Nhân
dịp tham quan thành phố Tây An (XiAn) chúng tôi được giới thiệu đến con đường
tơ lụa nơi mà chúng ta thường nghe đọc trên báo chí và truyền hình. Con đường
tơ lụa đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người là những hình ảnh của những đàn
súc vật chất đầy hàng hoá, tơ lụa trên lưng, nhẫn nại hướng tới những miền đất
lạ…
Nguyễn Hồng Phúc –
sưu tầm & nghiên cứu
Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Truyền thuyết từ hơn 4 000 năm trước thời lão tổ của người Trung Quốc các nguyên phi đã tự trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa và dạy dân mở mang nghề này. Năm 1958, tại vùng Tiền Sơn thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang người ta đã đào được những di vật thời Tân Thạch Khí trong đó phát hiện một khung tre rất đặc biệt. Những phương pháp khảo sát khoa học đã xác định được đây là bộ phận còn sót của khung cửi dệt tơ lụa thời cổ đại, một di vật cách đây hơn 4.000 năm. Lịch sử qua thời kỳ bán khai, trang phục đã trở thành nhu cầu cấp thiết hàng đầu của toàn xã hội. Do đó, mà nghành nghề dâu tằm ngày càng được trọng thị. “Kinh Thi” (tác phẩm thi ca lâu đời của văn học Trung Quốc) cũng có không ít bài mô tả sinh hoạt trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại. Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương Đông - Tây thời cổ đại, ước hơn 8 000 km (5 000 miles). Xuất phát từ Tây An (kinh thành Trường An xưa), qua hành lang Hà Tây (Cam Túc) đến Đôn Hoàng (Dunhuang) thì chia thành ba nhánh vượt qua Tân Cương.
Thực ra “con đường tơ lụa” không chỉ là một con đường bình thường để buôn bán tơ lụa thời bấy giờ. Mặc dù dân tộc tây phương rất chuộng tơ lụa nhưng ấy chỉ là một trong những hàng xa xí phẩm sang trọng như đá quý, kim cương, ngọc và vải satin xuất phát từ nhiều quốc gia như Ấn độ, Ba tư đến vùng Địa Trung Hải. Hơn nữa “con đường tơ lụa” còn là huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", “con đường tơ lụa” còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Do sự thông thương của “con đường tơ lụa” những tinh hoa văn hóa, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương tây cũng giao lưu rất rộng rãi, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Trung Quốc và phương tây.
Thế kỷ 2 TCN,
Trương Khiên (Zhang Qian) nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt
Chi (Yueh-chih) nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô, nhưng không may
Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Trải qua nhiều gian khổ,
Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Mặc
dù con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu con đường này
được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại.
Sau 10 năm bị
bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về
Trung Á, Tây Vực. Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai
chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng
với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim
tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý,
phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều
dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó, Con đường tơ lụa
dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba
Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với
Trung Hoa.
Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật
mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết
nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ
của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi
là “con đường tơ lụa”. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường
thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ. Ngày nay vẫn còn nhiều truyền thuyết
công nhận Trương Khiên là cha đẻ của “con đường tơ lụa”.
Nhánh nam đi dọc
theo rìa nam sa mạc Taklimakan, nhánh
giữa đi theo mạn bắc sa mạc Taklimakan,
còn nhánh bắc đi theo hướng bắc dãy Thiên Sơn, qua Urumqi… Sau đó, xuyên qua các nước Trung Á, Tây Á đến các quốc gia
bên bờ Địa Trung Hải. Ngoài ra còn có hai tuyến đường tơ lụa mà ít
người biết đến. Một tuyến là “con đường tơ lụa tây nam”. Khởi điểm
từ Tây An (Xian) Trung Quốc qua Vân Nam đến phía bắc Mianmar, rồi đến
vùng đông bắc Ấn-độ, sau đó dọc theo sông Hằng đến tây bắc Ấn-độ và
đến cao nguyên Iran. Con đường tơ lụa này có sớm hơn con đường tơ lụa
trên bộ. Đầu tiên là mặt hàng tơ lụa đến thế kỷ
thứ 4 khi kỹ thuật trồng dâu, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung Á và
Tây Á thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến những phát minh khoa học như thuật
in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép…của Trung Quốc cũng tiếp tục theo “con
đường tơ lụa” truyền bá qua phương tây. Đồng thời những sản vật vùng Trung Đông
như Bồ Đào (nho), quả lựu, hạt điều, Chi ma, mục túc (hai giống rau quả)...cũng
theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả ngành nghệ thuật như hội họa,
điêu khắc, âm nhạc, vũ khúc...qua đó cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm. Năm 1986,
các nhà khảo cổ lại phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi huyền bí ở thành
phố Quảng Hán tỉnh Tân An, có cách đây khoảng hơn 3 nghìn năm, phát
hiện những cổ vật có liên hệ với văn hoá Tây Á, Ấn độ và Hy Lạp.
Trong đó Kim Trượng dài 142 cm, “cây thần” cao khoảng 4 mét và những
người đồng, đầu đồng, mặt nạ đồng có kích thược như người...Các
chuyên gia cho rằng những thứ này là được truyền vào Trung Quốc trong
thời kỳ giao lưu văn hóa giữa phương đông và phương tây. Nếu quan điểm
này được thành lập thì còn đường tơ lụa này được hình thành cách
đây hơn 3.000 năm.
Tây An (Trường An)
là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những
chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ
yếu trên con đường thương mại này.
Con đường tơ lụa được
coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại,
nó được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.
Nhà địa lý học danh tiếng người Đức Ferdinand von
Richthofen chính là người khai sinh ra cái tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông
xuất bản hàng loạt những cuốn sách và những bài nghiên cứu vào những năm 1870 về
con đường thương mại cổ đại này. Tuy nhiên lịch sử của Con đường tơ lụa có từ
trước đó rất lâu.
Thời kỳ đầu, những
bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho
cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng
nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi.
Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy
vong vào thế kỷ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh,
con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị
của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt
những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền
giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở
thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới. Đến thế kỷ 10,
nhà Tống bị lật đổ, con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự
hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Còn
một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển
Malacca, đến Xích Lan (Sri-Lanca ngày nay), qua Ấn-độ và đến Đông Phi.
Mọi người gọi con đường này là “con đường tơ lụa trên biển”. Theo các
cổ vật được khai quật tại Somalia ...ở vùng đông Phi, con đường tơ lụa
trên biển này được hình thành vào thời kỳ Nhà Tống Trung Quốc.
Con đường tơ lụa
trên biển đã kết nối Trung Quốc với các nước văn minh thời cổ và
cội nguồn văn hoá, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa của những
khu vực này, được gọi là “con đường đối thoại giữa phương đông và
phương tây”. Theo sử sách ghi lại dưới
triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến
Trung Quốc bằng con đường tơ lụa trên biển và làm quan ở đây 20 năm, sau đó
ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Khi về nước ông cũng đáp thuyền từ
Tuyền Châu Phúc Kiến về với quê hương ở Venise. Ông
cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi
viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá
trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng
đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa.
Nhưng đến thời nhà
Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp
thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển
bằng đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con
đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu (Guangzhou) đã được xem là
nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Trước tiên là các thương gia Ả Rập
và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng
Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần
dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc
người Ba Tư (Persia tức Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa của người
Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư (Persia
ngày nay là Iran) tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ
Trung Hoa nữa.
Trong những chuyến
khảo cổ sau này, người ta đã tìm ra khoảng 50.000 cổ vật nằm rải rác trên Con
đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá về lịch sử thương mại thời xưa.
Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu
chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên "Con đường tơ
lụa" sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối ngoại thương giữa
hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã.
Dọc theo Con đường tơ lụa có sự hoà trộn và biến hoá
trong đức tin tại các địa phương khác nhau đã làm nảy sinh nhiều kiểu đạo Phật
khác nhau và có khi không hề giống với đạo Phật nguyên thủy tại Ấn Độ.
Từ kỹ thuật nấu rượu
tới Phật giáo và thường được "đổi" bằng hàng hóa, sản vật, người
Trung Hoa chuyển đi tơ lụa, thuốc súng, giấy và gốm sứ bằng Con đường tơ lụa. Đổi
lại, những hàng hóa quý như vàng, ngà voi, đá quý, kính và kiến thức về thiên
văn học giúp Trung Quốc làm sâu thêm những hiểu biết của mình về vũ trụ. Những
bản vẽ Mặt Trăng, ngôi sao đã chứng tỏ sự khao khát tìm tòi của người Trung Hoa
về vũ trụ. Một tấm bản đồ tìm được ở Đôn Hoàng, Cam Túc làm người ta phải ngạc
nhiên: toàn bộ 1 500 vì sao mà con người biết đến 8 thế kỷ sau này đều giống với
những gì đã được tả trong tấm bản đồ đó.
Bất chấp vô số những kỳ quan phương Đông mà các thương
gia phương Tây đã miêu tả trong các chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa, vẫn có
rất nhiều người hoài nghi việc con đường đó có thực sự tồn tại hay không. Chỉ
sau khi cha con nhà thám hiểm người Venezia (Italy) - Niccolò Polo và Marco
Polo - trở về sau chuyến hành trình thứ hai, người ta mới bắt đầu tin rằng Con
đường tơ lụa là có thật.
Theo bà Susan
Whitfield, "Con đường tơ lụa là con đường: Thương mại, Du hành, Chiến
tranh và Niềm tin" và gần 800 năm sau chuyến hành trình của Marco Polo,
Con đường tơ lụa huyền thoại lại được tái hiện trong cuộc triển lãm do Thư viện
Anh vừa tổ chức năm 2004 giúp cho công chúng nhận biết những giá trị thực của
Con đường tơ lụa. Chứng tỏ những ảnh hưởng của Con đường tơ lụa đối với những nền
văn minh dọc theo con đường là một thành công cực lớn của cuộc triển lãm. Người
ta đã phải mất công chuẩn bị suốt 5 năm, và những hiện vật từ Bảo tàng Guimet ở
Paris, Pháp, Bảo tàng Nghệ thuật Ấn Độ ở Berlin, Đức, Bảo tàng Miho ở Tokyo, Nhật
Bản và bộ sưu tập riêng của Thư viện Anh... đã truyền cho công chúng niềm cảm hứng mà Withfield đã có
được sau 20 năm tìm tòi về Trung Hoa cổ đại do làm việc lâu năm ở Trung Quốc.
“Con đường tơ lụa” ngày nay
Năm 1972 UNESCO
thông qua hiệp ước nhằm mục đích bảo vệ những di tích lịch sử trên thế giới nên
ra đề nghị cho 146 quốc gia bỏ phiếu chấp nhận “con đường tơ lụa” như một
di sản của văn minh nhân loại. Để được
công nhận như một “di sản quốc tế” thì người ta phải loại bỏ những trở ngại về
chính trị, địa lý cũng như nguồn gốc dân tộc. Cũng theo hiệp ước này thì cộng đồng
quốc tế phải bảo tồn giá trị những di tích được gọi là có ý nghĩa nhân loại. Trong
danh sách di tích sử hiện nay có trên 721 địa danh của trên 100 quốc gia đang
được xếp hạng trong đó có “con đường tơ lụa”. Có nhiều địa danh đang bị tàn phá
hư hao bởi thiên nhiên sẽ được quỹ UNESCO đài thọ để trùng tu. Đồng thời với sự
công nhận của UNESCO, hiệp hội liên đoàn du lịch quốc tế (World Tourism
Organization - WTO) cũng bành trướng mạnh mẻ nghành du lịch trong thời gian
này, mục đích là khai thác triệt để thị hiếu của du khách đang rất thịnh hành.
Đến năm 1998 thì đã có hơn 650 triệu du khách viếng thăm “con đường tơ lụa” và
đem vào một lợi tức 445 tỉ đô la đáng kể cho ngành du lịch quốc tế. Tuy nhiên,
Cao ủy Âu Châu vẫn còn e ngại vì tình trạng suy đồi của những địa danh trên
“con đường tơ lụa” nên họ hô hào và đề nghị ra chỉ đạo “bảo tồn di sản của thế
kỷ 21” nhân lần hội họp thứ 12 của WTO. Ngày nay hàng ngàn con đường được mở ra
cho du khách viếng thăm nhưng con đường dài nhất là 12 800 km còn được gọi là
“con đường lớn tơ lụa”. Cũng năm 1998 UNESCO tuyên bố cuộc khởi đầu việc nghiên
cứu thập niên đặc biệt “con đường lớn tơ
lụa - con đường đối thoại của đông-tây”. Rất nhiều cuộc viễn chinh được thực
hiện để quan sát những nơi trên con đường tơ lụa của 19 quốc gia như Ý, Nhật, v.v....bắt
đầu từ Tân An (XiAn) đến Kashgar (tây bắc Tây Tạng) rồi vào nội địa Trung Quốc.
Những phái đoàn viễn chinh này đặt cho cái tên “Serindia – vùng đất của Phật”.
Cuối năm 1990 và đầu năm 1991 nhiều đoàn viễn chinh gồm nhiều nhà khoa học và
nhà báo quốc tế làm một cuộc thám hiểm từ đông sang tây vỉ đại nhất thế kỷ bằng
cách khởi hành từ Venice đến Osaka – Nhật và họ khám ra được tổng cộng 27 ngàn
cây số của “con đường tơ lụa”. Tương tự cũng có nhiều quốc gia bắt đầu cảm thấy
thích thú về sự phổ biến của đạo Phật. Tháng 9 năm 1995 một phái đoàn viễn
chinh với danh nghĩa “con đường của Phật giáo” được đài thọ bởi Nepal và UNESCO
– khâu Khảo cổ bao gồm nhiều nhà khoa học quốc tế lên đường tiếp tục khám phá “con đường tơ lụa”. Phái đoàn viếng
thăm nhiều tỉnh như Lumibini và thung lủng Katmandu – một cộng đồng Phật giáo rất
lớn trong vùng. Việc nghiên cứu 10 năm rất thành công. Tuy nhiên, UNESCO vẫn tiếp
tục giúp đở và tài trợ các dự án, nghiên cứu khoa học để làm sống lại giá trị
văn hóa của vùng như nghệ thuật làm đồ gốm, thêu dệt carpet (làng Samarkand,
Bukhara, Khiva và Kokand), lễ hội cổ truyền ở Boysun (Uzbekistan), v.v...
Phần kết:
“Con đường tơ lụa” được khai mở từ mối
lợi của các thương nhân nhưng, hoàn chỉnh trong vai trò lịch sử trọng đại. Đây
không chỉ là con đường mậu dịch buôn bán Đông Tây thời cổ đại mà, còn là huyết
mạch giao lưu chính trị, tôn giáo, văn hóa văn minh giữa Trung Quốc với vùng
Trung Đông và cả các nước châu Âu, Trong lịch sử, “con đường tơ lụa” ảnh hưởng
sâu đậm đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tây phương và là tổng hợp tinh hoa,
thúc đẩy phát triển văn minh nhân loại. Huyết mạch này tồn tại suốt 17 thế kỷ
khi nhân loại chưa phát triển đường hàng hải...
Nguyễn Hồng Phúc –
sưu tầm & nghiên cứu
Tài liệu tham khảo:
1. Wikipedia