Đang nằm nướng trên giường thì nghe tiếng “tít tít” nhắn tin của chiếc điện thoại để trên bàn ngủ. Tôi buột miệng... nhưng kịp ngưng lại - thời gian này đang là thời gian của năm văn minh đô thị - mình cũng phải gương mẫu và văn minh ngay ở trong phòng ngủ nữa chứ.
Thú thật, trước kia khi ngủ, tôi hay mặt quần tà lỏn, áo may-ô; nay văn minh hơn chơi pyjamas đàng hoàng - lịch sự nghe! Bật đèn ngủ, bấm máy điện thoại lên xem nhắn tin thì thấy một đoạn thơ dài chạy trên màn hình. Thời buổi quảng cáo loạn xạ, các công ty bán hàng cũng tranh thủ nhắn tin mà quảng cáo sản phẩm. Hi vọng không phải là quảng cáo bao cao su, nếu có, chắc tôi chết với bà vợ ở nhà quá. Xem thử công ty quảng cáo những gì: “Hôm nay đám giỗ ông già - Xin mời bạn hữu ghé nhà nhậu chơi - Quan trường gác lại một nơi - Tuổi đời còn mấy lần mời nữa đâu - Đi cho tình nghĩa thâm sâu - Già Ngu Công!”.
Chết cha! Tôi suýt quên mất hôm nay là đám giỗ của ông già Ngu Công. Ngu công là nít-nêm (nick-name) của ông bạn vong niên, trước kia làm chung cơ quan, nay đã về hưu. Để có chút tiền lãi, cũng như là nơi để nghe ngóng tin tức vỉa hè, ông có một quán bán cà phê nhỏ. Ông tự hào là người: “Lúc trai tráng đem thân cứu nước - Khi về già bán nước (uống) nuôi thân”. Ông phải mở ngoặc thêm chữ “uống” vì sợ mọi người hiểu lầm với chuyện bán nước khác. Ông xác định rõ ràng: “Bán tỏi, bán hành, không bán nước - tham nhân tham nghĩa chẳng tham ô”. Ông xưng là Ngu Công chứ bọn chúng tôi - những chiến hữu thể thao buổi chiều, chuyên chơi bô-ling (thảy chai, mà là chai bia) đều cho ông là thông thái hiểu mọi lý lẽ ở đời... Ngu Công ăn nói có duyên, châm biếm chua cay, sâu sắc nhưng nhiều khi ngẫm lại mới bật cười!
Buổi trưa, sau khi tan việc xong ở cơ quan, vượt qua năm cái lô cốt, tôi xách chai rượu ngâm thuốc Bắc đến nhà Ngu Công. Nhóm của chúng tôi đã ngồi đủ 12 chiếc ghế. Sauk hi thắp nén hung tưởng nhớ người quá cố, tôi ngồi xuống thì Ngu Công đốp liền:
- Giám đốc công ty V.L.C. mang rượu gì đến vậy?
Tôi được nhóm bạn già gọi là chàng trai ham vui nên gọi tôi là giám đốc công ty V.L.C. (vui là chính):
- Rượu ngâm sừng tê giác!
Cả bàn nhao nhao:
- Thôi đi cha, sừng tê e-rờ ớ trớ âu trâu huyền bò, chứ tê giác...
Tư râu bạc, người có ưu điểm nhớ dai nhưng khuyết điểm là hay thù vặt, phát biểu:
- Tui có nghe chuyện này ở cấp cao nha... Có một tay chuyên nịnh sếp bằng cách mỗi buổi sáng đem đến nhà các sếp một cái máy mài...
- Máy mài?
Tư râu bạc vỗ đùi:
- Mấy cha chậm tiêu quá! Sừng tê giác là có công nghệ mài bằng máy chứ đâu còn mài bằng tay nữa mấy cha. Mỗi buổi sáng, tay này phải mài sừng tê cho khoảng năm ông “cốp” uống, nếu mài tay thì chịu sao nổi. Hắn rất kiên nhẫn trong sự nghiệp mài mòn cái sừng được gọi là tê giác đó. Mấy “cốp” uống cứ khen bổ, khỏe, sung như... trâu (hổng hiểu sao uống sừng tê mà lại sung như trâu, kỳ thật!)... trong khi đó các bà “cốp” lại cự nự hắn rằng: chú cho anh uống thứ gì mà ổng đi tối ngày để bà chị đợi cửa, tối về nhà ảnh nằm ảnh ngáy cái là pho pho... Hắn cứ đều đặn vác máy mài sừng tê đi làm “sự nghiệp cách mạng”. Nhưng trước kia là sừng tê thật còn bây giờ là...
Cả bàn nhao nhao:
- Sừng trâu hay sừng bò?
Tư Râu bạc cười khà khà:
- Sau một thời gian các bà “cốp” tâm sự hoàn cảnh “đời cô Lựu”, bây giờ nó mài toàn là sừng do các bà “cốp” cắm cho mấy ổng. Nó xách sừng ông A mài cho ông B uống, mài sừng ông B cho ông C... Nói chung là các ổng uống sừng lẫn nhau!...
Ba Tửng chen vào:
- Tui nói thật chậm chuyện này nghen. Mấy cha không được ngắt lời à! Ba Tửng là thằng cha ăn nói cực kỳ chậm rãi vì hang tiền đạo hoàn toàn mới được tân trang lại, nói nhanh sợ nó nhảy ra khỏi miệng. Và trước khi phát biểu, ba Tửng hay nói câu “Mấy cha không được chen vào à nghen!”. Sếp A ở một cơ quan trung ương đóng tại địa phương nhỏ. Một địa phương nhỏ mà cơ quan rất to. Cơ quan rất to mà lại có sếp A cái đầu thì nhỏ. Cái đầu thì nhỏ mà nhà sếp A rất to. Nhà sếp A rất to nhưng có một bà vợ thì nhỏ... Có lần, sếp A đi nước ngoài về có mua một con robot cực kỳ hiện đại của Nhật. Con robot này biết rửa chén, quét nhà như một bà nội trợ; biết nhảy đầm như một cô vũ nữ. Và quan trọng hơn là có một con chíp phát hiện nói dối gắn vào tai. Bất cứ người nào nói láo là nó phát hiện ra liền. Và khi phát hiện, nó sẽ trừng trị người đó bằng một cú đấm hay cái tát tùy theo sự nói dối nặng hay nhẹ.
Hôm nọ, con của sếp đi học về. Sếp liền hỏi: “Con làm bài tập toán hôm qua ra sao?”. “Dạ, 8 điểm, ba!”. Thằng bé vừa trả lời xong, con robot bèn chạy lại tát tai nhẹ lên má thằng bé. Sếp ta nổi sùng, mở tập của thằng bé ra xem thì thấy bài tập toán chỉ có 1 điểm. Sếp hét: “Tao không ngờ mày dốt như vậy. Hồi nhỏ bằng tuổi mày tao học giỏi nhất trong lớp!”. Sếp vừa nói xong thì con robot chạy lại đấm vào mặt sếp một cái đau như trời giáng. Sếp điên tiết bèn tát tai thằng bé một cái. Lúc ấy bà vợ nho nhỏ chạy xuống, thấy sếp đánh con, nóng ruột quá bèn la lên: “Anh ơi, sao đánh nó dữ vậy, dù sao nó cũng là con anh mà...”. “Bốp!”, lần này đến phiên bà vợ nho nhỏ bị con robot tát tai một cái nhá lửa... Nghe nói thằng cha sếp này cũng là chuyên viên uống sừng tê đó...
Cả bàn vỗ tay cười rần. Ngu Công liền lý sự:
- Cái bọn sống nhờ lương như mình thì làm gì có sừng tê mà mài... Chỉ có mấy đại gia mà thôi. Vì thế mới có đất sống cho bọn Xuân tóc đỏ hiện đại. Như nhà thơ Xuân Sách viết: “Đã đi qua một thời Giông tố/ Qua một thời Cơm thầy cơm cô/ Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ/ Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ...”.
Cả bàn cám cảnh, lặng yên. Thấy không khí bàn tiệc chùng xuống, Ngu Công tiếp lời:
- Nếu thằng mài sừng tê mà giỏi như vậy thì cũng đáng mừng cho nó...
- Mừng cho nó! Dzô...! dzô...!
Một giọng lè nhè cất lên. Đó là Hải Sún:
- Tớ uống rượu không được. Thà đau thận hơn đau gan, cho tớ xin chai “Tình yêu gởi em rồi”.
- Là chai gì vậy?
Ngu Công nói:
- Viết tắt mấy chữ đầu bia Tiger đó, cũng như “các anh ráng lấy sức bế em ra giường là Carlsberg”. Ê, quên nữa, thằng Hải từ Hà Nội bay vào để dự đám giỗ nha...
- Đồ dỏm, tao vượt năm cái lô cốt từ Sài Gòn vô Chợ Lớn còn chưa nói tiếng nào... chưa kể là triều cường...
- Thôi đang có giỗ ông già, nói ổng giận - Ngu Công nói - ngày đầu xuân, để cho đời sống vui tươi, tụi bây phải theo nguyên tắc “một phải, hai quên, ba nên, bốn có, năm không” thì mới sống dai được. Nguyên tắc này tao học được từ dân gian đúc kết kinh nghiệm truyền lại. Một phải là phải yêu đời, hai quên là quên thành tích bản thân, quên lỗi lầm người khác, ba nên là nên học, nên làm, nên chơi; nhưng mà đừng có chơi cho hết đời trai trẻ để về già vui vẻ đạp xích lô thì hổng được. Bốn có là có vợ, có con, có nhà, có chút ít để dành. Nhớ là có chút ít thôi. Biết đủ là đủ. Đừng tham lam để tối có thể ngủ yên khỏi giật mình. Có giật mình chăng là lúc nửa đêm vợ khều khều gọi dậy, và quan trọng là năm không.
- Sao nhiều không quá vậy?
- Vì được cái không mới đắc đạo, năm không nè, nghe cho kỹ: Không xem thường nhà báo, không láo nháo với cấp trên, không lãng quên tiền bối, không bối rối trước chị em, không lèm nhèm với cấp dưới... Túm lại, một phải, hai quên, ba nên, bốn có, năm không, cứ thế mà nhớ nhá... Còn một cái không cuối cùng nữa - tôi thêm vào.
- Không gì?
- Không quên làm vài ve về vui vẻ với vợ... già!
Thế đấy, ai bảo bọn đàn ông không “tám” như phụ nữ à…!
Thú thật, trước kia khi ngủ, tôi hay mặt quần tà lỏn, áo may-ô; nay văn minh hơn chơi pyjamas đàng hoàng - lịch sự nghe! Bật đèn ngủ, bấm máy điện thoại lên xem nhắn tin thì thấy một đoạn thơ dài chạy trên màn hình. Thời buổi quảng cáo loạn xạ, các công ty bán hàng cũng tranh thủ nhắn tin mà quảng cáo sản phẩm. Hi vọng không phải là quảng cáo bao cao su, nếu có, chắc tôi chết với bà vợ ở nhà quá. Xem thử công ty quảng cáo những gì: “Hôm nay đám giỗ ông già - Xin mời bạn hữu ghé nhà nhậu chơi - Quan trường gác lại một nơi - Tuổi đời còn mấy lần mời nữa đâu - Đi cho tình nghĩa thâm sâu - Già Ngu Công!”.
Chết cha! Tôi suýt quên mất hôm nay là đám giỗ của ông già Ngu Công. Ngu công là nít-nêm (nick-name) của ông bạn vong niên, trước kia làm chung cơ quan, nay đã về hưu. Để có chút tiền lãi, cũng như là nơi để nghe ngóng tin tức vỉa hè, ông có một quán bán cà phê nhỏ. Ông tự hào là người: “Lúc trai tráng đem thân cứu nước - Khi về già bán nước (uống) nuôi thân”. Ông phải mở ngoặc thêm chữ “uống” vì sợ mọi người hiểu lầm với chuyện bán nước khác. Ông xác định rõ ràng: “Bán tỏi, bán hành, không bán nước - tham nhân tham nghĩa chẳng tham ô”. Ông xưng là Ngu Công chứ bọn chúng tôi - những chiến hữu thể thao buổi chiều, chuyên chơi bô-ling (thảy chai, mà là chai bia) đều cho ông là thông thái hiểu mọi lý lẽ ở đời... Ngu Công ăn nói có duyên, châm biếm chua cay, sâu sắc nhưng nhiều khi ngẫm lại mới bật cười!
Buổi trưa, sau khi tan việc xong ở cơ quan, vượt qua năm cái lô cốt, tôi xách chai rượu ngâm thuốc Bắc đến nhà Ngu Công. Nhóm của chúng tôi đã ngồi đủ 12 chiếc ghế. Sauk hi thắp nén hung tưởng nhớ người quá cố, tôi ngồi xuống thì Ngu Công đốp liền:
- Giám đốc công ty V.L.C. mang rượu gì đến vậy?
Tôi được nhóm bạn già gọi là chàng trai ham vui nên gọi tôi là giám đốc công ty V.L.C. (vui là chính):
- Rượu ngâm sừng tê giác!
Cả bàn nhao nhao:
- Thôi đi cha, sừng tê e-rờ ớ trớ âu trâu huyền bò, chứ tê giác...
Tư râu bạc, người có ưu điểm nhớ dai nhưng khuyết điểm là hay thù vặt, phát biểu:
- Tui có nghe chuyện này ở cấp cao nha... Có một tay chuyên nịnh sếp bằng cách mỗi buổi sáng đem đến nhà các sếp một cái máy mài...
- Máy mài?
Tư râu bạc vỗ đùi:
- Mấy cha chậm tiêu quá! Sừng tê giác là có công nghệ mài bằng máy chứ đâu còn mài bằng tay nữa mấy cha. Mỗi buổi sáng, tay này phải mài sừng tê cho khoảng năm ông “cốp” uống, nếu mài tay thì chịu sao nổi. Hắn rất kiên nhẫn trong sự nghiệp mài mòn cái sừng được gọi là tê giác đó. Mấy “cốp” uống cứ khen bổ, khỏe, sung như... trâu (hổng hiểu sao uống sừng tê mà lại sung như trâu, kỳ thật!)... trong khi đó các bà “cốp” lại cự nự hắn rằng: chú cho anh uống thứ gì mà ổng đi tối ngày để bà chị đợi cửa, tối về nhà ảnh nằm ảnh ngáy cái là pho pho... Hắn cứ đều đặn vác máy mài sừng tê đi làm “sự nghiệp cách mạng”. Nhưng trước kia là sừng tê thật còn bây giờ là...
Cả bàn nhao nhao:
- Sừng trâu hay sừng bò?
Tư Râu bạc cười khà khà:
- Sau một thời gian các bà “cốp” tâm sự hoàn cảnh “đời cô Lựu”, bây giờ nó mài toàn là sừng do các bà “cốp” cắm cho mấy ổng. Nó xách sừng ông A mài cho ông B uống, mài sừng ông B cho ông C... Nói chung là các ổng uống sừng lẫn nhau!...
Ba Tửng chen vào:
- Tui nói thật chậm chuyện này nghen. Mấy cha không được ngắt lời à! Ba Tửng là thằng cha ăn nói cực kỳ chậm rãi vì hang tiền đạo hoàn toàn mới được tân trang lại, nói nhanh sợ nó nhảy ra khỏi miệng. Và trước khi phát biểu, ba Tửng hay nói câu “Mấy cha không được chen vào à nghen!”. Sếp A ở một cơ quan trung ương đóng tại địa phương nhỏ. Một địa phương nhỏ mà cơ quan rất to. Cơ quan rất to mà lại có sếp A cái đầu thì nhỏ. Cái đầu thì nhỏ mà nhà sếp A rất to. Nhà sếp A rất to nhưng có một bà vợ thì nhỏ... Có lần, sếp A đi nước ngoài về có mua một con robot cực kỳ hiện đại của Nhật. Con robot này biết rửa chén, quét nhà như một bà nội trợ; biết nhảy đầm như một cô vũ nữ. Và quan trọng hơn là có một con chíp phát hiện nói dối gắn vào tai. Bất cứ người nào nói láo là nó phát hiện ra liền. Và khi phát hiện, nó sẽ trừng trị người đó bằng một cú đấm hay cái tát tùy theo sự nói dối nặng hay nhẹ.
Hôm nọ, con của sếp đi học về. Sếp liền hỏi: “Con làm bài tập toán hôm qua ra sao?”. “Dạ, 8 điểm, ba!”. Thằng bé vừa trả lời xong, con robot bèn chạy lại tát tai nhẹ lên má thằng bé. Sếp ta nổi sùng, mở tập của thằng bé ra xem thì thấy bài tập toán chỉ có 1 điểm. Sếp hét: “Tao không ngờ mày dốt như vậy. Hồi nhỏ bằng tuổi mày tao học giỏi nhất trong lớp!”. Sếp vừa nói xong thì con robot chạy lại đấm vào mặt sếp một cái đau như trời giáng. Sếp điên tiết bèn tát tai thằng bé một cái. Lúc ấy bà vợ nho nhỏ chạy xuống, thấy sếp đánh con, nóng ruột quá bèn la lên: “Anh ơi, sao đánh nó dữ vậy, dù sao nó cũng là con anh mà...”. “Bốp!”, lần này đến phiên bà vợ nho nhỏ bị con robot tát tai một cái nhá lửa... Nghe nói thằng cha sếp này cũng là chuyên viên uống sừng tê đó...
Cả bàn vỗ tay cười rần. Ngu Công liền lý sự:
- Cái bọn sống nhờ lương như mình thì làm gì có sừng tê mà mài... Chỉ có mấy đại gia mà thôi. Vì thế mới có đất sống cho bọn Xuân tóc đỏ hiện đại. Như nhà thơ Xuân Sách viết: “Đã đi qua một thời Giông tố/ Qua một thời Cơm thầy cơm cô/ Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ/ Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ...”.
Cả bàn cám cảnh, lặng yên. Thấy không khí bàn tiệc chùng xuống, Ngu Công tiếp lời:
- Nếu thằng mài sừng tê mà giỏi như vậy thì cũng đáng mừng cho nó...
- Mừng cho nó! Dzô...! dzô...!
Một giọng lè nhè cất lên. Đó là Hải Sún:
- Tớ uống rượu không được. Thà đau thận hơn đau gan, cho tớ xin chai “Tình yêu gởi em rồi”.
- Là chai gì vậy?
Ngu Công nói:
- Viết tắt mấy chữ đầu bia Tiger đó, cũng như “các anh ráng lấy sức bế em ra giường là Carlsberg”. Ê, quên nữa, thằng Hải từ Hà Nội bay vào để dự đám giỗ nha...
- Đồ dỏm, tao vượt năm cái lô cốt từ Sài Gòn vô Chợ Lớn còn chưa nói tiếng nào... chưa kể là triều cường...
- Thôi đang có giỗ ông già, nói ổng giận - Ngu Công nói - ngày đầu xuân, để cho đời sống vui tươi, tụi bây phải theo nguyên tắc “một phải, hai quên, ba nên, bốn có, năm không” thì mới sống dai được. Nguyên tắc này tao học được từ dân gian đúc kết kinh nghiệm truyền lại. Một phải là phải yêu đời, hai quên là quên thành tích bản thân, quên lỗi lầm người khác, ba nên là nên học, nên làm, nên chơi; nhưng mà đừng có chơi cho hết đời trai trẻ để về già vui vẻ đạp xích lô thì hổng được. Bốn có là có vợ, có con, có nhà, có chút ít để dành. Nhớ là có chút ít thôi. Biết đủ là đủ. Đừng tham lam để tối có thể ngủ yên khỏi giật mình. Có giật mình chăng là lúc nửa đêm vợ khều khều gọi dậy, và quan trọng là năm không.
- Sao nhiều không quá vậy?
- Vì được cái không mới đắc đạo, năm không nè, nghe cho kỹ: Không xem thường nhà báo, không láo nháo với cấp trên, không lãng quên tiền bối, không bối rối trước chị em, không lèm nhèm với cấp dưới... Túm lại, một phải, hai quên, ba nên, bốn có, năm không, cứ thế mà nhớ nhá... Còn một cái không cuối cùng nữa - tôi thêm vào.
- Không gì?
- Không quên làm vài ve về vui vẻ với vợ... già!
Thế đấy, ai bảo bọn đàn ông không “tám” như phụ nữ à…!