiều quá mà
không hay.
Ibuprofen làm loét bao tử và có hại cho thận:
Ibuprofen làm loét bao tử và có hại cho thận:
Chất
Ibuprofen có trong thuốc Advil và Motrin là loại thuốc chống sưng tấy
mà không có chất steroid, gọi tắt là NSAID. Do đó, rất hiệu nghiệm trong
việc làm giảm đau nhức, nhức đầu, và nóng sốt. Loại thuốc này cũng gây
ra những phản ứng rất mạnh nếu cơ thể bị dị ứng với chất aspirin. Những
thuốc này có thể làm loét bao tử (ulcer) và hư thận nếu dùng về lâu dài.
Chất
Ibuprofen còn có thể đưa đến đột qụy tim (heart attack), tai biến mạch
máu não (stroke) nếu trong cơ thể đã sẵn có bệnh tim, hay huyết áp cao,
hút thuốc lá, hay có bệnh tiểu đường.
Biện pháp an toàn:
Tránh đừng uống rượu nếu phải dùng ibupropen thường xuyên. Nên gặp bác
sĩ ngay nếu thấy đi cầu ra phân mầu đen, hay có máu, có sự thay đổi
trong thói quen đi tiểu tiện, khó khăn khi đi bộ, hay mắt mờ, nói năng
ngọng nghịu.
Thuốc chữa bệnh nghẹt mũi làm tăng huyết áp:
Các
loại thuốc chữa chứng nghẹt mũi –decongestants – như Traminic và
Dimetapp Cold Drops – giúp thông lỗ mũi, và co thắt các mạch máu ở mũi,
do đó giúp bạn thở dễ dàng. Nhưng rủi thay, chính vì lẽ đó, thuốc chữa
chứng nghẹt mũi có bề xấu của nó. Chúng có thể làm cho huyết áp tăng vọt
lên, và khiến cho thuốc chữa huyết áp cao bị giảm tác dụng.
Loại
thuốc chữa chứng nghẹt mũi bằng cách xịt hơi vào mũi như “Afrin Nasal
Spray” hay “Neo-Synephrine” giúp thông lỗ mũi nghẹt ngay, và ít gây tác
hại như thuốc uống. Nhưng theo chuyên gia về bệnh dị ứng, ông Federic
Little ở trường đại học Boston, nếu bạn dùng thuốc xịt nhiều quá mỗi
ngày, bạn sẽ bị ghiền, và mũi của bạn cứ buộc bạn phải dùng nó nhiều
hơn.
Nếu bạn cảm thấy khó thở, nhịp đập của tim chậm lại, hay cảm thấy bối rối, bất thường, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay.
Biện pháp an toàn:
Nếu trong người bạn có vấn đề về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, áp
suất trong mắt cao, hay bị phản ứng mạnh khi dị ứng, bạn nên hỏi bác sĩ
kỹ trước khi dùng thuốc chữa bệnh nghẹt mũi.
Chất Antihistamines dễ làm té ngã:
Các
loại thuốc chống chảy nước mũi cấp kỳ như Benadryl và Chlor-Trimeton
giúp ngăn chặn việc sản sinh ra chất histamine, và giúp bạn ngưng chảy
nước mũi, hay ngứa mũi. Bác sĩ Federic Little cho biết các loại thuốc
này chỉ đem lại hiệu quả chừng bốn giờ đồng hồ. Nhưng đồng thời chúng
cũng khiến cho người ta buồn ngủ. Thuốc có thể giúp cho bạn dễ ngủ nếu
dùng vào buổi tối. Nhưng chính vì hậu quả làm cho người ta buồn ngủ, nên
vào lúc nửa đêm, người lớn tuổi hay phải thức dậy đi tiểu, dễ bị té
ngã. Bác sĩ Little cho hay thuốc có chất antihistamines làm cho người ta
lảo đảo, đi đứng không vững, dễ bị ngã.
Những
thuốc có hiệu lực dài hơn như Claritin, Zyrtec và Allegra thường chỉ
dùng mỗi ngày một viên, và không làm cho chúng ta buồn ngủ. Thường thì
thuốc này dùng chữa bệnh dị ứng, nhưng chúng cũng giúp chữa bệnh ngứa,
khan cổ, và chảy nước mũi, triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
Biện
pháp an toàn: Nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc có chất
antihistamin, tác dụng ngắn hạn, nếu trong người bạn bị những bệnh khác
như glaucoma (áp suất máu trong mắt), trực tràng sưng to, thở khó, huyết
áp cao, hay bệnh tim. Nếu bạn dùng chất antihistamin, tác dụng dài hạn,
và thấy có đốm ngứa, nổi mề đay vì dị ứng, hay khó thở, khó nuốt, bạn
nên đi gặp bác sĩ ngay.
Các loại thuốc chữa cảm cúm, nghẹt mũi dễ gây ra biến chứng cho bệnh tim:
Các
nhà nghiên cứu ở Tân Tây Lan mới tìm ra rằng những loại thuốc bán không
cần toa, chữa bệnh cảm, trong đó có chứa chất acetaminophen, và chất
phenylephrine chữa nghẹt mũi như các thuốc: Contac Cold+Flu Non Drowsy,
Theraflu Daytime Severe Cold & Cough có thể đưa đến những hậu quả
phụ nghiêm trọng như làm thay đổi nhịp đập của tim, huyết áp tăng cao
đến mức nguy hiêm, làm co giật, run rẩy.
Biện pháp an toàn:
Nên nghĩ đến việc chữa trị một căn bệnh làm phiền bạn nhiều nhất. Nếu
muốn dùng thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau bạn nên đọc kỹ những
chất chính có trong thuốc, để bảo đảm rằng bạn không dùng những chất đó
quá nhiều.
Bài tường thuật của Nissa Simon trên báo AARP tháng 1 & 2, 2015