Những dấu hiệu cho thấy thiếu Vitamin nào
Trong cuộc sống có những biểu hiện rõ ràng là chúng ta đang bị thiếu vitamin.
Cơ thể thiếu vitamin nào, dấu hiệu ấy.
Tỷ lệ số người biểu hiện tuy không nhiều nhưng những nhân tố tiềm ẩn trong nó thì không nhỏ.
Nếu như không được chú ý thêm ngay để tình trạng thiếu vitamin này kéo dài có thể sẽ sinh ra bệnh tật.
Khi bị thiếu Vitamin sẽ mắc những bệnh sau: Thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh phù chân, thiếu vitamin C sẽ dẫn đến bệnh hoại huyết, thiếu vitamin A dẫn đến bệnh quáng gà, thiếu vitamin D dẫn đến bệnh gù lưng …
Nếu như bạn phát hiện trên cơ thể mình hoặc hoặc người thân có những biểu hiện như dưới đây thì hãy chú ý bổ sung các loại vitamin đó ngay trong giai đoạn đầu:Thiếu Vitamin A: Các biểu hiện như là da khô, mẩn ngứa, móng tay nổi lên các vệt trắng rất rõ, tóc khô xác, trí nhớ giảm, tính tình bất ổn và mất ngủ, kết mạc mắt khô, sỏi đường niệu… Cần ăn nhiều dầu gan cá, trứng gà, hoa quả và các loại rau có màu vàng, đỏ và xanh…
Thiếu Vitamin D: Xương bị yếu, trẻ em có thể bị còi xương. Cần ăn nhiều các loại trứng, cá và thường xuyên tắm nắng.
Thiếu Vitamin B1: Dị ứng với âm thanh, thỉnh thoảng lại bị nhức mỏi cẳng chân, phù chân, viêm da… Nên ăn nhiều các loại đậu, ngũ cốc, các loại quả rắn, hoa quả sữa và rau xanh.
Thiếu Vitamin B2: Chốc mép, xuất hiện các loại bệnh trên da như: viêm da, viêm âm nang… cảm giác nóng rát ở chân tay, có phản ứng mẫn cảm quá độ với ánh sáng… Nên ăn nhiều gan, sữa bò, trứng, đậu và các loại rau xanh…
Thiếu Vitamin B3: Tưa lưỡi dầy, môi sưng, đau lưỡi, môi và có nhiều gàu, niêm mạc khoang miệng biểu hiện khô. Nên ăn các chất có conmen.
Thiếu Vitamin B12: Cử động mất cân bằng, đôi lúc cơ thể lại đau nhức, tê tay. Nên ăn các chất có conmen và gan động vật.
Thiếu Vitamin C: Các nguyên nhân khách quan như không phải lao động quá sức, cũng không thay đổi một trường đột ngột… nhưng thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, hay bị mắc cảm cúm, ho, sức đề kháng giảm sút, thường chảy máu chân răng, chậm lành vết thương, xuất hiện các vết sâu ở lưỡi… Cần ăn nhiều cam, quýt, bưởi, táo đỏ, táo chua…Thiếu Vitamin PP: Viêm lưỡi, viêm da, ăn không ngon miệng, tiêu hoá kém, buồn nôn, chóng mặt, trí nhớ giảm sút. Nên ăn các lương thực phụ, rau có màu xanh, gan động vật, lạc, prôtein…
Ngoài ra những dấu hiệu khác thể hiện bên ngoài cơ thể cũng có thể biểu hiện rằng bạn đang bị thiếu vitamin.Biểu hiện ở phần miệng: Nếu như môi miệng phát ban, khô nẻ kéo dài mà môi và lưỡi lại đau, bạn rất có thể là do bệnh thiếu dinh dưỡng mà nên. Nếu không được chú ý sẽ dẫn đến viêm tuyến dịch limpha. Viêm miệng là nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu sắt, Vitamin B2 và Vitamin B6.
Trong cơ thể nếu như thiếu hai loại Vitamin này có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể. Cách bổ sung chủ yếu là ăn nhiều rau chân vịt, rau có màu xanh, thịt lợn, thịt bò, gan, đậu… cũng có thể uống bổ sung viên Vitamin B.
Biểu hiện ở phần môi: Nẻ môi, bong da, các đường vân trên môi không rõ ràng là những triệu chứng bệnh về môi do thiếu Vitamin B2 và Vitamin C. Cách bổ sung chủ yếu là ăn nhiều rau xanh, cam quýt, hồng, dưa, khoai tây… hoặc uống bổ sung viên Vitamin B và Vitamin C.
Biểu hiện ở phần lưỡi: Nếu phát hiện đầu lưỡi phẳng lì, nụ vị giác bỗng nhiên sưng đỏ, hai bên đầu lưỡi trắng bạch hoặc vàng điều này nói nên bạn đang bị thiếu Vitamin B11 và sắt. Thiếu những chất này khiến cho quá trình tạo hồng cầu trong tuỷ xương gặp trở ngại. Từ đó dẫn đến viêm lưỡi, thiếu máu, rối loạn chức năng dạ dày, ảnh hưởng xấu cho quá trình sinh trưởng phát dục. Cách bổ sung là ăn nhiều gan, rau chân vịt,bánh mì đen và các thực phẩm có chứa thành phần Vitamin B11 hoặc uống bổ sung Vitamin B.
afamily.
Cơ thể thiếu vitamin nào, dấu hiệu ấy.
Tỷ lệ số người biểu hiện tuy không nhiều nhưng những nhân tố tiềm ẩn trong nó thì không nhỏ.
Nếu như không được chú ý thêm ngay để tình trạng thiếu vitamin này kéo dài có thể sẽ sinh ra bệnh tật.
Khi bị thiếu Vitamin sẽ mắc những bệnh sau: Thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh phù chân, thiếu vitamin C sẽ dẫn đến bệnh hoại huyết, thiếu vitamin A dẫn đến bệnh quáng gà, thiếu vitamin D dẫn đến bệnh gù lưng …
Nếu như bạn phát hiện trên cơ thể mình hoặc hoặc người thân có những biểu hiện như dưới đây thì hãy chú ý bổ sung các loại vitamin đó ngay trong giai đoạn đầu:Thiếu Vitamin A: Các biểu hiện như là da khô, mẩn ngứa, móng tay nổi lên các vệt trắng rất rõ, tóc khô xác, trí nhớ giảm, tính tình bất ổn và mất ngủ, kết mạc mắt khô, sỏi đường niệu… Cần ăn nhiều dầu gan cá, trứng gà, hoa quả và các loại rau có màu vàng, đỏ và xanh…
Thiếu Vitamin D: Xương bị yếu, trẻ em có thể bị còi xương. Cần ăn nhiều các loại trứng, cá và thường xuyên tắm nắng.
Thiếu Vitamin B1: Dị ứng với âm thanh, thỉnh thoảng lại bị nhức mỏi cẳng chân, phù chân, viêm da… Nên ăn nhiều các loại đậu, ngũ cốc, các loại quả rắn, hoa quả sữa và rau xanh.
Thiếu Vitamin B2: Chốc mép, xuất hiện các loại bệnh trên da như: viêm da, viêm âm nang… cảm giác nóng rát ở chân tay, có phản ứng mẫn cảm quá độ với ánh sáng… Nên ăn nhiều gan, sữa bò, trứng, đậu và các loại rau xanh…
Thiếu Vitamin B3: Tưa lưỡi dầy, môi sưng, đau lưỡi, môi và có nhiều gàu, niêm mạc khoang miệng biểu hiện khô. Nên ăn các chất có conmen.
Thiếu Vitamin B12: Cử động mất cân bằng, đôi lúc cơ thể lại đau nhức, tê tay. Nên ăn các chất có conmen và gan động vật.
Thiếu Vitamin C: Các nguyên nhân khách quan như không phải lao động quá sức, cũng không thay đổi một trường đột ngột… nhưng thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, hay bị mắc cảm cúm, ho, sức đề kháng giảm sút, thường chảy máu chân răng, chậm lành vết thương, xuất hiện các vết sâu ở lưỡi… Cần ăn nhiều cam, quýt, bưởi, táo đỏ, táo chua…Thiếu Vitamin PP: Viêm lưỡi, viêm da, ăn không ngon miệng, tiêu hoá kém, buồn nôn, chóng mặt, trí nhớ giảm sút. Nên ăn các lương thực phụ, rau có màu xanh, gan động vật, lạc, prôtein…
Ngoài ra những dấu hiệu khác thể hiện bên ngoài cơ thể cũng có thể biểu hiện rằng bạn đang bị thiếu vitamin.Biểu hiện ở phần miệng: Nếu như môi miệng phát ban, khô nẻ kéo dài mà môi và lưỡi lại đau, bạn rất có thể là do bệnh thiếu dinh dưỡng mà nên. Nếu không được chú ý sẽ dẫn đến viêm tuyến dịch limpha. Viêm miệng là nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu sắt, Vitamin B2 và Vitamin B6.
Trong cơ thể nếu như thiếu hai loại Vitamin này có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể. Cách bổ sung chủ yếu là ăn nhiều rau chân vịt, rau có màu xanh, thịt lợn, thịt bò, gan, đậu… cũng có thể uống bổ sung viên Vitamin B.
Biểu hiện ở phần môi: Nẻ môi, bong da, các đường vân trên môi không rõ ràng là những triệu chứng bệnh về môi do thiếu Vitamin B2 và Vitamin C. Cách bổ sung chủ yếu là ăn nhiều rau xanh, cam quýt, hồng, dưa, khoai tây… hoặc uống bổ sung viên Vitamin B và Vitamin C.
Biểu hiện ở phần lưỡi: Nếu phát hiện đầu lưỡi phẳng lì, nụ vị giác bỗng nhiên sưng đỏ, hai bên đầu lưỡi trắng bạch hoặc vàng điều này nói nên bạn đang bị thiếu Vitamin B11 và sắt. Thiếu những chất này khiến cho quá trình tạo hồng cầu trong tuỷ xương gặp trở ngại. Từ đó dẫn đến viêm lưỡi, thiếu máu, rối loạn chức năng dạ dày, ảnh hưởng xấu cho quá trình sinh trưởng phát dục. Cách bổ sung là ăn nhiều gan, rau chân vịt,bánh mì đen và các thực phẩm có chứa thành phần Vitamin B11 hoặc uống bổ sung Vitamin B.
afamily.
Tìm Hiểu Về Triglycerides
Nguyễn Quang Đạt 2010/11/07
Nguyễn Quang Đạt 2010/11/07
Triglycerides,
chất mỡ trung tính, là một trong những dạng mỡ được tìm thấy trong máu
khi làm thử nghiệm về Lipid (Lipid bao gồm cholesterol, triglycerides,
lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL)).
Triglycerides được tạo ra trong cơ thể phần lớn từ các thức ăn. Khi ăn, một số calories tiêu thụ được sử dụng cho năng lượng, và một số khác được chuyển đổi thành chất mỡ trung tính (triglycerides) và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Chúng được sử dụng khi cơ thể cần đến năng lượng.
Trong những năm gần đây, qua kết quả của các nghiên cứu, mọi người đã được khuyến cáo nên lưu ý về lượng triglycerides trong cơ thể. Khi có quá nhiều chất triglycerides trong máu, nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe sau này.Những điều cần biết về Triglycerides:
- Mọi người đều có ít hay nhiều triglycerides trong cơ thể.
- Nếu như ăn nhiều calories hơn sức tiêu thụ của cơ thể một cách thường xuyên thì mức triglycerides có thể gia tăng rất cao.
- Nếu như bị bệnh tiểu đường, thì có thể có nguy cơ với mức triglycerides rất cao.
- Những người có mức triglycerides cao thường có nguy cơ khác như cao LDL cholesterol (mỡ xấu) và thấp lượng HDL cholesterol (mỡ tốt cần thiết cho cơ thể).Triglycerides và cholesterol có liên quan như thế nào?
Cholesterol và triglycerides cả hai đều là chất mỡ trong máu. Cholesterol được sử dụng để cấu tạo nên các tế bào và một số kích thích tố. Cholesterol được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và trong thức ăn cho dù chỉ ăn một lượng nhỏ. Cả hai đều rất nguy hại đối với sức khỏe khi ở mức độ cao.
Một điểm hơi khác biệt là người có mức triglycerides cao chưa hẳn có mức cholesterol cao, nhưng ngược lại người có mức cholesterol cao thường có mức triglycerides cao.
Bảng đánh giá về mức độ cholesterol và triglycerides trong cơ thể:1. Tổng số Cholesterol (mg / dL):
- Nếu ít hơn 200: bình thường
- 200-239: cao
- Từ 240 trở lên: quá cao
2. LDL Cholesterol (mg / dL):
Nếu ít hơn100: bình thường
- 100-129: hơi cao hơn mức bình thường
- 130-159: tương đối cao
- 160-199: cao
- Từ 200 trở lên được xem là quá cao3. HDL Cholesterol (mg / dL)
- Nam giới nếu ít hơn 40: thấp
- Nữ giới nếu ít hơn 50: thấp
- Từ 60 trở lên: tốt
4. Triglycerides (mg / dL)
- Ít hơn 150: bình thường
- 150-199: cao
- 200-499: quá cao
* Công thức để tính tổng số Cholesterol và LDL:
Tổng số Cholesterol = HDL+ LDL+ (Triglycerides x 0.20)
LDL = Tổng số Cholesterol - HDL - (Triglycerides x 0.20)
LDL(Low –density lipoprotein): mật độ lipoprotein thấp. Lượng LDL cao sẽ góp phần làm gia tăng nhưng mảng bám trong thành động mạch, có thể gây tắc nghẽn dẫn đến đau tim và đột quỵ.
HDL(High –density lipoprotein): mật độ lipoprotein cao giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể, do đó được xem là chất mỡ tốt.Khi triglycerides cao sẽ tác hại đến cơ thể như thế nào?
Mức triglycerides được xem là bình thường khi ít hơn 150mg.dL. Từ 500mg/dL trở lên thì được xem là quá cao và cần phải điều trị nếu không sẽ dễ mắc phải những chứng bệnh khác về sau.
Các triệu chứng
“Mức triglycerides cao không gây ra triệu chứng có thể nhìn thấy ở bên ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu đây là nguyên nhân gây ra bởi yếu tố di truyền, bệnh nhân có thể nhìn thấy lớp mỡ đóng dưới da gọi là xanthomas.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người có mức triglycerides rất cao có thể phát triển viêm tuyến tụy (viêm tụy) khiến cho có thể bị đau bất ngờ, nặng bụng, buồn nôn, chán ăn, ói mửa và sốt.”Nguyên nhân gây ra triglycerides cao:
“Thông thường khi khám bệnh nhân có mức triglycerides cao, thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và tìm hiểu xem bệnh nhân có những bệnh liên quan khác như tiểu đường, cholesterol cao, cao huyết áp, bệnh béo phì, suy giáp (hypothyroidism), bệnh thận, và hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) khác hay không để điều trị, vì đây cũng là những nguyên nhân làm tăng triglycerides ở mức rất cao.
Theo tài liệu trên webmd thì một số loại thuốc sau cũng có thể làm tăng chất triglycerides trong máu: Tamoxifen, steroids, Beta-blockers, thuốc lợi tiểu (diuretics), thuốc ngừa thai, estrogen.Ngoài ra ăn uống cũng ảnh hưởng rất cao đến mức triglycerides nếu như:
• Thường xuyên ăn nhiều calories hơn sự cần thiết của cơ thể.
• Ăn hoặc uống nhiều chất ngọt (đường)
• Uống rượu nhiều.
Trong một vài trường hợp, triglycerides cao cũng có thể là do yếu tố di truyền trong gia đình.”Phương pháp điều trị:
Có hai phương pháp được áp dụng để điều trị triglycerides cao trong máu:
• Thuốc
• Thay đổi cách sống (ăn uống, vận động)1. Thuốc
Thông thường trước khi ghi toa thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ thường tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra của căn bệnh:
- Tiểu sử bệnh lý của bệnh nhân
- Đang uống những loại thuốc nào
- Yếu tố di truyền trong gia đình
- Cân lượng của bệnh nhân
- Cách thức ăn uống của bệnh nhân.
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thuốc tuy nhiên vì thuốc có thể gây nhiều phản ứng phụ không tốt đối với cơ thể nhất là hại đến gan, nên bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân nên thử máu lại sau 3 tháng để xem kết quả như thế nào sau khi dùng thuốc. Nhất là ảnh hưởng của thuốc đối với gan để thay đổi thuốc cho thích hợp.
Cũng chính vì lý do này nên đôi khi bác sĩ cần phải cân nhắc lợi hại trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc. Nếu trong trường hợp bệnh nhân có nhiều nguy cơ đến động mạch vành (CAD: coronary artery disease), thì bác sĩ có thể tìm cách làm hạ thấp mức LDL (xấu) cholesterol và nâng cao mức HDL ("tốt") cholesterol trước khi cho bệnh nhân uống thêm thuốc để giảm chất triglycerides.
Ngoài ra bác sĩ có thể cũng sẽ điều chỉnh hoặc tạm ngưng cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào có thể làm tăng cao mức triglycerides.
2. Thay đổi lối sống
Thay đổi cách ăn uống và lối sống là những bước đầu tiên giúp hạ thấp mức triglycerides.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối, hay ăn uống hạn chế để giảm cân.
- Hạn chế uống rượu.
“Rượu đặc bịệt có ảnh hưởng rất lớn đối với triglycerides. Uống quá nhiều rượu thường xuyên có thể gây ra một sự gia tăng triglycerides đáng kể. Hoặc uống một lần quá nhiều cũng sẽ làm gia tăng chất triglyceride một cách bất ngờ, khiến có thể bị chứng viêm tụy (pancreatitis).”
- Không hút thuốc lá.
- Nếu bị tiểu đường thì nên kiểm soát lượng đường ở mức giới hạn.
- Tránh ăn những chất béo và carbohydrate không lành mạnh.
- Nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần hoặc uống thêm omega-3 bổ sung. Dầu cá với rất nhiều axít béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, và cá thu. Dầu cá omega-3 fatty acids có thể giúp hạ thấp mức triglycerides trong máu.
- Hoạt động và năng tập thể dục, thể thao nhiều hơn.
Nói tóm lại, trilycerides là một dạng chất mỡ cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần đến. Nếu như ở mức độ thấp ít hơn 150 mg/dl thì được xem là tốt nhưng nếu ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ.
Nếu như thử nghiệm với kết quả cao trên 500 mg/dl thì cũng không nên quá lo sợ, bởi vì mức triglycerides có thể giảm khá nhanh trong một thời gian ngắn nếu như biết điều trị đúng cách.
Nên dùng thuốc để giúp hạ thấp mức triglycerides trước tiên nếu như có mức độ quá cao, nếu không nó có thể ảnh hưởng đến gan, lá mía và tim mạch.
Những phương pháp sau nếu được áp dụng thường xuyên cũng có thể giúp hạ thấp mức triglycerides trong cơ thể:
- Điều quan trọng nhất là phải kiêng cử rượu trong thời gian điều trị.
- Bớt ăn đồ ngọt.
- Nên kiêng ăn thịt heo, thịt bò (thịt đỏ nói chung) và thay thế bằng thịt gà.
- Nên ăn cá thay cho thịt.
- Nên ăn thêm rau cải cũng như trái cây tươi.
Lưu ý: ăn trái cây cũng nên ăn vừa phải vì đường của trái cây là fructose, nếu dư nhiều cũng biến thành triglycerides.
- Thay gạo trắng bằng gạo lức và cũng nên áp dụng phương pháp thực dưỡng Osawa (ăn gạo lức với muối mè) trong một thời gian.
- Tránh ăn thức ăn có nhiều chất mỡ và tinh bột.
- Ăn uống chừng mực và áp dụng phương pháp 2-3-1. Sáng ăn tương đối, trưa ăn nhiều và ăn ít vào buổi tối.
- Nên vận động nhẹ như tập thể dục, dưỡng sinh khí công, đi bộ nhanh…ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
- Có thể tập thêm phất thủ liệu pháp từ 30 – 60 phút vào mỗi tối trước khi ngủ. để giúp cơ thể đốt bớt calories thặng dư sau buổi ăn.
…
Và điều cuối cùng là phải có sự quyết tâm trong việc điều trị.
Bài viết trên được viết dựa theo các tài liệu y khoa liên quan đến triglycerides trên các trang mạng và chỉ có tính cách tham khảo.
Nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Triglycerides được tạo ra trong cơ thể phần lớn từ các thức ăn. Khi ăn, một số calories tiêu thụ được sử dụng cho năng lượng, và một số khác được chuyển đổi thành chất mỡ trung tính (triglycerides) và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Chúng được sử dụng khi cơ thể cần đến năng lượng.
Trong những năm gần đây, qua kết quả của các nghiên cứu, mọi người đã được khuyến cáo nên lưu ý về lượng triglycerides trong cơ thể. Khi có quá nhiều chất triglycerides trong máu, nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe sau này.Những điều cần biết về Triglycerides:
- Mọi người đều có ít hay nhiều triglycerides trong cơ thể.
- Nếu như ăn nhiều calories hơn sức tiêu thụ của cơ thể một cách thường xuyên thì mức triglycerides có thể gia tăng rất cao.
- Nếu như bị bệnh tiểu đường, thì có thể có nguy cơ với mức triglycerides rất cao.
- Những người có mức triglycerides cao thường có nguy cơ khác như cao LDL cholesterol (mỡ xấu) và thấp lượng HDL cholesterol (mỡ tốt cần thiết cho cơ thể).Triglycerides và cholesterol có liên quan như thế nào?
Cholesterol và triglycerides cả hai đều là chất mỡ trong máu. Cholesterol được sử dụng để cấu tạo nên các tế bào và một số kích thích tố. Cholesterol được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và trong thức ăn cho dù chỉ ăn một lượng nhỏ. Cả hai đều rất nguy hại đối với sức khỏe khi ở mức độ cao.
Một điểm hơi khác biệt là người có mức triglycerides cao chưa hẳn có mức cholesterol cao, nhưng ngược lại người có mức cholesterol cao thường có mức triglycerides cao.
Bảng đánh giá về mức độ cholesterol và triglycerides trong cơ thể:1. Tổng số Cholesterol (mg / dL):
- Nếu ít hơn 200: bình thường
- 200-239: cao
- Từ 240 trở lên: quá cao
2. LDL Cholesterol (mg / dL):
Nếu ít hơn100: bình thường
- 100-129: hơi cao hơn mức bình thường
- 130-159: tương đối cao
- 160-199: cao
- Từ 200 trở lên được xem là quá cao3. HDL Cholesterol (mg / dL)
- Nam giới nếu ít hơn 40: thấp
- Nữ giới nếu ít hơn 50: thấp
- Từ 60 trở lên: tốt
4. Triglycerides (mg / dL)
- Ít hơn 150: bình thường
- 150-199: cao
- 200-499: quá cao
* Công thức để tính tổng số Cholesterol và LDL:
Tổng số Cholesterol = HDL+ LDL+ (Triglycerides x 0.20)
LDL = Tổng số Cholesterol - HDL - (Triglycerides x 0.20)
LDL(Low –density lipoprotein): mật độ lipoprotein thấp. Lượng LDL cao sẽ góp phần làm gia tăng nhưng mảng bám trong thành động mạch, có thể gây tắc nghẽn dẫn đến đau tim và đột quỵ.
HDL(High –density lipoprotein): mật độ lipoprotein cao giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể, do đó được xem là chất mỡ tốt.Khi triglycerides cao sẽ tác hại đến cơ thể như thế nào?
Mức triglycerides được xem là bình thường khi ít hơn 150mg.dL. Từ 500mg/dL trở lên thì được xem là quá cao và cần phải điều trị nếu không sẽ dễ mắc phải những chứng bệnh khác về sau.
Các triệu chứng
“Mức triglycerides cao không gây ra triệu chứng có thể nhìn thấy ở bên ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu đây là nguyên nhân gây ra bởi yếu tố di truyền, bệnh nhân có thể nhìn thấy lớp mỡ đóng dưới da gọi là xanthomas.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người có mức triglycerides rất cao có thể phát triển viêm tuyến tụy (viêm tụy) khiến cho có thể bị đau bất ngờ, nặng bụng, buồn nôn, chán ăn, ói mửa và sốt.”Nguyên nhân gây ra triglycerides cao:
“Thông thường khi khám bệnh nhân có mức triglycerides cao, thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và tìm hiểu xem bệnh nhân có những bệnh liên quan khác như tiểu đường, cholesterol cao, cao huyết áp, bệnh béo phì, suy giáp (hypothyroidism), bệnh thận, và hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) khác hay không để điều trị, vì đây cũng là những nguyên nhân làm tăng triglycerides ở mức rất cao.
Theo tài liệu trên webmd thì một số loại thuốc sau cũng có thể làm tăng chất triglycerides trong máu: Tamoxifen, steroids, Beta-blockers, thuốc lợi tiểu (diuretics), thuốc ngừa thai, estrogen.Ngoài ra ăn uống cũng ảnh hưởng rất cao đến mức triglycerides nếu như:
• Thường xuyên ăn nhiều calories hơn sự cần thiết của cơ thể.
• Ăn hoặc uống nhiều chất ngọt (đường)
• Uống rượu nhiều.
Trong một vài trường hợp, triglycerides cao cũng có thể là do yếu tố di truyền trong gia đình.”Phương pháp điều trị:
Có hai phương pháp được áp dụng để điều trị triglycerides cao trong máu:
• Thuốc
• Thay đổi cách sống (ăn uống, vận động)1. Thuốc
Thông thường trước khi ghi toa thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ thường tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra của căn bệnh:
- Tiểu sử bệnh lý của bệnh nhân
- Đang uống những loại thuốc nào
- Yếu tố di truyền trong gia đình
- Cân lượng của bệnh nhân
- Cách thức ăn uống của bệnh nhân.
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thuốc tuy nhiên vì thuốc có thể gây nhiều phản ứng phụ không tốt đối với cơ thể nhất là hại đến gan, nên bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân nên thử máu lại sau 3 tháng để xem kết quả như thế nào sau khi dùng thuốc. Nhất là ảnh hưởng của thuốc đối với gan để thay đổi thuốc cho thích hợp.
Cũng chính vì lý do này nên đôi khi bác sĩ cần phải cân nhắc lợi hại trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc. Nếu trong trường hợp bệnh nhân có nhiều nguy cơ đến động mạch vành (CAD: coronary artery disease), thì bác sĩ có thể tìm cách làm hạ thấp mức LDL (xấu) cholesterol và nâng cao mức HDL ("tốt") cholesterol trước khi cho bệnh nhân uống thêm thuốc để giảm chất triglycerides.
Ngoài ra bác sĩ có thể cũng sẽ điều chỉnh hoặc tạm ngưng cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào có thể làm tăng cao mức triglycerides.
2. Thay đổi lối sống
Thay đổi cách ăn uống và lối sống là những bước đầu tiên giúp hạ thấp mức triglycerides.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối, hay ăn uống hạn chế để giảm cân.
- Hạn chế uống rượu.
“Rượu đặc bịệt có ảnh hưởng rất lớn đối với triglycerides. Uống quá nhiều rượu thường xuyên có thể gây ra một sự gia tăng triglycerides đáng kể. Hoặc uống một lần quá nhiều cũng sẽ làm gia tăng chất triglyceride một cách bất ngờ, khiến có thể bị chứng viêm tụy (pancreatitis).”
- Không hút thuốc lá.
- Nếu bị tiểu đường thì nên kiểm soát lượng đường ở mức giới hạn.
- Tránh ăn những chất béo và carbohydrate không lành mạnh.
- Nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần hoặc uống thêm omega-3 bổ sung. Dầu cá với rất nhiều axít béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, và cá thu. Dầu cá omega-3 fatty acids có thể giúp hạ thấp mức triglycerides trong máu.
- Hoạt động và năng tập thể dục, thể thao nhiều hơn.
Nói tóm lại, trilycerides là một dạng chất mỡ cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần đến. Nếu như ở mức độ thấp ít hơn 150 mg/dl thì được xem là tốt nhưng nếu ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ.
Nếu như thử nghiệm với kết quả cao trên 500 mg/dl thì cũng không nên quá lo sợ, bởi vì mức triglycerides có thể giảm khá nhanh trong một thời gian ngắn nếu như biết điều trị đúng cách.
Nên dùng thuốc để giúp hạ thấp mức triglycerides trước tiên nếu như có mức độ quá cao, nếu không nó có thể ảnh hưởng đến gan, lá mía và tim mạch.
Những phương pháp sau nếu được áp dụng thường xuyên cũng có thể giúp hạ thấp mức triglycerides trong cơ thể:
- Điều quan trọng nhất là phải kiêng cử rượu trong thời gian điều trị.
- Bớt ăn đồ ngọt.
- Nên kiêng ăn thịt heo, thịt bò (thịt đỏ nói chung) và thay thế bằng thịt gà.
- Nên ăn cá thay cho thịt.
- Nên ăn thêm rau cải cũng như trái cây tươi.
Lưu ý: ăn trái cây cũng nên ăn vừa phải vì đường của trái cây là fructose, nếu dư nhiều cũng biến thành triglycerides.
- Thay gạo trắng bằng gạo lức và cũng nên áp dụng phương pháp thực dưỡng Osawa (ăn gạo lức với muối mè) trong một thời gian.
- Tránh ăn thức ăn có nhiều chất mỡ và tinh bột.
- Ăn uống chừng mực và áp dụng phương pháp 2-3-1. Sáng ăn tương đối, trưa ăn nhiều và ăn ít vào buổi tối.
- Nên vận động nhẹ như tập thể dục, dưỡng sinh khí công, đi bộ nhanh…ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
- Có thể tập thêm phất thủ liệu pháp từ 30 – 60 phút vào mỗi tối trước khi ngủ. để giúp cơ thể đốt bớt calories thặng dư sau buổi ăn.
…
Và điều cuối cùng là phải có sự quyết tâm trong việc điều trị.
Bài viết trên được viết dựa theo các tài liệu y khoa liên quan đến triglycerides trên các trang mạng và chỉ có tính cách tham khảo.
Nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Bánh Mì Baguette Được Bán Bằng Máy Tự Động
Lâm NM Sưu Tìm 2011/09/20
Với phát minh độc đáo này, bạn có thể mua bánh mì tươi ở bất cứ thời điểm nào trong ngày …
Chủ nhân của ý tưởng này thuộc về một người thợ làm bánh ở Pháp, ông Jean-Louis Hecht.
Ông đã phát minh ra một cách nướng bánh mì tươi rất hữu ích đối với
nhịp sống hiện đại. Đó là một chiếc máy bán bánh mì tự động “làm việc”
trong suốt 24 H /ngày.
Chiếc máy bán bánh mì tự động của Jean-Louis.
Bánh
mì Baguette từ lâu đã gắn với những nét văn hoá đặc sắc của nước Pháp.
Nhưng có một thực tế là những năm qua, rất nhiều cửa tiệm bánh mì đã
đóng cửa và chuyển sang kinh doanh sandwich để thích ứng với sự du nhập
văn hoá từ nước Anh và nước Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Hecht
cũng chia sẻ rằng, thợ nướng bánh mì baguette không thể làm việc liên
tục để đáp ứng nhu cầu bánh mì tươi của khách hàng. Đã nhiều đêm Jean-Louis Hecht tỉnh giấc bởi tiếng gõ cửa mua bánh mì. “Vợ tôi từng nói rằng nếu cứ như thế thì chúng tôi sẽ không thể có được sự nghỉ ngơi”. Ông nói.
Cuối cùng Hecht đã
có được một phương pháp nướng bánh mới, không phải đứng nướng bánh liên
tục mà vẫn có được bánh mì tươi tại bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Chiếc máy “thông minh” này hoạt động khá đơn giản : bánh mì được nướng
từng phần trước khi khách hàng mua bánh, sau đó chỉ cần một thao tác
“bấm nút” là chiếc bánh sẽ được tự động nướng chín nóng hổi trên tay
người mua.
Thật hữu ích đúng không các bạn ?
Ông Hecht chia sẻ :
“Đây là bánh mì Baguette của tương lai. Tôi muốn những người thợ làm
bánh và người kinh doanh bánh mì có thời gian nghỉ ngơi mà vẫn có thể
phục vụ khách hàng”.
Việc
phát minh ra chiếc máy bán bánh mì tự động này rất có ích cho người
dân, nhưng một số người cũng lo lắng rằng nó sẽ chấm dứt cách nướng bánh
Baguette truyền thống của nước Pháp.
|