UNIKEY 2014 - BỘ GÕ TIẾNG VIỆT
UniKey là bộ gõ tiếng Việt được sử dụng phổ biến nhất, gọn nhẹ, thông minh, dễ sử dụng, nhiều tính năng, miễn phí và tương thích với mọi phiên bản Windows (Windows 8, Windows 7, Windows Vista, Windows XP/2000/NT).
Phần mềm gõ tiếng Việt
UniKey
được Ủy ban Quốc gia về chuẩn tiếng Việt Unicode của Bộ Khoa học và
Công nghệ khuyến cáo sử dụng trong các cơ quan nhà nước Việt Nam.
UniKey cũng là 1 trong 5 phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức trong các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
UniKey có thể cài đặt trên hệ điều hành Windows (Windows 8, Windows 7, Windows Vista, Windows NT/2000/XP) và hệ điều hành Linux (các bản phân phối Ubuntu, Fedora, OpenSUSE...)
Unikey được phát hành miễn phí theo giấy phép GNU General Public License version 2.0 (GPLv2)
UniKey cũng là 1 trong 5 phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức trong các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
UniKey có thể cài đặt trên hệ điều hành Windows (Windows 8, Windows 7, Windows Vista, Windows NT/2000/XP) và hệ điều hành Linux (các bản phân phối Ubuntu, Fedora, OpenSUSE...)
Unikey được phát hành miễn phí theo giấy phép GNU General Public License version 2.0 (GPLv2)
Một số hình ảnh giao diện bộ gõ UniKey
Tính năng của bộ gõ UniKey
Hỗ
trợ nhiều bảng mã tiếng Việt: Unicode dựng sẵn, Unicode tổ hợp, TCVN3
(ABC), VNI Windows, BK HCM1, BK HCM2, Vietware-X, Vietware-F, VPS,
VISCII...
Hỗ trợ một số phương pháp mã hoá Unicode: X UTF-8, UTF-8 Literal, NCR Decimal, NCR Hexadecimal, NCR Hex, Unicode C String
Hỗ trợ chuẩn tiếng Việt của hãng Microsoft (Vietnamese locale CP 1258).
Hỗ trợ 5 phương pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI, VIQR, kiểu Microsoft và kiểu tự định nghĩa
Chuyển đổi giữa 15 bảng mã tiếng Việt từ clip-board (bộ nhớ máy tính), file văn bản .TXT hoặc .RTF
Chạy trên tất cả các phiên bản Windows: Windows 9x/ME, Windows NT/2000/XP và Windows Vista, Windows 7 hay Windows 8.
UniKey chỉ có kích thước nhỏ (chưa tới 400KB), và không yêu cầu thêm bất cứ thư viện nào khác.
Hỗ trợ một số phương pháp mã hoá Unicode: X UTF-8, UTF-8 Literal, NCR Decimal, NCR Hexadecimal, NCR Hex, Unicode C String
Hỗ trợ chuẩn tiếng Việt của hãng Microsoft (Vietnamese locale CP 1258).
Hỗ trợ 5 phương pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI, VIQR, kiểu Microsoft và kiểu tự định nghĩa
Chuyển đổi giữa 15 bảng mã tiếng Việt từ clip-board (bộ nhớ máy tính), file văn bản .TXT hoặc .RTF
Chạy trên tất cả các phiên bản Windows: Windows 9x/ME, Windows NT/2000/XP và Windows Vista, Windows 7 hay Windows 8.
UniKey chỉ có kích thước nhỏ (chưa tới 400KB), và không yêu cầu thêm bất cứ thư viện nào khác.
Download UniKey 2014 - Tải về Unikey 4.2 RC1
Hướng dẫn sử dụng Unikey 2014 - bộ gõ mới nhất
Để
gõ các chữ cái Việt có dấu bạn phải gõ chữ cái chính trước, sau đó gõ
các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Các kiểu gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy
định các phím bấm khác nhau cho các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Tuy
bạn có thể gõ phím dấu ngay sau các chữ cái gốc, nhưng điều này dễ dẫn
đến việc bỏ dấu không nhất quán. Ví dụ: chữ toán có thể được viết thành
tóan. Với UniKey, bạn nên gõ dấu ở cuối từ và UniKey sẽ luôn tự động đặt
dấu đúng vào chữ cái cần thiết.
Trạng thái chữ hoa, thường phụ thuộc vào trạng thái của các phím SHIFT và CAPS LOCK. Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
Bạn có thể dùng bảng điều khiển của UniKey để tắt chức năng bỏ dấu ở cuối từ.
Trạng thái chữ hoa, thường phụ thuộc vào trạng thái của các phím SHIFT và CAPS LOCK. Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
Bạn có thể dùng bảng điều khiển của UniKey để tắt chức năng bỏ dấu ở cuối từ.
TÁC GIẢ PHẠM KIM LONG
Phạm Kim Long là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội lớp Tin A - K36 (1991-1996). Anh tốt nghiệp loại giỏi với đề tài "Quản lý hệ thống thông tin môi trường với các công cụ của Oracle". Sau khi tốt nghiệp anh tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Praha, cộng hòa Séc từ năm 1997.Bộ gõ tiếng việt UniKey (ban đầu có tên là TVNBK) được Phạm Kim Long thực hiện vào năm 1994. Phiên bản đầu tiên này được viết bằng ngôn ngữ Assembly dành cho hệ điều hành DOS khi anh còn là sinh viên. Sau đó, vào đầu năm 1998 tác giả tiếp tục viết bản dành cho Windows với tên gọi LittleVnKey, nhưng chỉ dùng riêng và dành tặng một số bạn bè. Phiên bản này cũng chưa hỗ trợ Unicode.
Đến cuối năm 2000, trong một lần tình cờ lang thang trên mạng, thấy mọi người bàn luận rất sôi nổi và háo hức về vấn đề hỗ trợ Unicode tiếng Việt trong Windows (khi đó ngoài hỗ trợ có sẵn trong Windows thì VietKey và Vpskeys đã gõ được Unicode), Phạm Kim Long đã nẩy ra ý tưởng về một bộ gõ miễn phí hỗ trợ Unicode. Từ đó đến nay, sau nhiều ngày đêm làm việc miệt mài, cập nhật và cải tiến liên tục tác giả đã cho ra đời các phiên bản Unikey ngày càng hoàn thiện hơn, được cài đặt gần như trên tất cả các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows tại Việt Nam.
20 năm trước, xuất phát từ đòi hỏi của người dùng Việt về bộ gõ tốt và miễn phí trên máy tính, Unikey ra đời. Download Unikey tại đây.
20 năm sau, cũng từ đòi hỏi về bộ gõ tối ưu với thói quen người dùng di động, Laban Key ra đời. Con đường làm sản phẩm của Phạm Kim Long từ Unikey đến Laban Key là hành trình dài chinh phục khách hàng khó tính.
Bước sang trận chiến Laban Key, những kinh nghiệm “xương máu” của ngày đầu làm Unikey đã không giúp Phạm Kim Long hình dung hết được những áp lực mà mình phải đối mặt. Nếu trên nền tảng Windows, anh nắm giữ thế trận của những người tiên phong, có ít đối thủ cạnh tranh thì trên nền tảng di động, mọi thứ gần như đảo ngược.
Cuộc chơi bộ gõ trên di động giống như “đại hội võ lâm” có mặt đầy đủ cả anh tài trong và ngoài nước. Ngoài các bộ gõ do người Việt tạo ra còn phải kể đến hàng loạt bộ gõ do các hãng di động tạo ra để bán sản phẩm theo địa phương. Khó khăn còn gấp bội khi mà Laban Key ở thời kỳ đầu chưa được người dùng đánh giá cao.
Lúc mới bắt đầu, bản thân Phạm Kim Long và các cộng sự của anh cũng không hiểu rõ hết được nhu cầu đa dạng của người dùng trên di động.
Nếu như trên máy tính để bàn, tất cả những gì người dùng cần là bộ gõ đơn giản, dễ sử dụng và ít tốn tài nguyên thì người dùng dùng mobile cần tất cả những điều đó và cộng thêm vô vàn yêu cầu rất riêng của di động: tiện dụng, hỗ trợ tối ưu hoá thời gian và còn có khả năng tuỳ biến phù hợp với thói quen mỗi người và đôi khi còn phải là… vật trang sức hữu dụng.
Trên desktop họ dễ dàng chấp nhận việc thay đổi phần nào thói quen để phù hợp với những thứ có sẵn và mang tính khuôn mẫu thì với di động lại hoàn toàn ngược lại. Đối với người dùng Việt Nam, di động đôi khi như một thứ phản ánh cá tính. Họ có xu hướng chọn lựa ứng dụng phù hợp với nhu cầu, phù hợp thói quen hơn là việc chấp nhận bó buộc mình.
Ngoài ra, không chỉ làm bộ xử lý thông tin, do đặc tính của smartphone hiện nay đang chạy theo xu hướng cảm ứng, việc thiết kế và áp dụng những phương thức nhập liệu kiểu mới cũng được coi trọng hàng đầu. Chưa kể dù chạy trên Android nhưng các bộ gõ đều phải có những điều chỉnh riêng dành cho mỗi thiết bị: di động hay máy tính bảng, kích cỡ màn hình, các phím chức năng đều phải được cân nhắc khi làm.
Công việc thực hiện bộ gõ Tiếng Việt trên mobile khó khăn hơn gấp bội khi phải vừa hoàn thiện lõi ứng dụng, vừa chạy theo hỗ trợ hàng loạt thiết bị mới, kích cỡ màn hình mới ra mắt mỗi ngày. Tuy biết trước tình hình khá khó khăn, song khi bắt tay vào làm, cả đội ngũ dự án mới cảm nhận được áp lực cao và độ khó thực sự của dự án.
Ngay chính Long cũng ngán ngẩm: “Cũng biết nó khó, nhưng không nghĩ lại khó nhiều đến vậy”. Các vấn đề với thiết bị mới phát sinh liên tục dẫn đến khối lượng công việc thêm đồ sộ.
May mà người dùng khó tính
Mỗi ngày Laban Key đều nhận được nhiều hồi đáp của người dùng, những đóng góp chân thực có, những yêu sách áp đặt cũng có. Đối với đội ngũ Laban Key, việc người dùng càng ngày càng khó tính hơn lại là điều may.
Long thường dành một thời gian nhất định trong ngày chỉ để ghi nhận ý kiến, đóng góp của người dùng. Bài học kinh nghiệm từ Unikey chính là sự ghi nhận ý kiến của người dùng và đặt họ làm cốt lõi định hướng cho sự phát triển sản phẩm.
“Người dùng có đủ loại nhu cầu khác nhau, đa số nhu cầu rất xác đáng, chính họ đề nghị những tính năng rất hay mà mình không nghĩ ra”, Long nói.
Trải qua nhiều đợt ghi nhận phản hồi từ người dùng và cập nhật, Laban Key đã dần nhận được nhiều đánh giá tích cực về khả năng tuỳ biến theo thói quen riêng, khả năng vận hành nhanh chóng và ít tốn tài nguyên hệ thống. Điển hình như khi cung cấp thêm tính năng chọn chủ đề bàn phím, số lượng download ứng dụng này trên Google Play tăng vọt…
Tháng 3/2014, sau 6 tháng kể từ khi ra đời, Laban Key đã có mặt trong top ứng dụng được xếp hạng cao nhất trên Google Play, với hơn 500.000 lượt tải.
Nhìn nhận đứa con thứ hai của mình, Long không ngại chia sẻ, với những sản phẩm trong nước, Laban Key có đủ tự tin để nói mình đang vận hành khá tốt. Nhưng đối với những sản phẩm nước ngoài, còn cả một con đường dài phía trước vì các bộ gõ này tiện dụng hơn khi hỗ trợ đa ngôn ngữ, hỗ trợ tiếng Việt, sử dụng những công nghệ mới nhất như Swipe (vuốt bàn phím để nhập liệu) - điều mà Laban Key chỉ mới đang nghiên cứu ứng dụng vào sản phẩm.
Bản thân Phạm Kim Long cũng không đặt nặng vấn đề phải tạo ra một Unikey thứ hai. “Laban Key cũng như nhiều sản phẩm khác trong họ Laban làm ra không phải để chạy đua thứ hạng mà để cộng đồng có thêm những sản phẩm thiết thực”, anh nhấn mạnh.